Bóng đá & Cuộc sống

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Huyền thoại sân cỏ Garrincha (kỳ 1)
Món quà độc đáo từ... thánh bóng đá

Ngày 20/1/2013 sắp tới sẽ là ngày giỗ thứ 20 của Garrincha, một trong những tài năng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Garrincha vĩ đại hơn rất nhiều so với cầu thủ được gọi là "Vua bóng đá" Pele! Bạn không tin thì tùy, nhưng ngay tại Brazil, số đông luôn nghĩ như vậy. Nhân cột mốc 20 năm ngày thế giới mất đi huyền thoại Garrincha, chúng tôi xin giới thiệu kỹ cuộc đời và sự nghiệp của cầu thủ có một không hai này.

THẰNG BÉ CÓ ĐÔI CHÂN HÌNH DẤU NGOẶC KÉP

Người ta vẫn nói Brazil là xứ sở của túc cầu giáo - nơi bóng đá không chỉ là môn thể thao làm say mê hàng trăm triệu con người, mà còn được nâng tầm lên hàng tín ngưỡng, thiêng liêng như một tôn giáo. Vậy thì, "thánh bóng đá" trong cái tôn giáo kỳ lạ ấy đã tặng cho người Brazil món quà độc đáo nào?

Đó chính là đôi chân cong vòng của một cậu bé có tên là Manuel Francisco dos Santos, chào đời ngày 28/10/1933 trong hoàn cảnh nghèo nàn và hoang dã. Chân trái của Manuel cong ra bên ngoài, còn chân phải thì cong vào bên trong. Đã vậy, chiều dài hai chân lại không bằng nhau (khi trưởng thành, chân phải dài hơn chân trái đến 6cm).

Ngày nay, người ta chỉ cần vận dụng vài tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, thêm chút thuốc men hoặc tiểu phẫu, thì đôi chân cong theo hình dấu ngoặc kép của một em bé sơ sinh như thế sẽ thẳng lại một cách dễ dàng. Nhưng cần nhắc lại: đấy là thập niên 1930, ở vùng nông thôn Pau Grande của Brazil.
GA2.jpg

Và suy cho cùng, một đôi chân cong thì đâu có gì lớn chuyện. Sau này, thằng bé Manuel gầy còm, ốm yếu, còn phải đối diện cơ man những thách thức khác trong cuộc sống, gọi là cuộc đấu tranh sinh tồn thì đúng hơn, chứ làm gì có thời gian để phải suy nghĩ về cái đôi chân không đẹp của mình!

Vâng, quay nhanh dòng đời của Manuel Francisco dos Santos đến cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, thì cậu bé ấy chính là ngôi sao bóng đá Garrincha mà bây giờ cả thế giới đều đã biết rõ là lúc sinh thời, ngôi sao ấy nổi tiếng với đôi chân dị tật của mình. Ban đầu, những người xung quanh gọi Manuel theo tên ngắn gọn là Mane. Còn Garrincha là biệt danh do người chị Rosa của Manuel đặt cho cậu em bé bỏng, theo tên của một loài chim có thân hình bé nhỏ, hiền hòa và lanh lẹ ở Brazil.

Bản thân cái vóc dáng và đôi chân của Garrincha đã là "cú lừa" ngoạn mục. Ngoài chuyện chân cao chân thấp và cong theo hình dấu ngoặc kép (chứ không phải là chân vòng kiềng như nhiều người tưởng), Garrincha còn có cột sống bị lệch khiến thân hình ông không bao giờ thẳng đứng!

VẬT LINH TỪ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG RA SÂN CỎ

Xin nói kỹ hơn về đôi chân độc đáo của Garrincha - "độc" đến mức độ phải xem đấy là món quà tuyệt vời của "thánh bóng đá". Qua bao thế hệ, trẻ em Brazil luôn say mê một nhân vật trong truyện tranh, gọi là saci-pererê. Đấy là một loài vật của trí tưởng tượng, với 3 đặc điểm nhận dạng bên ngoài là màu da đen, chiếc tẩu thuốc luôn ngậm trên miệng và duy nhất chỉ có một chân.

Con vật này tinh quái phi thường, lanh lẹ đến mức không ai có thể bắt được nó. Ban đêm, saci-pererê thường lén đến các làng để quấy phá, mở chuồng thả ngựa vào rừng. Vì chỉ có một chân nên nó nhẹ nhàng và chạy rất nhanh.

Brazil còn có một loài vật tưởng tượng khác, gọi là curupira, đã được truyền tụng ngay từ khi những người BĐN đầu tiên đặt chân lên vùng đất này hồi đầu thế kỷ 16. Curupira chống lại thổ dân, bảo vệ muông thú cho rừng Amazon - cái rừng già kỳ bí chứa đựng đến 2/3 tổng số loài sinh vật trên thế giới, với không biết bao nhiêu điều kỳ bí mà loài người chưa thể chạm đến.
GA3.jpg

Linh vật curupira​

Hình ảnh bên ngoài của curupira giống một cậu bé, có mái tóc đỏ và đôi chân kỳ lạ. Giống như saci-pererê, curupira cũng tinh ranh, thoắt ẩn thoắt hiện như một làn khói. Đặc biệt nhất là đôi chân quay ngược về phía sau của loài vật này. Khi nó chạy về một hướng thì dấu chân trên đất lại thể hiện hướng di chuyển ngược lại. Bao nhiêu thế hệ thợ săn đã bỏ mình, lạc mãi trong rừng già vì cố truy đuổi dấu chân của loài curupira?

Tất nhiên, đấy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng tất cả lại nói lên nét riêng độc đáo của Brazil, từ con người cho đến văn hóa hoặc điều kiện tự nhiên kỳ bí của khu vực Amazon. Có thể liên kết điều gì giữa cái chân duy nhất của saci-pererê, đôi bàn chân quay về phía sau của curupira, và những bước nhảy tuyệt luân của các vũ công Samba?

Tất cả nói lên toàn bộ tinh hoa từ phần hông trở xuống của người Brazil - đất nước chủ yếu nằm ở phía nam của đường xích đạo. Đôi chân kỳ dị của Garrincha cũng vậy. Nó xuất hiện và tồn tại một cách tự nhiên. Và khi đôi chân "hình dấu ngoặc kép" ấy trình diễn nghệ thuật nhồi bóng thì người xem chỉ còn biết lặng người vì thán phục. Garrincha đi bóng như thể ông chỉ lướt trên mặt cỏ, nhanh như loài saci-pererê. Và ông đánh lừa đối phương như loài corupira đánh lừa các thợ săn vậy.

KHẢ NĂNG ĐI BÓNG PHI VẬT LÝ

Không thể nhìn vào hình ảnh Garrincha đi bóng để đoán ông sẽ di chuyển thế nào, theo một logic thông thường. Càng muốn chống Garrincha bằng các nguyên lý chuyên môn, thì lại càng phản chuyên môn.

Trên thực tế, đúng là đã không ít người lắc đầu, không thể tin nổi vì sao một Garrincha với đôi chân và thân hình mất cân đối như thế lại không ngã lăn khi ông đi bóng và đảo người. Thậm chí, kể cả khi ngã thật sự, Garrincha vẫn luôn là cầu thủ bật dậy nhanh nhất trong đám đông cầu thủ, nhờ thể hình nhỏ, nhẹ và trọng tâm thấp. Đấy là quà của "thánh bóng đá", chứ còn gì nữa?
GA4.jpg

Linh vật saci-pererê
Garrincha chỉ chơi tấn công, chỉ đá ở cánh phải, và ông hầu như chỉ tấn công bằng những pha đi bóng chớp nhoáng, những động tác lừa tuy ngoạn mục nhưng xét kỹ thì có vẻ là bất di bất dịch. Tuyệt chiêu đặc sắc nhất của Garrincha là động tác "xỏ kim" tức đẩy bóng qua giữa hai chân đối phương.

Thật ra, ông không cần làm gì cả, nhưng đối phương lại bị lừa. Họ thường nghĩ Garrincha sẽ đi bóng qua một bên và đưa chân cản phá, thế là Garrincha đẩy bóng qua chân ngay khoảnh khắc ấy. Còn khi đối phương không nghĩ rằng Garrincha đảo người thì kỳ thực, ông lại quả có ý ấy!

Cứ thế, đối phương dù biết sẽ bị đánh lừa nhưng không thể cưỡng được các động tác đối phó vốn chỉ dẫn họ đến thất bại. Cái suy nghĩ dẫn đến giải pháp xử lý chỉ tổ thất bại của đối phương là kiểu suy nghĩ không tin không được, nhưng tin thì lại ân hận.

Xin nói rõ: đấy chỉ là tuyệt chiêu sở trường của Garrincha. Bây giờ, giới nghiên cứu lịch sử bóng đá vẫn thống nhất một cách cao độ: Garrincha là cầu thủ đi bóng và lừa bóng hay nhất trong lịch sử bóng đá. Tất nhiên, ông cũng ngoặt từ biên vào trong để ghi bàn, cũng tạt bóng hoặc chuyền cho đồng đội ghi bàn.

Ngay từ ngày đầu chơi bóng, khoảng 14 tuổi, Garrincha đã là cậu bé chơi bóng hay nhất trong vùng. Lúc này, biệt danh Garrincha mà người chị Rosa đặt cho Mane mới bắt đầu phát huy ý nghĩa. Garrincha "bay như chim" qua các hậu vệ, nhẹ nhàng và thoắt ẩn thoắt hiện. Không thể cản Garrincha, cũng như người ta không thể bắt được các loài corupira hoặc saci-parerê.

Nguồn: Bóng Đá + | Món quà độc đáo từ... thánh bóng đá | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Huyền thoại sân cỏ Garrincha (kỳ 2)
Garrincha:Từ đẳng cấp phường tới những cú lừa hoang đường

Huyền thoại bóng đá Garrincha, mãi mãi vẫn chỉ là một cậu bé ham chơi! Ông chẳng đau buồn khi đội nhà không vô địch, thay vì khóc lóc thảm thiết như đám đông, Garrincha lại tung tăng đi câu cá và làm những điều điên rồ theo ý thích. Nhờ bóng đá mà Garrincha thành danh, nhưng ông lại chỉ coi nó là trò chơi đơn thuần.
Garrincha.jpg

ĐÁ BÓNG GIỎI ĐỂ ĐƯỢC LÀM CÔNG NHÂN

Do hoàn cảnh và tính cách, Garrincha đã sống phóng túng và hoang dại ngay từ thuở ấu thơ. Ông chỉ làm những gì mình thích, luôn luôn là như vậy. Tại sao cả đất nước có dân số hàng trăm triệu người lại có thể khóc ròng chỉ vì một trận bóng đá? Ngay cả khi đã là ngôi sao hàng đầu thế giới, đã vô địch World Cup nhưng Garrincha vẫn không thể nào hiểu nổi tầm quan trọng của chiếc Cúp Vàng với người dân Brazil.

Khi Brazil thất bại một cách tức tưởi trước Uruguay ngay tại sân nhà trong trận tranh ngôi vô địch World Cup 1950 thì Garrincha đi câu cá, thay vì dán tai vào radio để nghe tường thuật trực tiếp như những người khác. Khi được thông báo kết quả, Garrincha ngạc nhiên: "Brazil thua ư? Nhưng vì sao mọi người phải khóc?". Với chàng trai sắp tròn 17 tuổi này, bóng đá chỉ là trò chơi thôi mà.

Ở tuổi ấy, Garrincha đã phải tự lập, kiếm sống bằng một chân công nhân quèn trong nhà máy dệt ở địa phương. Chàng lười Garrincha bị đuổi như cơm bữa vì thói ham chơi, vô kỷ luật và lối sống bừa bãi. Đâu có gì lạ nếu Garrincha mê săn bắn, câu cá hoặc tán gái hơn làm việc!

Nhưng rồi, nhà máy cứ phải nhận lại Garrincha vì không có anh chàng ham chơi ấy thì đội bóng Esporte Clube Pau Grande không biết kiếm đâu ra một cầu thủ cứ hễ ra sân thì lại ghi bàn hàng loạt. Mà ông chủ nhà máy mê bóng đá một cách kỳ lạ.

Dĩ nhiên là cũng phải đến một lúc nào đó, tài nghệ của Garrincha vượt ra khỏi vùng Pau Grande, len lỏi đến Rio de Janeiro để rồi không lâu sau đó Garrincha được cả thế giới biết đến. Nhưng tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên, chứ chưa bao giờ Garrincha hoạch định cho mình một con đường chơi bóng chuyên nghiệp. Ông làm gì có khả năng ấy!

ĐẲNG CẤP "PHƯỜNG" KHIẾN NGÔI SAO TÍM MẶT

Được gọi đến Vasco da Gama thử chân, thì Garrincha cũng đến. Nhưng đến rồi lại về, vì ông không đem theo giày. Không đá cho Vasco thì chơi cho Fluminense cũng được, đâu chả thế! Nhưng tại Fluminense, Garrincha bỏ về khi ông còn chưa đến lượt ra sân thử tài. Về sớm kẻo không kịp tàu xe.
Garrincha2.jpg
Garrincha và người đồng đội Nilton Santos (trái)​

Mãi đến tuổi 19, Garrincha mới thử việc ở Botafogo, thực chất là do một cầu thủ Botafogo tình cờ được xem Garrincha chơi bóng ở đẳng cấp "phường". Cầu thủ ấy quả quyết với CLB rằng mình chưa bao giờ thấy một cầu thủ chuyên nghiệp thi đấu xuất sắc như "gã công nhân 1 vợ 2 con" ở đội bóng Esporte Clube Pau Grande.

Bị thuyết phục, BLĐ Botafogo đồng ý chi tiền để cầu thủ ấy đến tận Pau Grande và lôi bằng được quái kiệt Garrincha đi thử tài. "Thuốc thử" của Garrincha là Nilton Santos, hậu vệ trái nổi tiếng khi ấy đã khoác áo Selecao và là nhân vật quan trọng nhất ở Botafogo.

Nhưng với Garrincha, đấy vẫn chỉ là một "Joao" nào đó. Joao, đấy là tiếng Brazil cho đại danh "John" trong tiếng Anh. Sau này, khi Garrincha lên tuyển và đi thi đấu quốc tế, ông gọi bất cứ hậu vệ nước ngoài nào là Joao, cứ coi như "một anh chàng John nào đó" - chứ tên tuổi của hậu vệ ấy thì Garrincha cần biết làm gì! Nilton Santos lừng danh cũng vậy mà thôi.

Hậu vệ sừng sỏ nhất Brazil bị Garrincha lừa bóng cứ như quay dế, như đấy là trò chơi bóng của bọn trẻ ở Pau Grande. Thà đứng yên để Garrincha qua mặt, chứ Nilton Santos mà còn quay người truy đuổi sau pha lừa bóng thành công của Garrincha, thì lập tức ngã sóng soài.

Giận đến tím mặt, nhưng Nilton Santos quyết định bằng lý trí. Ông nói ngay với BLĐ Botafogo: "Phải ký ngay hợp đồng chuyên nghiệp để ràng buộc gã ấy, kẻo hắn gia nhập đội khác". Sau khi ký hợp đồng, Garrincha ở lại Rio de Janeiro, và ông ghi ngay 3 bàn trong lần đầu tiên khoác áo CLB này.

DẠY KHÁN GIẢ CƯỜI KHI XEM BÓNG ĐÁ

Chúng ta sẽ trở lại với sự nghiệp bóng đá huy hoàng của Garrincha ở những số tới. Bây giờ, hãy cứ tiếp tục với suy nghĩ "bóng đá chỉ là trò chơi" của Garrincha. Đã là trò chơi thì những thứ gọi là chiến thuật, chiến lược, kỷ luật đấu pháp... đều vứt. Chơi cho vui mà! Trong lúc ĐT Brazil họp đấu pháp trước một trận đấu quan trọng tại World Cup 1958, HLV Vicente Feola chợt phát hiện rằng Garrincha chẳng đoái hoài đến những gì ông đang nói.

Quả thật, Garrincha khi ấy đang dán mắt vào một cuốn truyện tranh, thỉnh thoảng lại cười sằng sặc với chú vịt Donald. Feola tỏ ra nghiêm túc: "Tôi vẫn đang nói những điều hết sức quan trọng và các cậu hãy cố nhớ lấy. Riêng Garrincha là một trường hợp đặc biệt. Hễ đã ra sân, anh ta muốn chơi thế nào tùy ý".

Trong trận đấu cuối cùng trước khi bước vào World Cup 1958, Brazil đá giao hữu với CLB Fiorentina. Garrincha có một bàn thắng mà theo nhà biên kịch Nelson Rodrigues thì Garrincha là cầu thủ "dạy cho khán giả phải cười khi xem bóng đá". Ông lừa bóng qua 3 hậu vệ, lại lừa qua nốt thủ môn để đối diện với khung thành trống.

Thay vì ghi bàn, Garrincha cố ý chững lại, chờ 1 hậu vệ quay về. Ông đảo người và hậu vệ ấy bị mất đà phải ôm cột dọc để không ngã lăn. Sau đó, Garrincha mới dẫn bóng vào khung thành, hất bóng lên, kẹp bằng tay, và trở ra bằng những màn nhào lộn liên tiếp. Trên sân khi ấy chỉ có một thứ âm thanh: đồng đội đồng loạt... mắng mỏ Garrincha về cái trò vừa hề vừa điên mà ông đang làm!

Ở một trận khác, Garrincha trừng trị thói quen chơi xấu của hậu vệ Argentina là Vairo bằng cơ man những màn lừa bóng chỉ để... cho vui. Chẳng biết đúng sai thế nào, nhưng nhiều người cho rằng Garrincha, trong trận đấu ấy, chính là cha đẻ của từ "Ole" mà NHM sau này thường hô vang trên các khán đài.

Cứ mỗi lần Garrincha lừa cho Vairo ngã lăn, khán giả lại đồng thanh "Ole". Đỉnh điểm của sự hưng phấn là một tình huống cực kỳ khôi hài. Garrincha nhận bóng trong tư thế quay lưng về phía Vairo. Ông lập tức quay người rất nhanh và tiến thẳng đến gần cột cờ góc. Vairo cũng vội phóng theo, bám sát như hình với bóng.

Rút cuộc, Garricha dừng lại và... Hóa ra, ông chỉ chạy không, chứ đâu có bóng! Chính cái động tác ra vẻ là "quên đem theo bóng" của Garrincha làm cho nhà biên kịch Nelson Rodrigues phục lăn, bảo Garrincha biết cách "dạy khán giả cười".

Có Garrincha, những câu chuyện có thật càng xảy ra một cách hoang đường. Có lúc, trọng tài phạt Garrincha vì ông lừa bóng quá nhiều, làm cho hậu vệ đối phương trở thành con rối trên sân! Cũng có lúc, Garrincha lừa bóng ra khỏi đường biên dọc, hậu vệ vẫn lao theo truy cản, và trọng tài vẫn theo dõi tình huống cho đến khi bóng lại được Garrincha đưa trở vào sân như một pha bóng liền lạc. Ai lại nỡ cắt ngang một tác phẩm như thế!

Nguồn: Bóng Đá + | Garrincha:Từ đẳng cấp phường tới những cú lừa hoang đường | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Huyền thoại sân cỏ Garrincha (kỳ 3)
Ở Brazil, Pele còn xếp dưới Garrincha

Pele là "Vua bóng đá", là người được cả thế giới tôn vinh như cầu thủ vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử túc cầu giáo. Nhưng ngay tại quê hương Brazil, Garrincha chứ không phải "Vua" Pele mới là danh thủ được người dân xứ sở Samba yêu thích nhất. Tại sao lại có sự lạ đời như thế?
Pele và Garrincha.jpg
Pele (trái) không được hâm mộ tại Brazil như Garrincha​

NHỮNG THƯỚC PHIM CÂM TUYỆT VỜI CỦA GARRINCHA

Khi Garrincha qua đời vào tháng 1/1983 và giới cầm bút thi nhau viết về sự nghiệp bóng đá của ông, tất cả mới chợt nhận ra một sai lầm lớn, không thể sửa chữa: chẳng ai kịp phỏng vấn Garrincha một cách tường tận. Giới nghiên cứu lịch sử bóng đá luôn ghi nhận một đặc điểm rất rõ, và rất lạ, của Garrincha: ông hầu như không bao giờ phát biểu trên mặt báo.

Thế nên, những tác phẩm bóng đá ghi lại cuộc đời Garrincha chẳng khác gì một bộ phim câm của Charlie Chaplin. Hình ảnh quyết định tất cả, và cũng chỉ cần hình ảnh là quá đủ rồi! Garrincha không bao giờ nói, còn thế giới thì lại tán thưởng, bật cười khoan khoái khi xem những gì ông "nói" bằng chân.

Hoàn toàn trái ngược với Garrincha, đặc điểm nổi bật của Pele là ông luôn nói, ở mọi lúc, mọi nơi, về mọi đề tài. Năm 1969, khi Pele ghi được bàn thắng thứ 1.000 trong sự nghiệp tại SVĐ nổi tiếng Maracana, báo chí ùa vào phỏng vấn. Ngay khoảnh khắc ấy, Pele không hề cảm ơn đồng đội hay tuyên bố tặng bàn thắng cho bất cứ người thân nào.

Ông tỏ ra trịnh trọng: "Chúng ta hãy chăm sóc trẻ em. Người dân Brazil đừng bao giờ quên trẻ em!". Sau một thoáng lặng im như thể không tin vào tai mình, các nhà báo vây quanh bật cười hô hố. Đấy là phát biểu thiệt tình của một cầu thủ, hay là một bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn?

Cũng vì "nói nhiều" mà Pele bị cấm xuất hiện một cách chính thức tại VCK World Cup, khi Joao Havelange còn giữ ghế chủ tịch FIFA. Chẳng phải nhắc thêm để giới hâm mộ nhớ lại: Pele không chỉ là "Vua bóng đá", mà còn là vua... dự đoán sai, trong mọi sự kiện bóng đá.

Đấy chỉ là một trong rất nhiều khác biệt lớn giữa hai cầu thủ Brazil vĩ đại nhất xưa nay. Tuy đều vô địch World Cup 1958, 1962 và đều đi vào huyền thoại, nhưng Garrincha và Pele khác nhau đến mức gần như đối lập trong mọi phương diện.

Trước thềm World Cup 1990, Falcao kêu gọi Pele "làm ơn im miệng, để Selecao tập trung tinh thần vào việc chơi bóng". Ronaldo tức giận trước những lời bình luận của Pele đến nỗi anh tuyên bố sẽ lập kỷ lục ghi bàn trên sân cỏ World Cup, và rút cuộc Ronaldo làm được điều ấy tại World Cup 2006.

HAI HUYỀN THOẠI TRÁI NGƯỢC

Pele sở hữu một thân hình thể thao "chuẩn không cần chỉnh". Ông có sự mềm dẻo của một VĐV thể dục, sức mạnh của một võ sĩ quyền Anh, tốc độ của một tay đua nước rút, và nền tảng kỹ thuật tuyệt luân. Garrincha thì mang hình hài của một con người nhỏ thó, tật nguyền, cả đời chỉ đến phòng tập thể dục không quá chục lần.
Garrincha3.jpg

Bố Pele là một cầu thủ chuyên nghiệp nhưng kém tài nên phải chịu đựng cuộc sống nghèo nàn, và Pele do vậy đã luôn ý thức từ bé về cuộc đời cầu thủ chuyên nghiệp. 15 tuổi, ông đã xa nhà để nuôi mộng bóng đá. Garrincha thì chỉ đến với bóng đá chuyên nghiệp một cách tình cờ sau khi đã có vợ con, đã làm công nhân, và nói đúng hơn thì ông bị "lôi" vào bóng đá chuyên nghiệp.

Pele làm gì cũng có kế hoạch, có cố vấn. Bản thân ông đã là một kế hoạch lớn. Garrincha không bao giờ có kế hoạch gì, từ cuộc sống cho đến bóng đá. Không ai huấn luyện được Garrincha.

Ở thời kỳ mà ngay cả châu Âu vẫn còn "ngây thơ", chỉ biết tập trung vào các vấn đề chuyên môn chứ rất mù mờ về khái niệm thương mại hóa bóng đá, thì Pele đã biết đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hồi đầu những năm 1970, "Pele" là nhãn hiệu được biết đến nhiều thứ hai ở châu Âu, chỉ đứng sau "Coca-Cola".

Garrincha thì chưa bao giờ lưu ý xem bản hợp đồng của mình với CLB Botafogo viết gì trong đó. 4 thập kỷ sau khi kết thúc sự nghiệp đỉnh cao, Pele vẫn còn ký được hợp đồng quảng cáo bộn bạc với... Viagra. Garrincha thì đã rơi vào túng quẫn ngay khi ông còn chơi bóng, và chết trong đói nghèo.

Chẳng phải những người xung quanh không muốn giúp Garrincha. Ông từng được rước sang Roma làm đại sứ cho một nhãn hiệu cà phê Brazil nổi tiếng. Việc của Garrincha chỉ là bắt tay và trả lời vài câu hỏi ngắn khi có sự kiện đình đám.

HÌNH ẢNH MẪU MỰC NHẤT

Chẳng phải người dân Brazil ghét Pele. Ngược lại là đằng khác. Hồi năm 1999, Pele từng bị bọn cướp dừng xe, chĩa súng vào đầu. Khi nhận ra nạn nhân, bọn cướp lật đật rút êm. Chúng "tha" cho "Vua bóng đá" chứ không phải sợ. Bằng cớ là ngay sau đó, Romario cũng bị chặn xe. Nhưng anh phải ngoan ngoãn bước khỏi chiếc Mercedes, cuốc bộ về nhà sau khi bỏ lại trong xe toàn bộ tiền bạc, đồ trang sức và điện thoại.

Người dân Brazil tôn thờ Pele, nhưng họ lại yêu Garrincha. Nhà báo nổi tiếng Alex Bellos của tờ Guardian và The Observer từng xác nhận sau hàng chục năm sống ở Brazil, khi hỏi đâu là cầu thủ tuyệt vời nhất trong lịch sử bóng đá Brazil, ông thường nhận được câu trả lời: Garrincha.

Kể cả khi ông cẩn thận hỏi lại và có nhắc đến Pele, câu trả lời phổ biến vẫn cứ là Garrincha. Alex Bellos kết luận: người ta bầu Garrincha theo tiếng nói của trái tim. Ngay trên xứ sở Samba, Pele không được yêu như cái cách mà công chúng yêu Garrincha.

Cả Garrincha lẫn Pele đều làm cho Brazil tự hào. Nhưng Garrincha mới là hình ảnh mẫu mực nhất mà giới hâm mộ Brazil ưa thích. Ông chơi bóng bằng niềm vui, chơi một cách tự nhiên, và cũng đem lại niềm vui cho công chúng một cách tự nhiên. Garrincha chỉ biết chơi bóng và ông không quan tâm đến bất cứ điều gì khác trên đời.

Điều mấu chốt là Garrincha không bao giờ lạm dụng bóng đá. Nên nhớ: nếu như người Đức xem quả bóng là công cụ lao động, người Hà Lan xem quả bóng là công cụ nghệ thuật, thì người Brazil lại xem quả bóng là tình nhân. Garrincha dù có buông thả đến đâu đi nữa, ông không bao giờ ruồng rẫy hay lạm dụng tình nhân của mình - cả trong lẫn ngoài sân cỏ!

Thật ra, trên hết vẫn là sự xuất sắc rõ ràng của Garrincha. Tại World Cup 1958, Pele làm nên một hiện tượng chủ yếu vì ông hãy còn quá trẻ (chưa tròn 18 tuổi). Garrincha khi ấy đã ở đỉnh cao phong độ, và khi cặp Garrincha - Pele lần đầu tiên xuất hiện trên sân cỏ World Cup thì Brazil bắt đầu thắng như chẻ tre. Cầu thủ số 1 Brazil khi ấy thật ra là Didi, với tầm ảnh hưởng vượt trội so với tất cả.

Khi Brazil bước vào World Cup 1962 thì thế hệ Didi, Vava, Nilton Santos, Djalma Santos, Zagallo... đều đã già nua. Pele chỉ chơi mỗi trận ra quân, rồi chấn thương. Một mình Garrincha tỏa sáng để giúp Brazil bảo vệ vương miện, giống như Diego Maradona với đội Argentina tại World Cup 1986. Garrincha xuất sắc như thế, đáng yêu như thế, cũng tội nghiệp như thế. Ông có quá nhiều chỗ mà "Vua bóng đá" Pele không thể sánh được!

Có người từng hỏi Garrincha xem cái nhãn hiệu cà phê mà ông quảng cáo ngon ở chỗ nào. Huyền thoại bóng đá trả lời một cách tự nhiên, hệt như cách chơi bóng của ông: "Không biết, tôi chưa uống bao giờ. Nhưng tôi có thể nói về cachaca. Tuyệt vời"! Cachaca? Đấy là loại rượu truyền thống cực mạnh, từng làm hại cả Garrincha lẫn bố ông!

Nguồn: Bóng Đá + | Ở Brazil, Pele còn xếp dưới Garrincha | Bong da
 

vongocduc89

Tiền đạo Hà Nội Azulgrana
Đầu quân
15/9/09
Bài viết
1,541
Được thích
2
Điểm
38
Tuổi
34
Barça đồng
0
Garrincha cũng giống như Michael Jackson vậy, luôn hồn nhiên vô tư và dường như không bao giờ muốn lớn, là một đứa trẻ trong hình hài một người đàn ông trưởng thành. Michael không nói nhiều và chỉ "nói" trên sân khấu, còn Garrincha thì "nói" trên sân cỏ. Ở Brazil, có những nơi mà Pele đến thi đấu thì khán giả ở đó sẽ la ó, vì họ là CĐV thù địch của Santos, nhưng với Garrincha thì không, mọi CĐV đều yêu mến ông, cho dù là CĐV của đội bóng thù địch đi chăng nữa. Mình có nghe nói tới một thông tin thế này, SVĐ Maracana là sân bóng huyền thoại và được coi như là SVĐ quốc gia của Brazil, phòng thay đồ của sân khách được đặt tên là Pele, tuy nhiên phòng thay đồ dành cho đội nhà được đặt tên là Garrincha, điều này đủ nói lên tầm ảnh hưởng của ông đối với NHM quê nhà, và khi cả 2 cầu thủ này cùng ra sân thì Brazil chưa bao giờ thua! Ngoài Maradona ra thì có Garrincha 1 mình đưa đội bóng tới chức VDDTG, đó là năm 1962 tại Chile. Tuy nhiên tiếc rằng ông phải kết thúc cuộc đời của mình y như Michael Jackson, trong nỗi cô đơn và nghiện ngập!
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Huyền thoại sân cỏ Garrincha (kỳ 4)
Garrincha - Một cỗ máy... tình dục bẩm sinh

Garrincha chơi bóng rất giỏi. Chấm hết. Và đấy cũng chỉ là cái giỏi tương đối, bởi chúng ta chưa bàn về giá trị đồng đội hoặc phẩm chất chiến thuật của Garrincha. Dù suy cho cùng thì ông không phải là hiện thân của cái ác, không làm hại ai, nhưng cuộc đời bên ngoài sân cỏ của Garrincha thì bê bối đến mức vô cùng, vô tận. Và ông là một cỗ máy tình dục bẩm sinh, với khả năng "giường chiếu" vô hạn.
garrincha3.jpg

MỘT THIẾU NIÊN HỌC DỐT, LƯỜI LAO ĐỘNG

Chắc chắn một điều, Garrincha không bao giờ là một tấm gương mà giới trẻ có thể noi theo. Nếu như tài năng bóng đá được Garrincha bộc lộ một cách tự nhiên thì cuộc sống bừa bãi, phóng túng của ông cũng hệt như vậy. Không ai uốn nắn được Garrincha.

Tám tuổi, Garrincha mới lần đầu tiên đến lớp. Bố mẹ ông thật ra cũng chẳng mẫu mực, càng không thể xếp vào loại có trình độ, nhưng họ cũng không đến nỗi quá vô trách nhiệm. Bằng cớ là Garrincha gần như ám ảnh với câu nói cửa miệng của ông bố Amaro: "Ngu dốt thì sẽ nghèo đói cả đời, chẳng đi đến đâu con ạ".

Nhưng sự nghiệp học hành của Garrincha chấm dứt trong vòng chưa đến 3 năm. Vốn liếng chỉ đủ để ông đọc hết một đoạn văn ngắn. Chán ngấy bởi sự nghiêm khắc của cô giáo Santinha, khi nào cũng la rầy mỗi khi Garrincha trốn học để đi câu cá, bắn chim, ông nghỉ học hẳn ở tuổi 11.

Dù sao đi nữa, Garrincha sẽ phải cám ơn cô giáo Santinha. Nhờ sự nghiêm khắc của bà mà sau này, Garrincha may mắn ký được một cách ngoằn ngoèo vào các bản hợp đồng chuyên nghiệp. Đủ 14 tuổi, Garrincha được nhận vào làm công nhân trong một nhà máy dệt ở địa phương, có tên America Fabril. Ông biếng nhác và ngủ suốt.
garrincha2.jpg

Angelita Martinez​

Quản đốc không hề kiểm tra vì ở cái phân xưởng mà những cỗ máy luôn gào lên ầm ầm và nhiệt độ khi nào cũng ở mức trên dưới 40 độ C, đâu ai có thể tưởng tượng rằng Garrincha vẫn cứ ngủ ngon! Khi bị chuyển sang phân xưởng khác, đông người hơn và không ai có thể lén trốn đi ngủ, thì Garrincha lại chỉ suốt ngày ve vãn các nữ công nhân.

Rút cuộc, điều tồi tệ nhất cũng đến. Garrincha bị đuổi khỏi nhà máy, với tai tiếng là công nhân vô kỷ luật, biếng nhác, nói chung là tồi tệ nhất trong lịch sử tồn tại của America Fabril. Quá xấu hổ, ông bố Amara đuổi luôn Garrincha ra khỏi nhà.

KHẢ NĂNG TÌNH DỤC "SIÊU ĐẲNG"

Con người mà sau này trở thành huyền thoại bóng đá số 1 Brazil bắt đầu cuộc sống lang thang từ đó. Buổi trưa, Garrincha ăn ké ở nhà bạn bè. Buổi tối, ông luôn có một mẩu sandwich, một cái đùi gà hoặc vài quả chuối do cô bạn Nair, một nữ công nhân trong nhà máy dệt nhịn bớt từ khẩu phần của mình.

Thế rồi, vận may lại đến, khi nhà máy xuất hiện một giám đốc mới rất mê bóng đá. Suy cho cùng, dân Brazil mà mê bóng đá thì cũng chẳng có gì lạ. Ông chủ gọi Garrincha trở lại làm việc chủ yếu chỉ để bảo đảm chiến thắng cho đội bóng của nhà máy dệt.

Cái sự ham chơi, lêu lổng của Garrincha nhanh chóng gắn với khía cạnh tình dục từ tuổi 12. Sau này, độc giả có thể ngạc nhiên, thậm chí cho là bịa đặt, khi biết đối tượng tình dục đầu tiên của Garrincha là... một con dê. Thật ra thì cũng bình thường.

Trong thập niên 1940, dễ có đến 90% thiếu niên nam lớn lên ở vùng thôn dã Pau Grande tập "làm người lớn" với một con dê. Khác biệt của Garrincha chỉ là: nhiều con dê chứ không phải một! Tất nhiên, khi Garrincha được vào làm việc ở nhà máy America Fabril, thế giới tình dục của ông "huy hoàng" hẳn lên nhờ "thằng nhỏ hoành tráng" của mình. Ở tuổi 12, "nó" đã lớn hơn "súng ống" của một thanh niên.
garrincha3.jpg

Elza Soares​

Rất nhiều nữ công nhân trong nhà máy được biết đến Garrincha, nhưng ông gắn bó sâu đậm hơn cả với Nair, người đã bớt khẩu phần để nuôi Garrincha trong giai đoạn ông sống lang thang. Mới 16 tuổi, Nair đã mang thai, và theo luật lệ Brazil thời ấy thì hôn lễ là một thủ tục bắt buộc nếu Garrincha không muốn rắc rối với pháp luật.

Tình địch số 1 của Nair trong nhà máy là Iraci, người ban đầu điên tiết về chuyện không kịp mang thai để buộc Garrincha cưới mình. Nhưng rồi, Iraci cũng nhanh chóng nhận ra rằng chỉ làm người tình thì tốt hơn làm vợ Garrincha.

CUỘC SỐNG PHÓNG ĐÃNG VỚI GÁI VÀ RƯỢU

Nên nhớ, chúng ta đang nói về một Garrincha trước 19 tuổi, nghĩa là trước khi Garrincha gia nhập CLB Botafogo danh tiếng và khởi đầu một sự nghiệp bóng đá hào hùng. Cuộc sống tình dục phóng đãng khi Garrincha đã là ngôi sao bóng đá nổi tiếng thế giới thì không bút nào tả xiết.

Ông bố Amaro không bao giờ la rầy được con trai. Một là, chính ông đã đuổi Garrincha ra khỏi nhà từ tuổi 14. Hai là, kể cả trước đó, cũng chẳng có gì lạ với cuộc sống tình dục phóng túng của Garrincha. Chính ông Amaro cũng đã nổi tiếng khắp vùng Pau Grande về 2 điều: rượu và tình dục (rút cuộc cũng chết vì nghiện rượu).

Sau khi làm vợ Garrincha, Nair buộc phải chấp nhận cuộc sống quá lăng nhăng của chồng, một phần vì bà không biết làm bất cứ việc gì khác hơn là... sinh con gái, cũng một phần vì người phụ nữ nhà quê và an phận ấy hiểu rõ: không điều gì có thể thay đổi lối sống tự nhiên của Garrincha.

Ngoài cô bạn Iraci mà Garrincha tòm tem từ thuở công nhân, hoặc ca sỹ Elza Soares thuộc loại celebrity, Garrincha còn có một cuộc tình khác làm báo chí tốn rất nhiều giấy mực, với nghệ sỹ Mexico Angelita Martinez. Còn trong những ngày cuối đời, Garrincha sống với một người phụ nữ tên là Vanderlea.

Khi trúng tiếng sét ái tình với Garrincha tại một bữa tiệc ở tư gia, Elza phản ứng thế nào? Cô ca sỹ xinh đẹp lập tức gửi 3 đứa con về nhà ngoại, tuyên bố tiệc tàn để tiễn khách. Rồi Elza khóa cổng, cắt điện thoại và làm tình với Garrincha từ tối hôm trước đến tận khuya hôm sau. Elza choáng ngợp trước khả năng "chỉ cần nghỉ vài phút" rồi lại tiếp tục cuộc vui của Garrincha!

Những cuộc tình qua đường hoặc trong thoáng chốc của Garrincha thì dễ có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn. Thôn nữ cũng có, gái bar cũng có, hoặc cơ man những người đẹp phương Tây chủ động tìm đến Garrincha trong những chuyến du đấu của Botafogo. Garrincha phóng túng như thế, nhưng ông chết vì rượu chứ không phải vì gái.

"VŨ KHÍ ĐỘC" 25 PHÂN

Sau này, trong một quyển sách hết sức nghiêm túc, người ta ghi rõ: dương vật của Garrincha dài 25cm ở trạng thái bình thường. Tác giả Ruy Castro bị kiện ra tòa vì chi tiết có vẻ xúc phạm và tục tĩu ấy. Tòa xử Ruy Castro trắng án, với lập luận: theo nội dung cụ thể thì đấy là một chi tiết nghiêm túc chứ không phải là chuyện tục tĩu, câu khách. Chi tiết ấy đã được kiểm chứng là đúng sự thật. Và chi tiết ấy không xúc phạm ai, vì theo văn hóa Brazil thì đấy chỉ là điều làm cho người ta tự hào. Nội dung trong cuốn "Garrincha" của Ruy Castro còn được sử dụng lại trong cuốn sách best-seller có tiêu đề "Futebol - The Brazilian Way Of Life" của nhà báo Anh Alex Bellos.

ÔNG BỐ MẮN CON

Ngoài 8 người con với người vợ đầu là Nair (toàn bộ là con gái) và một người con trai với vợ sau là Elza Soares (một ca sỹ Samba rất nổi tiếng), Garrincha còn có ít nhất 5 đứa con rơi. Từng có hẳn một phái đoàn ở Thụy Điển kéo sang Brazil - dĩ nhiên là sau VCK World Cup 1958 mà Thụy Điển đăng cai VCK - kiếm Garrincha. Người ta chỉ muốn Garrincha tự tay viết một vài điều theo đúng thủ tục và ký tên xác nhận, để cậu con rơi ở Thụy Điển có những cơ sở pháp lý cho cuộc sống sau này.

Nguồn: Bóng Đá + | Garrincha - Một cỗ máy... tình dục bẩm sinh | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Huyền thoại sân cỏ Garrincha (kỳ cuối)
Garrincha: Bi kịch thê lương của một thiên tài ngô nghê

1962 là năm tuyệt đỉnh vinh quang của Garrincha, khi một mình ông tỏa sáng, giúp ĐT Brazil bảo vệ thành công danh hiệu vô địch World Cup tại Chile. Nói rằng Garrincha là "Cầu thủ số 1 thế giới" lúc bấy giờ cũng được nhưng đau đớn thay, ở thời điểm tột đỉnh vinh quang đó, người ta mới biết ngôi sao bóng đá lẫy lừng này không có đủ một trí khôn tối thiểu để kiếm soát những đồng tiền mà ông kiếm được.
Garrincha.jpg

HOÀN TOÀN NGÔ NGHÊ VỀ TIỀN BẠC
Bạn bè giới thiệu với Garrincha một nhân viên ngân hàng tên là Ze Luiz, và ông này đề nghị Garrincha tập trung toàn bộ số tiền mà ông có được vào một tài khoản, rồi quản lý tài khoản ấy giúp Garrincha. Làm sao Garrincha biết được mình có cả thảy bao nhiêu tiền, cất ở những chỗ nào?

Sau vài tuần tìm kiếm, kiểm kê tất cả, Ze Luiz tạm tổng kết Garrincha có một tài sản tương đương 20.000 USD. Trị giá của số tiền ấy tương đương khoảng 250.000 USD trong thời buổi bây giờ. Khi Ze Luiz mở một tài khoản và hứa hẹn rằng số tiền ấy sẽ tự sinh lãi, Garrincha thật sự không hiểu vì sao.

Choáng với những phản ứng quá ngớ ngẩn của thiên tài bóng đá, Ze Luiz cùng những người bạn khác của Garrincha tự tìm hiểu thêm về chuyện tiền bạc của Garrincha và phát hiện rằng Botafogo còn giữ của Garrincha cả một núi tiền. Đó là tiền lót tay qua những lần ký hợp đồng, tổng cộng lên đến 3 triệu cruzeiro.

Bản thân Garrincha cũng biết là ông còn một số vốn ở CLB. Chẳng qua, ông không biết rõ bao nhiêu, và chưa cần lấy. Vì sao? Garrincha lập luận: trên thế giới này, còn có chỗ cất tiền nào an toàn hơn chiếc két sắt của Botafogo? Vả lại, nếu Botafogo làm mất số tiền ấy, tất nhiên họ phải bồi thường.
Garrincha2.jpg

Ze Luiz phải mất không ít thời gian để Garrincha hiểu rằng với tỷ lệ lạm phát của Brazil thời ấy, thì 10.000 USD lúc đầu năm sẽ chỉ còn giá trị khoảng 6.000 USD vào cuối năm. Và phải mất thêm một khoảng thời gian cắt nghĩa để Garrincha hiểu thế nào là lãi suất ngân hàng, là sự an toàn tuyệt đối khi bỏ tiền vào tài khoản ở nhà băng. Ông đồng ý đòi tiền, và điên tiết khi biết rằng thay vì cất hộ tiền cho mình, Botafogo đã dùng số tiền ấy để trả lương cầu thủ!

Thiên tài giữ tiền như thế nào?
Garrincha nhét tiền vào những chiếc Cúp, cột tiền thành bó và quăng vào tủ đựng chén bát... Ông tùy hứng cất tiền ở bất cứ nơi nào trong căn nhà tuềnh toàng. Có đủ loại tiền: cruzeiro của Brazil hoặc franc Pháp, bảng Anh, lira của Italia, florin của Hà Lan, kroner của Thụy Điển... Có những tấm séc mà Garrincha chẳng bao giờ đổi ra tiền, thậm chí chẳng biết công dụng của chúng là gì. Có những xấp USD mà chỉ đến khi tình cờ... dọn giường, người nhà của Garrincha mới tìm thấy. Có cả những loại tiền của Peru hoặc Venezuela mà khi được tìm ra trong nhà của Garrincha thì chúng đã hết giá trị sử dụng!

BI KỊCH NGHÈO ĐÓI, BỆNH TẬT CUỐI ĐỜI
Khi thể chế chính trị ở Brazil thay đổi, nhà cầm quyền sửa lại hiến pháp thì các ngôi sao ở Brazil đều vỡ mật với thuế thu nhập. Một chút tài sản của Garrincha gửi vào ngân hàng cũng bị vét sạch vì thế khóa. Điều tồi tệ nhất là sau World Cup 1962, sự nghiệp của Garrincha bắt đầu sa sút rất nhanh, vì chấn thương.

Hồi trẻ, Garrincha nổi tiếng bao nhiêu nhờ đôi chân và cột sống cong vòng giúp ông lừa bóng như làm trò ảo thuật thì bây giờ, đôi chân tật nguyền ấy trở nên phản chủ. Nhiều bác sĩ khi nhìn vào đôi chân của Garrincha đã phải há hốc miệng, không hiểu vì sao một con người như thế lại có thể chơi bóng đỉnh cao.

Hồi xưa, khi Garrincha khám sức khỏe để làm nghĩa vụ quân sự. Ông được miễn nghĩa vụ ngay từ khi vừa bước vào phòng khám! Bây giờ, sau hàng chục năm chơi bóng đỉnh cao, hệ thống xương khớp không được sắp xếp đúng chỗ của Garrincha trở nên quá tải và quay sang tàn phá cơ thể ông.

Garrincha đau chân đến nỗi ban đầu ông không thể thi đấu trong 2 trận liên tiếp. Về sau, ông thậm chí không dám lừa bóng. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sẽ tự quật ngã Garrincha.

Khi các bác sĩ yêu cầu Garrincha phải phẫu thuật ngay thì Botafogo phớt lờ vì vẫn muốn hốt bạc từ các hợp đồng thi đấu. Để dụ Garrincha tự quyết định không phẫu thuật, Botafogo thay đổi cách trả lương cho ông, số tiền tỷ lệ thuận với số phút thi đấu trên sân.

Garrincha tuy khôn vặt từ nhỏ, nhưng ông thuộc mẫu người có thể bị lừa bất cứ lúc nào, trong bất cứ chuyện gì. Biết rõ Garrincha không còn khả năng chơi bóng nữa, đồng đội không chuyền bóng cho ông. Thật ra, Garrincha xuất hiện cũng chỉ để lừa bịp khán giả mà thôi.

Chia tay Botafogo vì một tranh cãi về tiền bạc năm 1965, Garrincha khoác áo 5 đội bóng khác cho đến lúc nghỉ hẳn vào năm 1972. Ông chỉ thi đấu khoảng hơn chục trận suốt những năm ấy! Ở ĐT Brazil, Garrincha đá trận cuối cùng tại World Cup 1966, thua Hungary và bị loại ngay sau vòng bảng.

Chấn thương dai dẳng, thu nhập gần như bằng không, sưu thuế nặng nề và việc phải trợ cấp cho vợ con sau khi li dị khiến Garrincha hoàn toàn khánh kiệt. Thêm vào đó, giai đoạn này ông mắc chứng nghiện rượu "vô phương cứu chữa". Ngày 19/1/1983, Garrincha qua đời ở tuổi 49, với lá gan sưng tấy và chiếc bụng phình to, nước da vàng vọt. Khép lại một chương kỳ lạ, độc đáo nhất trong lịch sử bóng đá Brazil.

CUỐI ĐỜI BÁN LINH HỒN CHO RƯỢU
Ở tuổi 40, ông chỉ còn sống nhờ sự chăm sóc của người vợ sau Elza, và ngày càng nghiện rượu. Hồi trẻ, Garrincha uống rượu cho đã, còn bây giờ, ông uống chỉ vì nghiện, vì không có rượu thì cơ thể sẽ mất kiểm soát và ông sẽ hóa điên.
Garrincha3.jpg

Garrincha vờ đi câu cá chỉ vì ở chỗ câu cá, ông đã chôn sẵn dưới cát vài chai cachaca. Ông cũng cất rượu ở một vài nơi bí mật trong nhà, chỉ đợi lúc Elza vừa ra khỏi cửa là lập tức nốc lấy nốc để, sau đó hít bạc hà để vợ không phát hiện rằng ông đã uống rượu.

Cứ thế, riết rồi cũng phải đến lúc Elza chịu hết siết, phải chia tay Garrincha. Trong những năm cuối đời, Garrincha thường xuyên mất trí và vô cớ đánh đập người vợ thứ ba tên là Vanderlei. Bà này hầu như chỉ có mỗi một phận sự duy nhất là gọi cấp cứu mỗi khi Garrincha quá chén.

Vanderlei cũng như Elza đều làm mọi cách để ngăn cản Garrincha uống rượu, nhưng đấy đều là những nỗ lực vô vọng. Kể cả khi có cơ hội cuối cùng để thoát ra khỏi sự nghèo đói, Garrincha cũng không mảy may xem trọng. Tháng 3/1982, có 2 CLB đại gia ở Trung Đông sang tận Brazil mời Garrincha làm trợ lý HLV cho Adalberto - đồng đội cũ ở Botafogo, cũng là bạn của Garrincha.

Lương bổng dĩ nhiên ở mức choáng ngợp. Nhưng Adalberto cảnh báo: "Ở cái xứ ấy, người ta cấm uống rượu. Phạm luật là bị chặt tay đấy!". Thế là Garrincha giãy nẩy: "Điên à!". Ông vội xé bỏ ngay bản hợp đồng bạc triệu. Nếu Garrincha không từ bỏ cơ hội đó, ông đã có thể không chết. Bởi chỉ 8 tháng sau, chính rượu đã cướp linh hồn của một nghệ sỹ sân cỏ tài hoa bậc nhất thế giới.

Nguồn: Bóng Đá + | Garrincha: Bi kịch thê lương của một thiên tài ngô nghê | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Bia & bóng đá Anh: Mối "lương duyên" thế kỷ

Với các CĐV Anh, không có gì tuyệt vời bằng việc làm một chầu trước trận đấu cho... sung, hay cầm chai bia lạnh mà tu trước màn hình bóng đá trong quán bar khi ngoài kia đang mưa tuyết bão bùng. Bia và bóng đá từ lâu đã được xem như một kết hợp... “tiền định” ở xứ Sương mù.
BIA626.jpg

Bia và bóng đá là 2 thứ khó tách rời với người Anh​

"CHUYỆN TÌNH" TRĂM NĂM
Thứ Bảy ngày 22/4/1911, các CĐV Bradford City trên đường đến London cho trận chung kết Cúp FA đầu tiên của mình. Trên toa xe lửa, họ tọng đủ thứ bia loại không nhãn hiệu rồi quậy tưng bừng. Kết quả là một số CĐV thậm chí đã không thể đến dự trận cầu lịch sử ấy.

Thứ Bảy ngày 16/4/2011, gần 100 năm sau. Man City chạm trán với Man United tại trận bán kết Cúp FA. CĐV của 2 bên đã vào sân sau khi đã nốc bia trong suốt 7 giờ đồng hồ và tạo ra một cảnh tượng kinh khủng.
BIA500.jpg

Trong suốt hơn trăm năm kể từ khi giải vô địch bóng đá ra đời tại đảo quốc Sương mù, bao nhiêu thứ đã thay đổi từ kinh tế, văn hóa đến mức độ chuyên nghiệp. Duy chỉ có niềm đam mê với món thức uống có cồn kia là không bao giờ thay đổi.

Đã thế FA còn có một bước đi vô cùng táo bạo: bán lại thương hiệu Cúp FA - giải đấu lâu đời nhất thế giới và là niềm tự hào của quê hương bóng đá - cho một hãng bia. Để thu về 24 triệu bảng Anh, người Anh đã phải gọi giải đấu này là "FA Cup với Budweiser". Bia và bóng đá, đấy quả là một mối lương duyên của... thế kỷ.

TỪ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH "ĐỘC ĐÁO"
Trở về nước Anh của thế kỷ thứ 19. Là xứ lạnh, không lạ khi đàn ông tại đây uống rượu như một thói quen. Khi dính đến các môn thể thao, đặc biệt là những môn đánh đấm như quyền Anh, thì rượu càng làm tăng thêm sự hưng phấn.

Vì thế năm 1830 đạo luật cho phép bán bia rộng rãi trong quần chúng được ra đời với một lập luận hết sức "sáng tạo": cho dân uống bia nhiều thì họ sẽ bớt... uống rượu. Có ngờ đâu quyết định này chỉ càng làm cho tình hình thêm tồi tệ. Các quán rượu (tất nhiên là bán cả bia) mọc lên như nấm.

Những lãnh đạo tôn giáo, những nhà làm luật và những người tẩy chay thức uống có cồn muốn làm một điều gì đó để giảm sức tiêu thụ rượu bia trong công chúng. Câu trả lời của họ là... bóng đá.

Đấy cũng chính là nguồn gốc ra đời của giải vô địch Anh, tiền thân cho giải Premiership cực kỳ nổi tiếng như hiện nay. Vâng, bạn có thể nói Premiership ra đời chính là nhờ những người không uống bia rượu. Họ hy vọng nhịp lăn và sức hấp dẫn của quả bóng tròn sẽ khiến cho dân chúng say mê và quên đi men bia rượu.
Những người tiên phong của giải vô địch Anh hy vọng bóng đá sẽ kéo công chúng ra khỏi các quán bar.
BIA501.jpg

Nhưng người kinh doanh bar thì hy vọng bóng đá sẽ giữ khách ở lại bar của họ. Những quán bar lập tức được giật sập để... dời lại gần hơn những sân bóng. Hóa ra bóng đá và bia rượu không hề tương khắc mà trái lại còn trở thành một... cặp ăn ý.

Trước khi đến sân? Làm vài cốc bia đã. Sau khi rời sân? Làm vài vại bia ăn mừng đã rồi hãy về nhà. Còn thua thì cũng... uống giải sầu được chứ sao. Dân nhậu luôn có lý do để nhậu và nó... độc lập với mọi thứ trên đời. Điều này thì những người tẩy chay thức uống có cồn thời ấy không thể hiểu được.

Ngoài sân quán bar mọc lên như nấm. Còn trong sân, những biển quảng cáo mang nhãn hiểu bia được đặt ở những vị trí tốt nhất, dễ thấy nhất để tăng hiệu quả kinh doanh.

MỐI “LƯƠNG DUYÊN” BỀN CHẶT
Người ta nhanh chóng nhận ra kinh doanh bia là một ngành mang lại lợi nhuận khổng lồ. Và bóng đá càng trở thành một chất xúc tác để đẩy mạnh hơn nữa đầu ra.

Tony Collins, đồng tác giả của cuốn sách về lịch sử thể thao: "Bùn, mồ hôi và bia", đồng thời là người điều hành Trung tâm lịch sử và văn hóa Thể thao Quốc tế cho biết: "Các CĐV đã uống bia từ những năm 1880 và bây giờ, thế kỷ 21, họ càng uống nhiều hơn. Hãy tưởng tượng việc họ không phải vào sân, nhưng lại được ngồi trong quá bar, trên tay chai bia và trước mắt là màn hình 3D".
BIA502.jpg

Nốc nhiều thức uống có cồn thì tất nhiên phải... say. Các hooligan ở Anh đã lừng danh trên toàn thế giới nhờ những thành tích bất hảo sau khi đã quá chén. Ngay từ năm 1909, người ta đã sớm thấy tác hại mà bia rượu có thể ảnh hưởng đến bóng đá khi trong trận tranh Cúp quốc gia Scotland, các CĐV đã "thắp sáng" sân Hampden Park bằng rượu whisky.

Các nhãn hàng bia tiếp tục chiếm giữ những vị trí hết sức quan trọng trong thế giới túc cầu. Họ tài trợ cho những CLB lớn và giúp cho những đội bóng lao đao về tài chính thoát khỏi cảnh phá sản. Trong thập niên 1920, CLB Watford được mệnh danh là "Những kẻ ủ bia" khi liên tục cầu viện hãng bia địa phương Benskins.

Cơn khủng hoảng kinh tế và thế chiến I càng làm cho mối quan hệ giữa bóng đá và bia trở nên bền chặt. Năm 1933, chiến dịch "Beer is Best" (Bia là nhất) ra đời. Trong thập niên 1960, việc cầu thủ quảng cáo bia trên TV là hết sức bình thường. Và nếu như những thần tượng của bạn như Bobby Moore hay Denis Law mà còn hít hà khi cầm một nhãn hàng bia nào đó, bạn dám... chê loại bia ấy không.

Trong những năm 1970, những người làm luật bắt đầu nhìn bia với ánh nhìn khó chịu. Sự lớn mạnh của “chủ nghĩa hooligan” buộc Chính phủ Anh phải nhìn thức uống có cồn như một nguyên nhân chính cho những cuộc đập phá, không chỉ tại Anh mà trên toàn châu Âu, những nơi đội tuyển Anh đang làm khách. Trong cuốn sách "Nguồn gốc của chủ nghĩa hooligan trong bóng đá", tác giả Eric Dunning đã chỉ ra bia rượu chính là một nguyên nhân cơ bản.

Luật phát buộc phải vào cuộc. Một lệnh cấm bia rượu triệt để được ban hành vào năm 1980 sau màn bạo lực kinh khủng trong trận chung kết Cúp quốc gia Scotland. Năm 1985, sau một năm đầy những thảm họa bóng đá, bao gồm màn đốt lửa ở Bradford và thảm thọa Heysel, đạo luật kiểm soát thức uống có cồn chính thức có hiệu luật trên toàn bộ Vương quốc Anh.

Luật quy định cấm người say vào sân bóng cũng như cấm uống bia bên trong khuôn viên khán đài. Mới 3 năm trước đó, đội tuyển Anh còn ký một hợp đồng tài trợ với hãng bia Courage cho World Cup 1982. Linh vật của Anh tại giải năm đó - con chó mặt xệ Bobby thậm chí còn có... cái bụng phệ vì uống bia.

NHỮNG LẦN XẤU MẶT
Những vụ xung đột do hooligan gây ra, xuất phát từ say xỉn, tiếp tục xảy ra trên toàn châu Âu, khiến cho các đệ tử lưu linh bao phen nhục nhã. Những ngày bạo lực ở Marseille tại France 1998 và Chaleroi ở EURO 2000. EURO 1996 tại Anh, CĐV Đan Mạch choảng nhau luôn với cảnh sát và dân địa phương. Những nhà làm luật ở Anh càng vừng vàng thêm nhận định của họ: Ở đâu có bia rượu, ở đó có hooligan. Ở đâu có cả hai, ở đó có thảm họa.

Ở Đan Mạch có một nhóm CĐV nổi tiếng là Roligans. Nhóm này cũng có những nguyên tắc rất đáng khuyến khích như không bao giờ hò hét khi CĐV đối phương đang chào cờ, không bao giờ dắt trẻ em đến sân để chúng không phải nghe những từ ngữ tục tĩu và những cuộc xung đột không may xảy ra. Thế nhưng họ vẫn... uống bia như uống nước và thường xuyên mời CĐV những đội khác về nơi tập trung của mình... giao lưu.

Có một nghịch lý là bất chấp lệnh cấm bia rượu đã được ban hành từ năm 1985, tuyệt đại đa số các CĐV đều không biết gì về nó. Đấy là vì Chính phủ Anh cũng chỉ cấm một cách chiếu lệ mà không có hình thức xử phạt cụ thể.

Như thế nào là say? Làm sao xác định khi cảnh sát hiếm khi đo nồng độ cồn trước khi cho CĐV vào sân. Chỉ đến khi những vụ xung đột đánh nhau to xảy ra, cảnh sát mới mang đám hooligan về đồn. Khi ấy vấn đề chuyển sang chiều hướng dân sự, đâu còn liên quan gì đến đạo luật năm 1985!

Miochael Brunskill, Chủ tịch Liên đoàn CĐV (SFS) cho biết: "Các CĐV đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi họ cố tình vào sân trong tình trạng say xỉn. Chỉ khi nào bạn nói say thì mới là... say thôi, cảnh sát không đo nồng độ cồn".

Những điều ghi trong luật - cấm uống bia nếu vị trí của bạn có thể bị nhìn thấy - cũng hết sức mơ hồ. Vả lại cấm uống bia làm gì khi bia vẫn nhan nhản bán trong và ngoài sân. Thậm chí muốn tìm quán bar quán rượu thì cách dễ nhất là tìm đến các sân vận động. Quanh đấy thể nào cũng có.

VÌ “TA” CẦN NHAU
Chính phủ Anh, FA hay các tổ chức bóng đá có sợ hãi đám hooligan say xỉn đến đâu, họ cũng không thể bỏ qua một sự thật là bia đang mang lại cho bóng đá những nguồn lợi kếch sù. Bia, không như nhiều ngành kinh doanh khác, là sản phẩm rất hiếm khi sợ lỗ. Miếng bánh bóng đá chỉ có chừng ấy, không lạ khi nhiều hãng hàng bia khác nhau đang cố gắng chiếm cho bằng được một phần để khai thác.

Singha là hãng bia độc quyền cho Chelsea và Man United. Trong khi đó nhà tài trợ Chang của Everton từng thể hiện sự gắn kết với đội bóng khi thiết kế linh vật của CLB là chú voi mang tên Changy. Câu hỏi đặt ra: liệu các fan của Everton có muốn con cái của họ yêu một đội bóng có linh vật tên Changy?

Cuộc tranh cãi ấy lại bị thổi bùng lên khi Budweiser giành được quyền tài trợ chính thức Cúp FA và gắn tên mình vào giải đấu lâu đời nhất thế giới. FA là một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng sự liên kết với các đối tác, trong đó có Carlsberg buộc họ cũng phải có trách nhiệm. Carlsberg đã rót tiền tài trợ cho FA trong chiến dịch nâng cao chất lượng trọng tài.

Giám đốc makerting của hãng bia này, Keld Strudahl, nhấn mạnh: "Bia và bóng đá sẽ luôn là mối liên kết bền chặt, hôm nay và cả trong tương lai. Chúng tôi hỗ trợ cho tất cả các loại bóng đá, từ những đội bóng lớn cho đến bóng đá nền tảng. Chúng tôi luôn muốn truyền đi thông điệp việc tiêu thụ rượu bia mang lại lợi ích gì, chứ chúng tôi không cổ động uống trong và ngoài sân cỏ".

TRÁCH NHIÊM CỘNG ĐỒNG
Thêm một câu hỏi khác, nếu như các tổ chức bóng đá đã nhận những món tiền kếch sù từ các nhãn hàng bia thì liệu có trách nhiệm gì về việc giáo dục tác hại cho bia rượu với cộng đồng hay không? Câu trả lời đa số là không. FA có tiến hành nhiều chiến dịch "phổ cập" tác hại của bia rượu với các fan, trong đó có cái mang tên "Tại sao lại để bia rượu quyết định?". Premiership cũng ủng hộ khoảng 6 triệu bảng Anh cho chương trình này.

Nhưng UEFA thì không có bất kỳ động thái nào. Còn FIFA ư? Họ thậm chí còn giãy nãy lên khi quốc hội Brazil thông qua lệnh cấm rượu bia trong thời gian diễn ra World Cup.

Nhưng trên góc nhìn của người viết: giáo dục rượu bia là chuyện của... giáo dục, của chính phủ, chứ không phải chuyện của bóng đá. Uống bia quá chén, không kiểm soát được mình là sẽ gây chuyện, xem bóng đá hay bóng chuyền, bóng rổ gì chả như nhau. Đừng nên khoác lên bóng đá quá nhiều trọng trách bởi suy cho cùng và trên hết, đây cũng chỉ là một trò chơi.

Các CLB Man United, Man City và Everton (lúc còn đá tại sân Anfield) đều sống nhờ vào tiền tài trợ của những nhãn hàng bia. Liverpool thậm chí chỉ ra đời theo nhu cầu của người địa chủ Anfield và là doanh nhân ngành bia John Houlding.

LUẬT KIỂM SOÁT RƯỢU BIA 1985
"Một CĐV sẽ không được phép say xỉn hoặc sử dụng thức uống có cồn trong quá trình di chuyển đến trận đấu trên phương tiện chính thức dành cho các CĐV, khi đang ở trong sân ở vị trí mà bạn có thể bị nhìn thấy, chỉ trừ những nơi dành cho các thành viên quan chức, nơi bạn có thể uống bất cứ thứ gì mình muốn".

TỨ “ĐẠI GIA” BIA CỦA BÓNG ĐÁ ANH VÀ CHÂU ÂU
Carlsberg: Đối tác của FA, UEFA, Arsenal, Tottenham, FC Copenhagen...
Số tiền đầu tư: 60 triệu bảng.

Budweiser: Đối tác của Cúp FA.
Số tiền đầu tư: 24 triệu bảng.

Heineken: Đối tác của Champions League.
Số tiền đầu tư: 17 triệu bảng.

Carling (Coors): Đối tác của Cúp Liên đoàn (vì thế nên đã có lúc gọi là Carling Cup), giải vô địch Scotland...
Số tiền đầu tư: 16,5 triệu bảng.

Các kiếm sĩ đều mê nước thịt
Kiếm sĩ nào cũng sẽ mửa nôn
Khi bia cứ đến dập dồn
Nếu mà không nhậu tiếng đồn chê bai
Nước sốt ấy quả là béo ngậy
Thêm bia vào càng thấy vui sao
Nếu trông thấy kiếm sĩ nào
Đang nôn thì nhớ hô hào cho hăng
(Bài hát truyền thống của Sheffield United, những năm 1970. Kiếm sĩ (Blade Men) chính là biệt danh của các fan Sheffield).

Nguồn: Bóng Đá + | Bia & bóng đá Anh: Mối "lương duyên" thế kỷ | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Chào đón kỷ nguyên Lionel Messi

Năm 2012, sân cỏ hành tinh nghiêng mình trước sức nặng của một thiên tài bóng đá: Tiền đạo Lionel Messi của ĐT Argentina và CLB Barcelona.
Messi.jpg

Đó là một kẻ xô đổ tượng đài của Pele, của Gerd Mueller, của Michel Platini... Đó là một chân sút siêu phàm vô tiền khoáng hậu với 91 bàn thắng trong 1 năm. Đó là một kẻ chiếm đoạt "Quả bóng Vàng" dù ở tình thế bất lợi nhất, và đó là QBV thứ tư liên tiếp. Lịch sử bóng đá chưa từng chứng kiến cầu thủ nào vĩ đại như thế!

Hiếm khi có một cuộc đua dễ thấy trước kết quả như cuộc đua giành "Quả bóng Vàng FIFA 2012". Bản thân nó quá bình thường (giả sử Lionel Messi không thắng thì đấy mới là chuyện lạ). Nhưng "Quả bóng Vàng FIFA 2012" quan trọng ở chỗ nó đã trở thành cột mốc, thành cơ sở thuyết phục để khẳng định: Lionel Messi là cầu thủ vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử bóng đá.

XUẤT SẮC NGAY CẢ KHI KHÔNG THÀNH CÔNG
Rút cuộc, sự nghiệp bóng đá của Lionel Messi sẽ gồm bốn, năm, hay bao nhiêu "Quả bóng Vàng"? Không ai trả lời được, cũng không có cơ sở thuyết phục nào để trả lời. Messi mới 25 tuổi, nghĩa là anh còn có thể tranh chấp... 7 "Quả bóng Vàng" nữa, nếu xem Xavi là một cột mốc tham khảo (Xavi hiện 32 tuổi, được xếp thứ 4 trong cuộc bình chọn QBV FIFA 2012).

Hồi Michel Platini lần đầu nhận "Quả bóng Vàng châu Âu", ông đã 28 tuổi. Hồi Diego Maradona vô địch World Cup 1986, ông cũng đã 26 tuổi (trước đó, Maradona hoàn toàn không có thành tích đáng kể nào, ngoài những lời khen ngợi chung chung).

Có một chi tiết hầu như chưa được bàn đến trong năm 2012: đấy không phải là năm thành công của ngôi sao số 1 thế giới. Chỗ này, hẳn sẽ có người tranh cãi, nhưng hãy lưu ý: thành công và xuất sắc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu sự xuất sắc của Messi vẫn được cả thế giới thừa nhận ngay trong cái năm mà anh không thật sự thành công, thì Messi sẽ còn vĩ đại đến mức độ nào nếu anh gặp lúc thành công?

Rõ ràng, Messi và Barca đã bị Real Madrid của Jose Mourinho hạ bệ ở La Liga. Tại Champions League, Barca cũng đã gục ngã trước Chelsea từ trước ngưỡng cửa chung kết vì chính Messi đá hỏng phạt đền. Messi lại không có cơ hội trình diễn ở trận địa lớn nhất trong năm, VCK EURO 2012. Nghĩa là bản thân Messi đã có quá nhiều điểm trừ, trong khi đối thủ cạnh tranh hào quang như Cristiano Ronaldo hoặc Xavi, Iniesta lại có thêm điểm cộng.
Messi2.jpg

GIÁ TRỊ THỰC CỦA "QUẢ BÓNG VÀNG"
Dẫu vậy, hoàn cảnh không mấy thành công trong năm 2012 vẫn không đủ sức kéo lùi Messi xuống mức ngang hàng với các siêu sao còn lại. Anh vẫn chiến thắng ở cuộc bình chọn lớn nhất, quan trọng nhất, danh giá nhất thế giới, với điểm số cao gần gấp đôi so với người về nhì là Ronaldo, cao gấp 4 lần ngôi sao số 3 Iniesta, và gấp 10 lần đối với ngôi sao số 4 Xavi!

Giả sử chơi bóng trong một giai đoạn khác thì chắc chắn những gì Ronaldo hoặc Iniesta thể hiện được trong năm 2012 đều đủ để họ đoạt QBV một cách xứng đáng. Nhưng đây là kỷ nguyên của Messi. Và danh hiệu "QBV FIFA 2012" không chỉ khẳng định Messi là siêu sao số 1 trong năm, đơn giản vì chẳng còn hào quang nào đọ nổi với hào quang của Messi nữa. Giá trị chủ yếu của "QBV FIFA 2012" là nó đã đưa Messi lên đến vị trí số 1 trong suốt lịch sử bóng đá.

Việc Messi ghi đều đặn bình quân 1 bàn trong khoảng 4 ngày suốt năm 2012, chưa kể cơ man những đường chuyền thành bàn, cả thế giới đều đã khen ngợi. Ma lực huyền bí có sức điều khiển, làm chủ quả bóng từ bàn chân của Messi, người ta cũng đã xem hoặc nói quá nhiều.

Thậm chí, khi Messi đi vào lịch sử với tư cách cầu thủ duy nhất xưa nay 4 lần đoạt "Quả bóng vàng", người ta cũng không đợi đến cái ngày 7/1 lịch sử vừa qua để khẳng định. Vấn đề bây giờ chỉ là nhìn lại lịch sử để thấy rằng một Messi "hãy còn 7-10 năm phía trước" đã qua mặt mọi huyền thoại rồi.

Hồi Platini liên tiếp đoạt "Quả bóng Vàng châu Âu", ông đâu có phải so đọ tài năng với các ngôi sao cùng thời như Zico, Socrates hoặc Diego Maradona. Marco van Basten, Franz Beckenbauer hoặc Johan Cruyff cũng vậy (họ chỉ hay nhất ở châu Âu).

Kỷ lục ghi bàn của Pele hoặc Gerd Mueller - dù thuyết phục hay không - thì cũng đã bị Messi xô ngã. "Tì vết" duy nhất: Messi chưa hề vô địch World Cup. Nhưng Ferenc Puskas, Alfredo di Stefano, Eusebio, Johan Cruyff hoặc George Best đều đâu cần vô địch World Cup để khẳng định giá trị của mình?

KẾT QUẢ BẦU CHỌN "QBV FIFA 2012"
1. Lionel Messi (Argentina, Barca, 41,60% số phiếu)
2. Cristiano Ronaldo (BĐN, Real Madrid, 23,68%)
3. Andres Iniesta (TBN, Barca, 10,91%)
4. Xavi (TBN, Barca, 4,08%)
5. Radamel Falcao (Colombia, Atletico Madrid 3,67%)
6. Iker Casillas (TBN, Real Madrid, 3,18%)
7. Andrea Pirlo (Italia, Juventus, 2,66%)
8. Didier Drogba (Bờ Biển Ngà, Chelsea/Shanghai Shenhua, 2,60%)
9. Robin van Persie (Hà Lan, Arsenal/M.U, 1,45%)
10. Zlatan Ibrahimovic (Thụy Điển, AC Milan/PSG, 1,24%)

DANH HIỆU "CẦU THỦ XUẤT SẮC NHẤT THẾ GIỚI" CỦA WORLD SOCCER
1/Lionel Messi (Argentina, Barcelona, 47,33% số phiếu)
2/Cristiano Ronaldo (BĐN, Real Madrid, 19%)
3/Andres Iniesta (TBN, Barcelona, 9%)

"ONZE VÀNG" CŨNG VỀ TAY MESSI
1/Lionel Messi (Argentina, Barcelona)
2/Cristiano Ronaldo (BĐN, Real Madrid)
3/Radamel Falcao (Colombia, Atletico Madrid)

Nguồn: Bóng Đá + | Chào đón kỷ nguyên Lionel Messi | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Michael Laudrup: Người kể câu chuyện cổ tích lãng mạn ở xứ sở Thiên nga

Trước khi Laudrup đến Anh, Swansea đã được đánh giá là một đội bóng giàu tính lãng mạn. Với sự xuất hiện của Laudrup, Swansea thậm chí đã trở thành lá cờ đầu cho thứ “bóng đá sexy” ở Anh quốc. “Bóng đá là niềm vui, không phải là chuyện sống chết”, Laudrup đã thề sẽ không bao giờ thay đổi phương châm làm việc ấy cho dù cuộc phiêu lưu trên ghế huấn luyện có đưa mình về đâu, dù là tại Real Madrid hay Barcelona!
LAUDRUP.jpg
Michael Laudrup​

MỘT SỰ NGHIỆP CẦU THỦ HIỂN HÁCH
Nói về Michael Laudrup, trước hết chúng ta nói về một cầu thủ vĩ đại. Michel Platini gọi Laudrup là “một trong những cầu thủ tài năng nhất mà bóng đá thế giới từng sản sinh”. Pep Guardiola bảo ông đã học hỏi ở Laudrup “một núi kiến thức” trong thời gian làm đồng đội của nhau ở Barcelona. Franz Beckenbauer thì gọi Laudrup là “cầu thủ hay nhất của thập niên 1990”.

“Ông ấy là một huyền thoại của thế giới bóng đá. Bạn cứ việc lên Wikipedia để kiểm tra điều đó.” - thủ quân Ashley Williams của Swansea nói về Laudrup, ít lâu sau khi ông được bổ nhiệm thay Brendan Rodgers. Laudrup cười trước lời nhận định của Williams.

Ông nói: “Tôi chưa từng đọc trang Wiki của chính mình, nhưng được nghe nhiều người nói về nó. Romario, Raul, Stoichkov, Beckenbauer và Platini đều là những huyền thoại. Khi những người này khen bạn thì tất nhiên phải cảm thấy tự hào. Nhưng nói thế nào nhỉ, tôi chưa từng sống vì quá khứ”.

Dám gạt bỏ quá khứ để dấn thân vào những cuộc phiêu lưu mới. Điều đó giúp Laudrup có những trải nghiệm tuyệt diệu. Nếu yên phận, Laudrup đã ở lại Juventus chứ không sang Barca và cùng những Barkero, Romario, Stoichkov, Begiristain... tạo nên “Dream Team” được cả thế giới ngưỡng mộ.

Vì mâu thuẫn với Cruyff, Laudrup sang Real Madrid với cú chuyển nhượng lịch sử. Ông là người duy nhất vô địch La Liga 5 lần liên tiếp cùng với 2 CLB khác nhau. Với Laudrup trong đội hình, Barca đè bẹp Real 5-0 mùa 1993/94. Đến mùa bóng sau đó, lại là Laudrup giúp Real rửa hận khi thắng lại 5-0. Những trải nghiệm phi thường ấy, ngoài Laudrup rất ít người có được!
LAUDRUP2.jpg

Laudrup từng thi đấu cho cả Barca và Real​

Sự nghiệp cầu thủ của Laudrup gắn liền với những đội bóng mạnh nhất và những mặt sân rực rỡ nhất châu Âu. Nhưng sự nghiệp huấn luyện của ông mới chỉ dừng lại ở những đội như Brondy, Getafe, Spartak, Mallorca và bây giờ là Swansea. Đặc biệt ở đội bóng Xứ Wales, Laudrup có cảm giác như đang làm việc ở một giải đấu địa phương nào đó. Sân tập bao giờ cũng mở cửa, các cầu thủ Swansea thường tập luyện trong sự dõi theo của đám đông, trong đó có những bà mẹ... đang cho con bú.

Laudrup cười: “Mới đầu nghe kể vậy tôi không tin đâu. Ở Barcelona, Madrid, hay thậm chí là Mallorca, hiếm hoi người ta mới cho CĐV vào sân. Họ sợ bị chụp hình. Nhưng ở đây mọi người rất dễ thương. Họ dành cho BHL nhiều sự tôn trọng. CLB này thuộc về địa phương nhiều hơn. Nhưng tôi đến từ Đan Mạch, tôi biết rõ thế nào là cảm giác đến từ một quốc gia nhỏ”.

BÓNG ĐÁ PHẢI LÀ NIỀM VUI
Hào phóng về thời gian và chân thành trong suy nghĩ, Laudrup là người được yêu mến. Người đàn ông 48 tuổi luôn nói về bóng đá với niềm say mê vô bờ. Ông lấy cái tách làm khung thành, lấy máy ghi âm làm cầu thủ, vạch ra những sa bàn chiến thuật.

Đấy là người đàn ông đã từng cùng Getafe đánh bại Barca trước khi cùng Mallorca cầm chân đội bóng này 2 lần trong khoảng thời gian rực rỡ nhất của kỷ nguyên Guardiola. Bí quyết là gì? “Họ tấn công bạn, bạn tấn công lại. Cứ tấn công để họ không có bóng đe dọa bạn. Bóng đá đầu tiên và trên hết là kiểm soát bóng và ghi bàn”.

“Bóng đá là niềm vui, không phải chuyện sống chết”, Laudrup đã mang triết lý ấy đến mọi CLB mà ông cầm quân. Ông gột rửa tư duy phòng ngự ăn sâu bén rễ của Getafe và Mallorca.

Thông thường một đội bóng hạn chế về nhiều mặt như Swansea không còn giữ được bất ngờ sang đến mùa thứ hai. Nhưng với Laudrup, Swansea trở thành một hiện tượng còn thú vị hơn cả dưới thời Brendan Rodgers. Hạ Liverpool, Newcastle, Arsenal và cầm hòa M.U, Swansea gieo nỗi khiếp sợ lên các đội bóng lớn với lối đá ngổ ngáo, không biết sợ.

Khi Laudrup đến đây, Swansea đã mất đi những người giỏi nhất. Joe Allen sang Liverpool, Tottenham lấy Gylfi Sigurdsson và Man City mua Scott Sinclair. Nhưng Laudrup đã xóa sạch dấu ấn của Rodgers một cách ngoạn mục. Những bản hợp đồng do Laudrup mang về đều thành công. Pablo Hernandez chơi tuyệt vời trước khi chấn thương, Ki Sung-yueng đã có những trận ấn tượng trong khi Michu thật sự là một phát hiện.

Michu nói về bí quyết thành công của Swansea mùa này: “Là môt cầu thủ vĩ đại, Laudrup biết rất rõ cầu thủ có thể làm được những gì khi họ cảm thấy thoải mái. Và ông ấy đã cho cầu thủ của mình được tự do hết cỡ. Điều ấy tiếp thêm cho họ sự tự tin”. Những người mùa trước hãy còn mờ nhạt, từ Wayne Routledge cho đến Nathan Dyer, đều như lột xác. Tất cả là nhờ vào sự tự do và niềm tin mà Laudrup truyền cho họ.

SỰ LỰA CHỌN LÝ TƯỞNG CỦA REAL
Đang đứng giữa BXH Premiership và sẵn sàng tranh vé dự Cúp châu Âu, chỉ còn cách trận chung kết Cúp Liên đoàn có 90 phút trận bán kết lượt về (lượt đi họ hạ Chelsea 2-0 trên sân khách), Swansea đang trải qua mùa bóng thành công nhất lịch sử. Câu hỏi bao giờ Laudrup sang một đội bóng mới càng khiến dư luận quan tâm.

Một lần nữa Laudrup cưới nói: “Người ta hỏi tại sao tôi đá cho Juve, Real, Barca mà chỉ cầm quân Getafe, Mallorca hay Swansea. Có 2 lý do, một là Real hay Barca đã ra lời đề nghị gì đâu. Hai là rồi một ngày tôi cũng sẽ có được cơ hội, việc gì phải vội”.

Ngày ấy có vẻ chẳng xa xôi. Real đã từng bổ nhiệm cựu danh thủ Bernd Schuster của họ làm HLV dù cho nhà cầm quân người Đức chỉ thành công tại Getafe, với những ấn tượng chưa chắc đã hơn được Laudrup. Trưng cầu trên tờ Marca cho thấy các CĐV Real đang rất muốn có Laudrup trên ghế huấn luyện.

Các Madridista đã chán ngấy Jose Mourinho. Những chiếc thẻ đỏ liên miên biến Real của Mou trở nên xấu xí. Trong bối cảnh đó, cuộc phiêu lưu của Laudrup cùng Swansea lại mang đến những ấn tượng mạnh mẽ. Trao Real cho một người dám phiêu lưu và cực kỳ lãng mạn như nhà cầm quân Đan Mạch là một phương án mà các Madridistas rất muốn thử.

Có những HLV chỉ phù hợp với những đội bóng nhỏ nhưng không thành công khi hứng chịu áp lực tại một đội bóng lớn. Laudrup có thành công tại Real nếu được bổ nhiệm trong tương lai hay không chưa biết, nhưng chắc chắn sẽ không có chuyện Real sẽ yếu thế trong những cuộc đối đầu với Barca.

Thứ “bóng đá sexy” mà chủ tịch Florentino Perez của Real Madrid ấp ủ cần những người truyền giáo như Laudrup. Chỉ thi đấu cho Bernabeu có 2 năm, Laudrup đã được xếp thứ 12 trong danh sách những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Real do báo Marca bầu cách đây chưa lâu.

Nguồn: Bóng Đá + | HLV Michael Laudrup: Người kể câu chuyện cổ tích lãng mạn ở xứ sở Thiên nga | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Nghìn lẻ chuyện dị đoan túc cầu (phần 1)

Xuân Quý Tỵ: Nghìn lẻ chuyện dị đoan túc cầu (phần 1)

Bóng đá là trò chơi đầy may rủi. Xuất phát từ quan niệm đó, yếu tố mê tín gắn liền với bóng đá như bóng với hình, như giày với bóng vậy. Thế nên, mới có chuyện, nhiều siêu sao chẳng sợ trọng tài, chẳng sợ HLV mà lại rất sợ con mèo đen, vì nó đem lại vận rủi. Ngày Xuân mà tán chuyện mê tín nhí nhố trong bóng đá biết đâu cũng đem lại nhiều tiếng cười và may mắn.
nghin626.jpg

NỔI LỬA TRONG KHUNG THÀNH
Trận đấu tại vòng loại CAN Cup 2003 giữa Rwanda và Uganda đã diễn ra sự cố hy hữu. Khi trọng tài sắp thổi còi khai cuộc, thủ môn Muhamud Mossi (Rwanda) đột nhiên lôi từ trong người ra một đám bùa ngải rồi châm lửa đốt và nhảy múa tưng bừng như thể đang "đốt vía" cho khung gỗ mà anh trấn giữ.
NGHIN500.jpg

Các cầu thủ Uganda thấy đối thủ yểm bùa, bèn nằng nặc đòi phải chấm dứt ngay trò chơi bẩn kia lại. Màn cãi lộn diễn ra, khiến trận đấu phải hoãn lại đến 25 phút. Dù sao, nghi thức này của thủ thành Mossi có vẻ như đã mang lại may mắn khi anh giữ sạch lưới, còn Rwanda thắng sít sao 1-0.

"TIỂU ĐƯỜNG" ĐỂ PHÁ PENALTY
Với thủ môn Sergio Goycochea (ĐT Argentina), việc đi "hái hoa" ngoài mục đích làm nhẹ bụng còn là 1 cách cầu may rất hiệu quả. Ông đã hồn nhiên "tưới cây" ngay ngoài đường piste trước loạt sút penalty trong trận tứ kết World Cup 1990 với ĐT Nam Tư. Chẳng ngờ, ý tưởng điên rồ này đã giúp Argentina thắng 3-2 trong loạt penalty.

Tin vào phép màu, tới trận bán kết với ĐT Italia, Goycochea "làm mưa trên sân" và điều kỳ diệu tái hiện: Argentina lại thắng 4-3 ở loạt penalty. Từ đó về sau, hễ thấy trọng tài thổi penalty là Goycochea "bỗng dưng mót tiểu". Và để giữ thể diện cho tín đồ thích "khoe hàng" này, đồng đội đều che chắn cho kẻ mê muội trong lúc thực hiện nghi lễ. Với họ, tuy chịu ngửi mùi khai một tí nhưng miễn sau đó đội thắng là được.

CÀNG Ở BẨN CÀNG MAY MẮN
Thành viên của ĐT Anh ở World Cup 1966 Nobby Stiles là người cực kỳ mê tín. Ông có 1 thói quen rất lạ trước mỗi trận đấu là... bôi dầu ô liu lên ngực. Nếu như sau trận đấu Stiles đi tắm và thay bộ quần áo mới ở trận sau thì chẳng nói làm gì. Đằng này, sau khi Anh thắng Mexico 2-0 tại vòng bảng thứ 2, tiền vệ phòng ngự này đã mặc nguyên cả bộ quần áo đấu, giày, tất và thậm chí cả chiếc quần lót từ đó đến hết giải. Có lẽ nhờ Stiles chịu ở bẩn mà Anh mới đoạt Cúp Vàng đầy may mắn.

NHỜ CÁ SẤU TRỪ TÀ, BÔI MÁU LẠC ĐÀ GIẢI ĐEN
NGHIN502.jpg

Năm 2008, 1 kết cục đau lòng đã xảy ra tại Zimbabwe. Các cầu thủ của đội Midland Portland Cement được thông báo rằng cách duy nhất để xua đuổi những linh hồn ma quỷ là tắm trên dòng sông Zambezi đầy... cá sấu. Thế là 17 cầu thủ của đội này phải nhảy xuống nhưng sau đó chỉ có 16 người bước được lên bờ. Một nhân viên điều tra cho biết: "Sau khi tất cả mọi người đã mặc xong quần áo, họ mới nhận ra vẫn còn 1 bộ quần áo ở trên bờ. Đến lúc đó, tất cả mới biết rằng đội bóng mất 1 người". Càng đáng buồn hơn là sau đó đội bóng vẫn thất bại như thường.

Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, việc lấy máu lạc đà bôi lên mặt các cầu thủ được tin là sẽ đem lại may mắn cho đội bóng. Không chỉ có lạc đà, mà cừu và dê cũng nằm trong danh sách "xin tí tiết để giải đen". Gần đây, đội Lokomotiv Plovdiv của Bulgaria thậm chí còn bôi máu của 1 chú cừu non lên cột gôn để lấy may.

THẮNG THUA NHỜ BẢO BỐI
Tại World Cup 1974, ĐT Hà Lan ngoài tuyệt chiêu "tổng lực", còn có một bảo bối là băng nhạc của ban nhạc The Cats. Số là nhờ nghe những bản nhạc rock như tiếng mèo gào của ban nhạc này, cơn lốc Cam của HLV huyền thoại Rinus Michel chơi như lên đồng, cuốn phăng mọi đối thủ. Trước trận chung kết, thảm hoạ đã xảy ra khi cuốn băng "không cánh mà bay". Toàn đội méo mặt vội tìm kiếm khắp mọi nơi nhưng vô ích. Không được nghe mèo gào nên Lốc Hà Lan đã tan trước ĐT Đức với tỷ số 1-2.
NGHIN503.jpg

Trong khi đó, thủ môn Amadeo Carrizo của River Plate (1945-1968) rất yêu chiếc mũ bóng chày bảo bối từng giúp ông có chuỗi 8 trận liên tiếp giữ sạch lưới. Để khỏi mất thiêng, ông đã đội nó cả ngày lẫn đêm, thậm chí cả khi... đi ngủ. Biết vậy, tiền đạo Clemente Rojas (Boca Junior) đã đánh cắp chiếc mũ ngay trước thềm trận derby giữa 2 đội. Mất bảo bối, Carrizo lập tức để thủng lưới 2 bàn.

Nguồn: Bóng Đá + | Xuân Quý Tỵ: Nghìn lẻ chuyện dị đoan túc cầu (phần 1) | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Nghìn lẻ chuyện dị đoan túc cầu (phần 2)

Xuân Quý Tỵ: Nghìn lẻ chuyện dị đoan túc cầu (phần 2)

Bóng đá là trò chơi đầy may rủi. Xuất phát từ quan niệm đó, yếu tố mê tín gắn liền với bóng đá như bóng với hình, như giày với bóng vậy. Thế nên, mới có chuyện, nhiều siêu sao chẳng sợ trọng tài, chẳng sợ HLV mà lại rất sợ con mèo đen, vì nó đem lại vận rủi. Ngày Xuân mà tán chuyện mê tín nhí nhố trong bóng đá biết đâu cũng đem lại nhiều tiếng cười và may mắn.
nghin626.jpg

ÁO MAY MẮN RỞM CỦA PELE
Pele thường tặng áo của mình cho CĐV sau mỗi trận đấu. Nhưng cũng có lần thói quen này đem đến những rắc rối khá hài hước khi "Vua bóng đá" lỡ tặng nhầm chiếc áo may mắn của ông cho 1 CĐV. Sau đó, ông nhờ một người bạn tìm mọi cách lấy lại bởi nếu mất áo may mắn thì duyên ghi bàn cũng sẽ tịt.

Quả đúng là mò kim đáy bể. Không làm cách nào tìm lại được, người bạn đành đánh liều lấy đại chiếc áo mà Pele đã mặc trận đấu trước để đưa cho Pele. Sau khi lấy lại chiếc áo, Pele tự tin ghi bàn ầm ầm mà không biết rằng mình đã bị ăn quả lừa. Áo may mắn thiêng thật.

"May mắn" kiểu thế còn có Luis Suarez. Cựu danh thủ của Inter này tin rằng nếu trước trận đấu mà cốc sữa của ông bị vỡ thì nhất định ông sẽ ghi bàn. Biết bệnh, HLV Helenio Herrera rất hay "tình cờ" khiến cho chiếc cốc của Suarez rơi vỡ trong bữa tối trước trận đấu.

MÊ TÍN QUẦN MÊ TÍN ĐÈN
ME500.jpg

Cựu HLV của QPR Neil Warnock đã mắc chứng viêm phổi khi mặc 1 chiếc quần soóc may mắn giữa trời Đông lạnh giá. Warnock kể: "Từ đầu mùa này, tôi luôn mặc mặc chiếc quần soóc này ở ngoài đường biên của sân bóng. Chúng tôi vẫn đang bất bại, nên tôi sẽ vẫn mặc chiếc quần này". QPR cuối cùng đã thất bại khi mà 2 đầu gối của Warnock gần như đã khuỵu xuống vì lạnh và sau đó ông phải nhập viện. Ngoài chuyện "mê tín quần", HLV này còn "mê tín đèn" khi luôn dừng trước 1 cột đèn giao thông trên đường cho dù lúc đó đang là đèn... xanh.

MÀN THI GAN KỲ LẠ
Huyền thoại Bobby Moore có 1 nguyên tắc khá độc trước mỗi trận đấu là chỉ mặc quần thi đấu sau khi tất cả các cầu thủ khác đã mặc hết. Biết điều này, một lần, người đồng đội Martin Peters ở West Ham quyết định chơi khăm Moore. Trước trận đấu hôm đó, Peters ngoan cố đợi cho đến khi Moore mặc trước rồi mới mặc quần của mình. Cũng không vừa, Moore lại quay sang đợi Peters. Cả hai cứ thế thi gan với nhau mặc trận đấu sắp diễn ra.

Còn năm 2008, một điều kỳ lạ đã diễn ra trong trận đấu giữa 2 đội Dwanda United và Moyale Barrack ở giải VĐQG Malawi. Trong hiệp đầu, đội khách Moyale nhận ra rằng cầu thủ thứ 11 của Dwangwa, Winter Mpota, chỉ vào sân khi toàn bộ các cầu thủ của đội khách đã vào sân. Thấy khả nghi, Moyale cũng làm theo vào đầu hiệp hai khi họ để tiền vệ Charles Kamanga của họ để ở bên ngoài đường piste, chờ cho Mpota của Dwangwa vào trước. Trước sự ngạc nhiên của đám đông khán giả, Mpota không chịu vào sân và Kamanga của Moyale cũng đứng yên, buộc trọng tài A. Maseko phải cho trận đấu bắt đầu với 10 người mỗi bên.

DẤU HIÊU CỦA ĐỊNH MÊNH
"Khi tôi nhận thấy rằng, trong 33 thợ mỏ bị kẹt trong vụ sập mỏ tại Chile suốt 31 ngày, có một người mang tên Mario Gomez, tôi biết rằng mình sẽ có trận đấu đáng nhớ. Những bàn thắng đó là dấu hiệu của định mệnh: 33 thợ mỏ được cứu sống, tôi mặc áo số 33 và tôi đã ghi được 3 bàn thắng".
NGHIN501.jpg

Đó là tâm sự của Mario Gomez sau khi anh ghi bàn cho Bayern Munich ngay lần đầu tiên sau 8 tháng dưỡng thương. Điều này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chân sút người Đức lại luôn cho rằng hôm đó anh đã được nữ thần may mắn báo mộng.

Không chỉ có vậy, ở bất cứ nơi nào, Gomez cũng chỉ chọn phòng xa nhất bên phía tay trái trong dãy toilet để lấy hên.

HOÃN TRẬN ĐỢI HẾT NẮNG
HLV Reinaldo Merlo của CLB Racing Club (Argentina) là người hâm mộ nghi thức này nhất. Ông từng bị ám ảnh về những bó hoa tang lễ đầy xui xẻo đến mức các CĐV đối nghịch thường ném những bó hoa tang về phía ông để trêu tức. Nhưng kỳ quặc nhất là chuyện Merlo yêu cầu hoãn trận đấu vì trời vẫn đang nắng.
Hóa ra, vòng trước, đội bóng của Merlo đã thắng khi trời không những không nắng mà còn mưa xối xả. HLV đối phương tức giận nói: "Thằng điên, chúng tôi đã phải di chuyển 600 km để chơi trận đấu này và chỉ vì trời nắng mà trận đấu lại bị hoãn".

ARAGONES GHÉT MÀU VÀNG
HLV Luis Aragones (TBN) chẳng hiểu vì lý do "phong thủy" thế nào mà cực ghét màu vàng. Ông rất bực khi biết màu áo sân khách của TBN tại EURO 2008 là màu vàng. Thậm chí, ông đã bắt Raul Gonzales phải cởi ngay chiếc áo tập có màu vàng vì... ngứa mắt.
ME501.jpg

Tại World Cup 2006, ông đã gây sốc khi từ chối nhận bó hoa màu vàng từ nước chủ nhà Đức trước trận đấu. Nhưng không hiểu sao Aragones lại nhận lời dẫn dắt CLB Fenerbahce (có biệt danh “chim Hoàng yến”). Tất nhiên, nhà vô địch EURO 2008 chẳng làm được trò trống gì ở đội bóng Én Vàng này cả.

TUYÊT CHIÊU RẢI MUỐI
Khá nhiều nghi thức mê tín có liên quan đến muối và có lẽ ông Romeo Anconetari là người đầu tiên ủng hộ điều này. Cựu chủ tịch của CLB AC Pisa (Italia) thường rắc muối lên đường piste của SVĐ Garibaldi Arena trước mỗi trận đấu. Trận đấu càng quan trọng, lượng muối được rải ra sẽ càng nhiều.
ME502.jpg

Quả thực, không có trận đấu nào quan trọng hơn trận derby với đối thủ cùng thành phố Cesena. Thế nên ông chủ mê tín này đã đổ tới... 26 kg muối lên mặt sân trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người. Đúng là phải có phép lạ thì những đám cỏ trên SVĐ này mới có thể sống sót được.

DANH SÁCH CẦU MAY CỦA CARLOS BILARDO
Bảo bối giúp Argentina vô địch World Cup 1986 lại chính là bản danh sách "Những việc cầu may phải làm" của HLV Carlos Bilardo như sau:
- Comple và cà vạt may mắn?
- Tượng Đức Mẹ đồng trinh?
- Cô dâu mới cưới đem lại may mắn?
- Gặp viên cảnh sát đã đem lại may mắn cho trận đấu thành công 11 năm trước?
- Đốt các vật không may mắn?
- Loại bỏ tất cả những gì liên quan tới màu vàng, xanh lá cây, gà và số 17?
- Phi công máy bay gửi trả lại cuốn sổ tay may mắn?
- Chuẩn bị sẵn cuốn băng có bài hát ưa thích?
- Taxi may mắn đã đỗ sẵn?
- Lần theo dấu người phụ nữ đã chúc bạn may mắn lần trước và nhờ cô ta làm lại điều đó 1 lần nữa?

Nguồn: Bóng Đá + | Xuân Quý Tỵ: Nghìn lẻ chuyện dị đoan túc cầu (phần 2) | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
KÝ SỰ PALESTINE: Bóng vẫn lăn dưới mưa bom lửa đạn

KÝ SỰ PALESTINE: Bóng vẫn lăn dưới mưa bom lửa đạn

Palestine trong trí tưởng tượng của tôi là vùng đất của mưa bom lửa đạn, với những người phụ nữ bịt kín mặt, với những khẩu AK47 trên lưng các chiến binh. Hóa ra, tôi nhầm. Khi cùng ĐT U19 Việt Nam đến Palestine dự giải bóng đá Al-Nakba, tôi mới thấy nơi đây, dù trong tình trạng giới nghiêm cao độ, vẫn bình yên đến lạ kỳ.
PALESTINE.jpg

Đội U19 Việt Nam tại trung tâm Ramallah​

ĐƯỜNG ĐẾN “ĐỈNH CAO CỦA CHÚA”
Đúng 20h45 tối ngày 11/5/2012, chuyến bay của hãng Thai Airways đã đưa đoàn bóng đá U19 Việt Nam gồm 26 thành viên từ Hà Nội đến Bangkok (Thái Lan) lúc nửa đêm. Sau 30 phút quá cảnh, chúng tôi bay tiếp đến Amman. Trải qua 8 giờ "đi mây về gió", cuối cùng đoàn đã có mặt tại thủ đô Amman của Jordan.

Trung Đông đón chúng tôi bằng cái lạnh đêm tê người. Tôi hỏi một nhân viên an ninh sân bay: "Nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu?", anh ta đáp: "Khoảng 12 độ". Từ đây, chẳng còn bao nhiêu đường đất nữa là chúng tôi sẽ đặt chân đến Ramallah nơi mà người Palestine vẫn gọi là "Đỉnh cao của Chúa".

Mọi thứ đều thuận tiện cho đến khi làm thủ tục xin thị thực vào Jordan. Trong khi các đoàn bóng đá Iraq hay Tunisia nhanh chóng được làm thủ tục, thì đoàn Việt Nam không may bị trục trặc trong việc làm thủ tục. Bấy giờ đã 6 giờ sáng. Ở sân bay Amman, cả đoàn gần như bị biệt lập: không đồ ăn, thức uống, không internet, không điện thoại, và cũng đừng nghĩ đến chuyện chụp hình.

Rốt cuộc sau 6 tiếng chờ đợi chúng tôi cũng thở phào vì đã có visa nhập cảnh. Chiếc xe buýt khá đẹp chở đoàn đến biên giới Israel. Tháp tùng là các nhân viên của chính quyền Palestine tại Jordan. Bánh ngọt và đủ các loại nước ép được chất lên xe. Những anh chàng tuổi 18, 19 của chúng ta cứ thế ập vào ăn như chưa bao giờ được ăn.

Tôi không thể quên anh nhân viên người Palestine khi tiễn đoàn vào lãnh thổ Israel: "Chào mừng đến với đất nước Palestine xinh đẹp. Các bạn thật may mắn, bởi với tôi, trở về nhà là giấc mơ xa vời".

Theo ngài đại sứ Palestine tại Việt Nam - Saadi Salama, anh nhân viên ấy là một trong số hàng triệu người đang sống tị nạn ở Jordan, Lebanon, Syria hay bất kỳ nơi đâu từ năm 1948 (khi nhà nước Israel được thành lập). Họ không thể về thăm đất nước, người thân ở Palestine.

Xe đến biên giới Jordan - Israel, chúng tôi phải đi qua một trạm kiểm soát an ninh. Một tay nhân viên an ninh lực lưỡng, cánh tay xăm chi chít, cầm theo khẩu súng dài cả mét quát lớn: "Im lặng, xuống xe và di chuyển vào phía trong". Đang hưởng cái không khí mát lạnh trên xe, bỗng dưng tôi rơi tõm vào cái thời tiết nóng như chảo lửa nơi đây.

Khoảng hơn 40 phút sau, xe đổi tài xế và đi tiếp. Lại những chặng kiểm soát của Israel. Cứ đi, cứ dừng lại và cứ trình giấy tờ. Thôi thì cứ phó mặc cho bác tài xế, nhiệm vụ chúng tôi là ngủ hoặc ngồi ngắm sa mạc hoang vu.

Vượt qua biết bao hàng rào an ninh, biết bao khúc cua tay áo, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân tới Ramallah với sự tiếp đón nồng hậu của các quan chức LĐBĐ, các chính khách của nhà nước Palestine. Cuộc hành trình khám phá đất và người nơi đây bắt đầu...
PALESTINE2.jpg

KHÁM PHÁ RAMALLAH
Ramallah là trung tâm hành chính của chính quyền Palestine, và được người Palestine kiểm soát hoàn toàn. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tổ chức quốc tế và các đại sứ quán. Ramallah khiến bạn ngạc nhiên vì tính cởi mở và hiện đại của mình. Taxi là phương tiện đi lại duy nhất ở đây.

Ramallah có những ngôi nhà nằm vắt trên cao nguyên đá, đấy đều là những ngôi nhà được xây bằng những phiến đá trắng tự nhiên. Đường phố ít bóng cây và uốn lượn ngoằn nghèo. Ra đường, bạn có thể bắt gặp những cửa hàng bán đồ hiệu phương Tây.

Khách sạn 5 sao Movenpic tọa lạc ở trung tâm thành phố. Đây cũng chính là nơi hội quân của gần 200 nhà báo, các chính khách từ khắp thế giới, trong đó có Việt Nam đến Palestine để kỉ niệm thảm họa Al-Nakba.

Tôi gặp một tài xế taxi để mặc cả một cuốc xe khám phá thành phố trọn gói. Sau khi giao dịch anh ta liền cười tươi. Những đồng nghiệp của anh ta cũng cười. Hình như họ đang thầm chúc mừng gã bạn vì đã tóm được con cá lớn. Tôi mặc cả, hết thành phố 30 USD thôi nhé! Anh ta vẫn khăng khăng đòi 40 USD. Tôi tặc lưỡi lên xe và vào trung tâm thành phố.

Phố lên đèn, tôi thấy ít phụ nữ ra đường, họa hoằn bước vào siêu thị, nhà sách... bạn mới thấy họ xuất hiện với chiếc khăn trùm đầu. Tôi lại lên taxi. Tôi sẽ khám phá xem thanh niên ở đây có đến quán bar giải trí hay không? Anh chàng lái taxi gật gù: "Bar, very good". Snow Bar là nơi tôi đến. Không như mường tượng, bar này giống như một quán nhậu. Tôi vừa chạm cổng, ông chủ mới tíu tít thắp đèn, dọn bàn đón khách.

Tôi tiếc hùi hụi, vì chỉ uống 2 ly rượu và ăn một vài miếng thịt gà nướng nhưng đã "bay" 50 USD. Tôi hỏi sao đắt thế? Anh tài xế cười khà khà: "Rượu, bia ở đây bị cấm, có rượu để uống là may rồi, còn muốn chiêm ngưỡng mỹ nhân ư, vào Jerusalem nhé".

Anh ta chào mời: "Có đi Jerusalem không? Giá trọn gói 200 USD". Tôi cũng định liều mình một chuyến nhưng do không mang hộ chiếu, không giấy tờ tùy thân nên vội vã trở về. Thôi thì tạt vào một quán cà phê hưởng cái lành lạnh của đêm Trung Đông huyền thoại vậy!

Tôi nhấm nháp cà phê và ngồi nghe ông chủ quán nói về đất nước Palestine. Ông dặn, ở đây đi lại cẩn thận nhé anh bạn, đường ở Palestine được chia ra làm 2 làn, một làn nhỏ cho xe và người đi bộ qua trạm kiểm soát để đến làm việc ở Đông Jerusalem. Làn còn lại là đến các thành phố khác ở Bờ Tây như Hebron, Bethlehem.

Thế đấy, một đêm ở Ramallah, dù chưa biết hết ngõ ngách "Đỉnh cao của Chúa", nhưng ít nhất, tôi cũng trở thành một du khách đến từ Việt Nam xa xôi không bị lạc lõng khi đặt chân đến nơi này.

BÓNG VẪN LĂN DƯỚI MƯA BOM, LỬA ĐẠN!
Vượt hơn 11.000km, dĩ nhiên chúng tôi không chỉ đến Palestine để khám phá một nền văn hóa đa bản sắc mà còn tham dự giải bóng đá Al-Nakba.

Cũng như bao hoạt động văn hóa, chính trị khác, giải được lập ra nhằm kỉ niệm ngày thảm họa Al-Nakba (15/5/1948), ngày mà 64 năm trước hơn một nửa người dân Palestine phải rời bỏ quê hương khi nhà nước Israel được thành lập và bắt đầu cuộc xung đột liên miên đến tận bây giờ.

Trong những ngày ở Ramallah, đoàn U19 Việt Nam luôn được đón tiếp như những thượng khách; từ việc ăn ở cho đến chuyện đưa đón đội tuyển tập luyện và thi đấu đều được chăm lo đến từng chi tiết. Khi đoàn di chuyển, ngoài một xe cảnh sát mở đường, đi theo sau còn có một xe cứu thương hộ tống. Phía bạn nói: "Cẩn tắc vô ưu".

An ninh ở Palestine được kiểm soát rất chặt chẽ. Ngày hay đêm, nếu bạn bước ra đường đều gặp rất nhiều trạm gác, hàng rào an ninh. Ở đó, có rất nhiều người lính trong tay cầm súng với ngón trỏ đã sẵn sàng ở tư thế... bóp cò. Cảm giác sợ hãi sẽ xâm chiếm nếu như đó là lần đầu bạn gặp những người lính dữ dằn.

Nhưng sau nhiệm vụ kiểm soát, họ trở nên vô cùng thoải mái, thậm chí hài hước. Đấy là lúc bạn đã cười và vẫy tay chào họ. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc và ấm lòng bởi mỗi khi giới thiệu về Việt Nam thì họ đều ngạc nhiên, kính trọng, ngưỡng mộ đất nước và con người Việt Nam.

Với bóng đá, người Palestine cũng là những tín đồ nồng nhiệt. Tôi rất thích cái cách mà NHM nơi đây thể hiện tình yêu với trái bóng tròn. Họ đến sân nhưng không bao giờ ngồi xuống, chỉ khoác vai nhau nhảy múa theo nhịp trống dân gian và miệng liên hồi hát: "We love Palestine" trên sân cỏ nhân tạo Faisal Alhoussaini ở Ramallah.

Bóng đá không có biên giới! Vâng, bóng đá không chỉ là một trò chơi, mà còn là cách hàn gắn mọi nỗi đau. Dù bạn là ai, làm gì ở đâu trên hành tinh này, nếu bạn đã yêu trái bóng tròn thì chúng ta cũng sẽ là những người bạn của nhau.
PALESTINE3.jpg

Tác giả (ngoài cùng bên phải) với các CĐV nữ xinh đẹp người bản xứ​

LỜI NGUYỆN ƯỚC CHO HÒA BÌNH!
Muốn vào Đông Jerusalem, chúng tôi cần phải có giấy phép của Israel và đi qua trạm kiểm soát Qalandia. Mọi hoạt động đều được lính Israel giám sát từ những cột tháp cao. Để đến Đông Jerusalem bạn cứ men theo "bức tường an ninh" cao 10m được làm bê tông do Israel dựng lên. Bức tường này dài hơn 700km, gấp đôi chiều dài đường biên giới năm 1967 giữa 2 nước.

Israel giải thích rằng, công trình này được thiết lập nhằm ngăn chặn những vụ đánh bom cảm tử của người Palestine. Còn người Palestine gọi nó là bức tường phân biệt chủng tộc, bức tường của chết chóc. Khi đến đây, đập vào mắt bạn là những bức graffiti vẽ chân dung nhà lãnh đạo Yasser Arafat hay mô tả khát khao tự do, độc lập của người Palestine.

Đến đây, tôi lại nhớ ngày 30/11/2012, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua việc nâng cấp quy chế cho Palestine từ một thực thể quan sát thành một "nhà nước quan sát viên". Một sự kiện được nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas mô tả là LHQ đã cấp "giấy khai sinh" cho Nhà nước Palestine. Đây rõ ràng là một tín hiệu vui cho những người dân nơi đây.

Rời Palestine, chúng tôi mang theo biết bao kỉ niệm về đất và người nơi đây. Với tấm lòng của những công dân yêu chuộng tự do, dân chủ, xin được nguyện cầu cho hòa bình sẽ đến với người dân Palestine.

CHỦ TỊCH VFF NGUYỄN TRỌNG HỶ ĐƯỢC TIẾP ĐÓN TRỌNG THỊ
Cùng đi với đoàn còn có các vị lãnh đạo của LĐBĐ Việt Nam như Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, Tổng thư ký Ngô Lê Bằng, Chánh văn phòng Lê Hoài Anh và Trưởng phòng các ĐTQG Trương Hải Tùng. Tại Palestine, ông Nguyễn Trọng Hỷ và các thành viên đã tọa đàm cùng Thủ tướng, Ngoại trưởng của chính quyền Palestine, cũng như được các thị trưởng thành phố Hebron, Nablus đón tiếp trọng thể.
PALESTINE4.jpg

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ (trái) gặp mặt Bộ trưởng Ngoại giao Palestine Riyad Al-Malki​

THĂM PHỦ TỔNG THỐNG
Theo kế hoạch, chúng tôi được đưa vào Phủ Tổng thống để diện kiến Tổng thống Mahmoud Abbas. Gặp Tổng thống, được bắt tay, được chụp hình lưu niệm là một trong những "món quà" đáng nhớ nhất của ĐT U19 Việt Nam. Tại đây, phóng viên báo Bóng đá đã được đặc cách phỏng vấn trực tiếp Tổng thống Mahmoud Abbas.
PALESTINE5.jpg

Phỏng vấn Tổng thống Mahmoud Abbas​

NGÀI ĐẠI SỨ SAADI SALAMA TỐT BỤNG
Trong suốt hành trình của chuyến đi, chúng tôi vô cùng cảm kích trước sự đón tiếp nhiệt tình của ngài Đại sứ Palestine tại Việt Nam - Saadi Salama. Ông đã tận tình giúp đỡ chúng tôi tham quan, tìm hiểu văn hóa cũng như hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp. Do ở Palestine, internet có tốc độ không cao lắm. Nhiều khi, vào lúc nửa đêm, tôi và nhà báo Phùng Nguyệt Hà (VTV1) phải nhờ đại sứ Saadi Salama và phóng viên Jamal Anuri của tờ Al-Ayyam đưa đến kênh truyền hình Al Jazeera gửi tin bài về nhà.
PALESTINE6.jpg

Đại sứ Saadi Salama (giữa)​

GIẢI BÓNG ĐÁ AL-NAKBA 2012
Giải bóng đá quốc tế Al-Nakba 2012 là giải đấu được tổ chức nhằm kỷ niệm 64 năm Ngày thảm họa Palestine (15/5/1948-15/5/2012). Năm 2012 là lần đầu tiên các ĐTQG đến tham dự giải. Tại giải Al Nakba 2011, Palestine chỉ mời các câu lạc bộ đến tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Việt Nam và Palestine chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, bóng đá Việt Nam có mặt tại sân đấu của Palestine.

Tham dự giải năm 2012 có 10 đội bóng chủ yếu đến từ châu Á gồm Palestine, Việt Nam, Pakistan, Sri Lanka, Uzbekistan, Indonesia, Kurdistan (Iraq), Tunisia, Jordan và Mauritania. Theo thể thức thi đấu, ngoài 3 đội nhất bảng, đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ vào vòng trong.
PALESTINE7.jpg

Trận đấu giữa U19 VN (trắng) và ĐTQG Palestine​

Theo kết quả bốc thăm, ĐT U19 Việt Nam nằm cùng bảng A với chủ nhà Palestine, Pakistan và Sri Lanka. Vì lí do không kịp tham dự giải, Uzbekistan đã chính thức xin bỏ cuộc. Thế nên BTC đã quyết định cắt Sri Lanka (bảng A) sang bảng B, nơi chỉ còn Indonesia và Iraq.

ĐT U19 Việt Nam gồm 26 thành viên được tuyển chọn từ những gương mặt thi đấu thành công tại VCK Giải VĐQG U19 - Cúp Sơn Kova 2012. Ngày 14/5 ĐT U19 Việt Nam thất bại 0-2 trong trận ra quân gặp ĐTQG Palestine sau đó hòa U22 Pakistan với tỷ số 0-0 trong trận thứ 2 vào ngày 16/5. Với kết quả này, ĐT U19 Việt Nam đành rời giải với 1 điểm sau 2 trận.

Nguồn: Bóng Đá + | KÝ SỰ PALESTINE: Bóng vẫn lăn dưới mưa bom lửa đạn | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Ngôi sao và những bí mật chưa từng bật mí

"Hộp đen" của phóng viên thể thao": Ngôi sao và những bí mật chưa từng bật mí

Bên cạnh những bài viết trên mặt báo, cũng có những sự kiện mà các phóng viên (PV) giữ cho riêng mình như một trải nghiệm thú vị trong quá trình tác nghiệp. Trong không khí Tết nhất rộn ràng, cánh phóng viên thể thao quyết định chia sẻ những câu chuyện, những bí mật thú vị ấy của sao với độc giả.
bimat.jpg

ĐÁNH GOLF LÚC NỬA ĐÊM
Năm 2002, PV Martin Mazur của tạp chí 4-4-2 thường trú tại Argentina phải viết một bài về Diego Maradona. Nhưng bất cứ khi nào liên hệ, Mazur cũng đều được báo là Maradona đang bận, khi thì đang ở Cuba ư, lúc đang tiếp chủ tịch Fidel hay chuẩn bị ăn trưa (dù lúc đó là 6 giờ tối). Đã thế, Mazur gọi điện tìm gặp vào lúc 1 giờ sáng cho chắc. Kết quả:
- Tiếc quá, ông ấy lại đang chơi golf!
- Cái gì? Đánh golf vào lúc 1 giờ sáng ư?
- Ừ, ông ấy luôn thích chơi golf ban đêm với những quả bóng phát quang màu cam.

HAI CON BÒ NHÀ NEVILLE
Năm 2000, PV Matt Allen tiến hành phỏng vấn anh em nhà Neville, lúc cả 2 còn thi đấu cho Man United. Gary tỏ ra rất nhiệt tình trả lời, anh cầm chiếc máy ghi âm nói xong rồi chìa qua cho người em. Kết thúc buổi phỏng vấn, Allen đề nghị 2 anh em chụp cùng một tấm hình.

Cả 2 người khi ấy đều mặc áo phông của Diadora. Nhưng Gary yêu cầu Phil: “Chú thay áo khác đi”. Phil đáp: “Tại sao? Em thích mặc áo giống anh”. Gary nói: “Thay dùm đi. Lên hình mà mặc áo giống nhau nhìn như 2 con bò ấy”. Phil từ chối nhưng Gary vẫn dứt khoát không cho chụp. Cậu em đành phải lủi thủi bước ra trời mưa như trút nước để lấy một chiếc áo khác trong xe hơi.

FOWLER ĐẶT TÊN CON
Năm 1999, nhóm PV đến sân tập Melwood của Liverpool để gặp ngôi sao Robbie Fowler. Fowler dắt PV đi chụp hình khắp nơi, kể cả phòng làm việc của HLV Gerard Houllier trước khi phỏng vấn. Lúc giải lao, PV mới hỏi riêng Fowler về cô con gái mới sinh.

- Bé tên gì ấy nhỉ?
- Madison Fowler
- Ồ, vậy ra hoàn cảnh ra đời giống Brooklyn Beckham nhỉ. (PV ngỡ Fowler và vợ có bé gái khi chung sống tại Madison, cũng giống như Beckham đặt tên con theo địa danh Brooklyn).
- Haha, không phải vậy đâu. Nếu như cậu nghĩ thì tên bé phải là Phía-sau-xe-hơi Fowler.
Câu này về sau bị cắt khỏi đoạn ghi âm.

AM HIỂU NGHÊ THUẬT
Một lần PV đến nhà của tiền vệ Nicky Summerbee (Man City) để phỏng vấn và không giấu được sự ngưỡng mộ dành cho căn nhà của Nicky. Không chỉ nhà rất to và đẹp mà trần nhà còn được vẽ bức họa trong nhà nguyện Sistine lừng danh của Michelangelo.

Thấy thế, Nicky hỏi:
- Đẹp không? Quá đẹp phải không?
- Quá tuyệt vời, hóa ra anh cũng thích Michelangelo.
- Michelangelo nào? Tôi thấy nó trên trần nhà của một nhà hàng Italia đấy.

MESSI CHỈ CÓ 1 CÂU TRẢ LỜI
Lionel Messi trả lời phỏng vấn rất chán. Lúc nào anh cũng hướng về tập thể, vinh danh các đồng đội và hiếm khi nói gì ngoài lề. Hồi Messi còn chưa nổi tiếng, anh có nhận được một đề nghị tuyển mộ từ Chelsea.

Khi PV Leo Moynihan hỏi Messi về đề nghị này bằng tiếng Anh thông qua một phiên dịch viên, Messi đáp: “Tôi đến Barca từ bé. Chính CLB đã giúp tôi trở thành một cầu thủ như hiện nay. Tôi đang được chơi trong một giáo đường bóng đá với những CĐV đầy đam mê. Đề nghị của Chelsea rất hấp dẫn, nhưng tôi chưa nghĩ đến chuyện sang nước khác”.

Đến cuối buổi phỏng vấn, Moynihan lấy ra tấm ảnh chụp đội bóng của tạp chí 4-4-2 và muốn Messi chụp hình cùng với nó để làm quà cho các đồng nghiệp. Sau đó Moynihan đùa với Messi là đội bóng này rất giàu và sẵn sàng chiêu mộ Messi.

Người phiên dịch nói lại và Messi lại mở băng: “Tôi đến Barca từ bé. Chính CLB đã giúp tôi trở thành một cầu thủ như hiện nay. Tôi đang được chơi trong một giáo đường bóng đá với những CĐV đầy đam mê. Đề nghị của Chelsea rất hấp dẫn, nhưng tôi chưa nghĩ đến chuyện sang nước khác”.

5 BẢNG 1 CHỮ KÝ
Một PV theo dõi buổi tập của Tottenham muốn xin chữ ký của Edgar Davids để tặng bạn. Anh đến xin và Davids ký vào chiếc áo vui vẻ. Nhưng rồi Davids chần chừ, không trả lại áo và hỏi:

- Anh có 5 bảng không?
- Tại sao lại vậy?
- Bởi tôi lấy giá 5 bảng cho 1 chữ ký. Giá quá rẻ.

PV khăng khăng không chịu trả tiền, còn Davids giữ rịt chiếc áo: “Vậy cậu không có cơ hội rao bán trên eBay đâu”. Phải đến khi biết đây là PV, Davids mới chịu trả áo.

TRẢ LỜI PHỎNG VẤN RỒI ĂN
Năm 2009, khi Robinho hãy còn ở Man City, PV Tancredi Palmeri được giao nhiệm vụ phỏng vấn ngôi sao người Brazil này. Nhưng Robinho luôn lẩn nhanh như chạch hoặc hẹn lần hẹn lữa.

Một buổi sáng, Palmeri gặp được một người giao bánh pizza. Biết đấy là pizza của Robinho, anh nhanh trí mượn chiếc mũ và cho người kia một món tiền boa lớn để được giao pizza cho Robinho. Lúc Robinho vừa mở cửa, Palmeri nói: “Đây là pizza của anh, nhưng muốn ăn thì phỏng vấn cái đã”.

Robinho cười rất to và đồng ý trả lời phỏng vấn.

SIR ALEX CŨNG BỊ LỪA
PV Johnny Sharp may mắn có 2 thẻ tác nghiệp (một PV viết, một PV ảnh) cho trận vòng bảng Champions League giữa Barcelona và Man United hồi 1998. Thế là Sharp cho người bạn thẻ PV ảnh để vào sân.

Chẳng thèm canh sân như cánh phó nháy chuyên nghiệp, anh này đi vòng vòng chụp ảnh các khán đài để về khoe với bạn bè và bất ngờ gặp Sir Alex Ferguson. Thấy tay “PV ảnh” cầm chiếc máy Kodak bé xíu giá 5,99 bảng, Ferguson nói:
- Máy bé thế kia thì chụp được gì hả con trai?
- Người chụp mới quan trọng, máy xịn làm gì – tay PV lởm đáp
Ferguson gật gù rồi đi tiếp còn anh chàng kia quá hạnh phúc vì có cơ hội trò chuyện với Sir Alex.

Nguồn: Bóng Đá + | "Hộp đen" của phóng viên thể thao": Ngôi sao và những bí mật chưa từng bật mí | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Những đội bóng mang hồn Che Guevara

Những đội bóng mang hồn Che Guevara

Che Guevara thực sự là cái tên gắn bó với thế giới bóng đá khi có không ít đội bóng lấy biểu tượng của ông làm lý tưởng... Hãy cùng tìm hiểu những đội bóng mang "hồn" của Che.
CHE626.jpg

CELTIC GLASGOW (SCOTLAND)
Hình ảnh của Che xuất hiện trên rất nhiều tấm băng rôn tại Celtic Park. Những CĐV cánh tả tôn sùng ông vì tư tưởng chính trị, trong khi hầu hết những người khác lại nhìn nhận ông là một nhà cách mạng đã ủng hộ cho chủ nghĩa dân tộc Ireland. CĐV Celtic và Livorno đã cùng hợp sức để cho ra đời một trang chống nạn PBCT trên mạng facebook.

LIVORNO (ITALIA)
LIVORNO.jpg
Thành phố Livorno vẫn nổi tiếng vì thiên hướng cánh tả trong chính trị, và CLB Livorno cũng không phải là ngoại lệ. Họ chắc chắn là CLB thần tượng Che Guevara nhất tại châu Âu, khi cả CĐV và cầu thủ đội bóng này đều tôn sùng ông.

MARSEILLE (PHÁP)
MARSEILLE-(1).jpg

Nhóm CĐV South Winners của Marseille từng biến Che thành biểu tượng trong một cuộc xung đột với các CĐV quá khích của PSG. Cựu tiền vệ Marseille, Fabio Celestini có một hình xăm Che trên người. Anh tâm sự: "Tôi muốn mang ông ấy bên mình mãi mãi. 4 tiếng chịu đau là một hành động cách mạng của tôi".

ROSARIO CENTRAL (ARGENTINA)
ROSANRIO.jpg

Dù Che rời khỏi thành phố quê hương Rosario từ khi lên 4 tuổi, nhưng ông vẫn là một CĐV Rosario Central. Trong thập kỷ 1990, Rosario còn gửi cả một lá cờ lớn của CLB đến Havana, Cuba như một cử chỉ hữu nghị để tưởng nhớ về Che.

ST.PAULI (ĐỨC)
ULTRA-SAINTK-PAULI.jpg

Che là biểu tượng của Hội CĐV Ultra Sankt Pauli (Đức). Năm 2004, trong bức ảnh đội hình chính thức, họ đã hóa trang thành những chiến sỹ của cuộc Cách mạng Cuba.

Nguồn: Bóng Đá + | Những đội bóng mang hồn Che Guevara | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Huyền thoại Che Guevara & bóng đá: Thần tượng cách mạng trên sân cỏ

Huyền thoại Che Guevara & bóng đá: Thần tượng cách mạng trên sân cỏ

Thế giới bóng đá yêu Che Guevara. Hình xăm Che trên vai của Maradona và những lá cờ in hình ông trên các khán đài khắp nơi thì đã quá nổi tiếng. Nhưng tình yêu của Che với bóng đá thì ít người biết đến. Và ít biết hơn nữa, là đã có thời gian Che... đá bóng để kiếm sống.
chinh626.jpg

HAI CHÀNG PHIÊU LƯU ĐÁ BÓNG DẠO
Có hai chàng trai chu du vòng quanh Nam Mỹ trên chiếc xe máy, không một xu dính túi. Họ đến miền Bắc Chile. Ở đó, họ gặp một nhóm tài xế xe tải đang chơi bóng đá. Một chàng ngứa chân, lôi trong ba lô ra một đôi giày thể thao, thay cho đôi ủng đang đi và chạy vào sân.
chinh500.jpg

Màn biểu diễn kỹ thuật của anh khiến những tài xế phấn khích: họ quyết định thuê 2 chàng trai cho một trận đấu giải vào ngày Chủ nhật tiếp theo. Thế là 2 chàng lãng du có thêm một chút tiền, được nuôi ăn và được du lịch miễn phí đến một thành phố khác.

Hai cầu thủ "đá bóng dạo" ấy là Ernesto Che Guevara và Alberto Granado. Như mọi chàng trai của đất nước Argentina, hai sinh viên y khoa ấy yêu bóng đá từ trong máu. Trong sâu thẳm, thậm chí họ còn mơ ước được trở thành những cầu thủ chuyên nghiệp.

Ở Machu Picchu, thánh địa của người Inca trên lãnh thổ Peru, Che gặp một vài cầu thủ. Anh biểu diễn một vài đường bóng, trước khi "nói khoác" rằng mình chơi bóng chuyên nghiệp ở Buenos Aires. Che hơi ngượng vì vụ ấy, nhưng vẫn kể lại trong nhật ký: anh muốn gián tiếp thừa nhận tình yêu và ước mơ của mình về nghiệp cầu thủ.
chinh501.jpg

Người ta luôn nhắc đến Che như một nhà lãnh đạo cách mạng, một nhà thám hiểm mạo hiểm luôn khao khát đi vào nhân sinh để chứng kiến cái đói nghèo. Nhưng ở chàng trai tuổi đôi mươi ấy, như mọi chàng trai khác, cũng có một tình yêu "phù phiếm" dành cho bóng đá.

Che hiếu động từ khi còn nhỏ. Ở trường trung học và đại học, cậu chơi bóng bầu dục, làm biên tập của một tờ tạp chí chuyên về bóng bầu dục và suýt đã trở thành cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp khi có cơ hội tập cùng CLB Estudiantes.

Nhưng cậu còn thích cả cờ vua, tennis, golf và bóng đá. Cuối cùng, Che nhận ra rằng bóng đá là môn thể thao gần với trái tim mình nhất, dường như vì khả năng gắn kết mọi người của nó.

NGƯỜI TRẢ NỢ CHO CLB ROSARIO
Năm 1951, chàng sinh viên y khoa Che quyết định rời Argentina và cùng người bạn thân Alberto thực hiện một hành trình dọc Nam Mỹ trên chiếc mô tô 500 phân khối hiệu Norton mà họ đặt lên là Poderosa (Chiếc xe thần kỳ). Đó là một chuyến đi huyền thoại. Nhật ký của bộ đôi ấy, trở thành sách gối đầu giường của bao nhiêu thế hệ thanh niên đầy hoài bão.
chinh502.jpg

Đoạn cuối cuộc hành trình ấy, cả 2 ở lại vùng San Pablo, Peru để đóng vai những chuyên gia về bệnh phong. Họ đóng vai ấy một phần vì đó là cách tốt nhất để có chỗ ngủ và thức ăn, một phần khác, bởi với tư cách những sinh viên y khoa, Che và Alberto cảm thấy thực sự cần chăm sóc những con người bị bỏ rơi trong trại phong khổng lồ ở San Pablo.

Che rất ấn tượng với tình bạn của những bệnh nhân phong ở Peru. "Trạng thái cao nhất của tình đoàn kết và lòng trung thành xuất hiện ở những con người cô độc và tuyệt vọng như thế này", anh viết trong nhật ký.

Tại San Pablo, Che tổ chức những trận đấu bóng đá giữa 2 đội: đội khỏe mạnh và đội những người bị bệnh phong. Những trận đấu ấy có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng CĐV của Rosario, quê nhà của Che.

Thập kỷ 1920, Rosario Central, đội bóng Che yêu quý từ khi thơ ấu, từ chối tham gia một trận đấu từ thiện vì họ sẽ phải đá với các cầu thủ đến từ một trại phong. Newell's Old Boys, kình địch cùng thành phố, quyết định tham gia.

Kể từ đó, Rosario Central mang biệt danh "Kẻ vô lại", còn Newell's Old Boys được gọi bằng cái tên thân thương là "Người hủi". Những CĐV Rosario Central tin rằng những trận đấu mà Che tổ chức ở Peru là một sự chuộc lỗi cho CLB.

HLV THỜI VỤ CHE GUEVARA
Alberto sau này kể lại: "Trong hành trình, chúng tôi sử dụng bóng đá như một phương thức để tìm sự gắn kết với những người bản địa". Họ là những tay cầu thủ chơi bóng dạo, đôi khi cho vui, đôi khi để kiếm thức ăn và chỗ ngủ. Và khi cần, bộ đôi ấy có thể trở thành... các chiến thuật gia.

Ở Leticia, thị trấn cực Nam của Colombia, Che và Alberto được bóng đá giải cứu khỏi chuỗi ngày đằng đẵng chờ máy bay. "Bóng đá đã cứu rỗi chúng tôi. Chúng tôi được thuê làm HLV của một đội địa phương" - Guevara viết trong nhật ký - "Chúng tôi được chỉ định huấn luyện đến khi họ thôi không biến mình thành trò hề trên sân. Thế nhưng họ tệ quá, và chúng tôi quyết định nhảy vào sân chơi luôn".
chinh505.jpg

Che tự hào khi nhắc lại rằng đội bóng được đánh giá là "yếu nhất giải", dưới sự dẫn dắt của 2 HLV kiêm cầu thủ Che và Alberto đã được tổ chức lại, trở thành một hiện tượng của giải, lọt vào tới tận trận chung kết và chỉ chịu dừng bước trên chấm phạt đền.

Giải đó, Alberto chói sáng trong vai trò một tiền đạo, được dân địa phương tặng cho biệt danh "Pedernerita" (đặt theo tên huyền thoại bóng đá của CLB River Plate và ĐT Argentina Adolfo Pedernera). Còn Che đứng trong khung thành, vị trí ưa thích của anh, và tự thừa nhận là đã có "một pha cản phá penalty sẽ mãi mãi ở lại trong lịch sử của Leticia".

THẦN TƯỢNG CÁCH MẠNG TRÊN SÂN CỎ
Mối duyên của Che và bóng đá tưởng như đã kết thúc tại Colombia. Đặc biệt là sau cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Che và Fidel Castro tại Mexico City vài năm sau chuyến hành trình bằng xe máy. Che quyết định cùng Fidel Castro thực hiện cuộc cách mạng Cuba, lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista.

Sau khi cách mạng thành công, ông đảm nhận nhiều vai trò trong chính phủ mới, từ Bộ trưởng Công nghiệp, Thống đốc Ngân hàng cho đến cố vấn quân đội. Nhưng ở Cuba, bóng đá không phải môn thể thao phổ biến.
Che phàn nàn với mẹ: "Ở đây, không ai chơi bóng bầu dục và bóng đá cả". Nhưng ông vẫn không nguôi được nỗi nhớ với bóng đá. Che vẫn ngồi xem bóng đá thường xuyên với cô con gái lớn Hildita. Còn theo lời Alberto Granado, thỉnh thoảng Che vẫn tổ chức thi đấu giao hữu.

"Năm 1963 chúng tôi chơi tại Santiago de Cuba" - Granado kể lại - "Anh ấy đang là Bộ trưởng Công nghiệp và rất nổi tiếng. Nhưng khi đứng trước khung thành, anh ấy chỉ biết mình là một thủ môn.

Có một tình huống, một cầu thủ sinh viên đã đi bóng đến sát khung thành. Che lao ra và cản phá bóng ngay trong chân đối phương. Không một ai dám tin rằng ông Bộ trưởng có thể liều lĩnh đến thế. Nhưng đó là cách anh ấy sống".

Chàng cầu thủ nghiệp dư Che Guevara có lẽ không biết rằng nhiều thập kỷ sau khi ông hy sinh tại Bolivia, mình lại trở thành một thần tượng sân cỏ. Thế giới bóng đá, bao gồm rất nhiều thanh niên đầy hoài bão và nhiệt huyết, yêu mến ông vì lý tưởng.
chinh504.jpg

"Tôi mang ông ấy trên cánh tay. Hình xăm này chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, còn thực chất, tôi mang ông ấy trong tim", Maradona nói về hình xăm Che trên vai trái.​

Diego Maradona có một hình xăm Che bên vai trái. Giống như hầu hết những cậu bé Argentina cùng thế hệ, Maradona được dạy rằng Che là "một tay sát thủ, một kẻ xấu, một kẻ khủng bố đặt bom các trường học".

Nhưng khi tới Italia thi đấu, Maradona rất bất ngờ khi phát hiện ra rằng các công nhân đình công "giơ cao lá cờ với tấm ảnh của người đàn ông đó, khuôn mặt màu đỏ trên nền đen". Maradona bắt đầu đọc về Che và cuối cùng trở nên thần tượng ông.

Cristiano Lucarelli là một "fan cuồng" khác. Trong trận đấu đầu tiên cho U21 Italia năm 1997, Lucarelli đã ăn mừng bàn thắng bằng việc kéo áo đấu lên, để lộ một chiếc áo phông có in hình Che bên trong. Anh cũng từng tranh cãi gay gắt với Paolo Di Canio trên truyền hình.

Di Canio là một người tôn thờ trùm phát xít Mussolini. Ông này tuyên bố rằng "Che là một nhà cách mạng mà mọi người bị quyến rũ bởi hình ảnh của ông ấy". Lucarelli trả lời: "Không. Đó là biểu tượng của cách mạng vô sản".

Ngay cả việc cầu thủ này trở thành một tượng đài của Livorno cũng có nguyên cớ từ lý tưởng của Che. CĐV Livorno tôn thờ lý tưởng của Che. Những tấm băng rôn có in hình của ông thường xuyên xuất hiện trên các khán đài, cho dù đó là trong những chiến dịch chống nạn PBCT hay chiến dịch... giữ ghế cho HLV Serse Cosmi.
chinh503.jpg

Năm 2003, họ gây áp lực lên BLĐ đòi mua bằng được "người đồng chí" Lucarelli. Tiền đạo này đáp trả tấm thịnh tình bằng việc chấp nhận cắt giảm 50% lương để sang chơi cho "CLB của Che", và khoác áo số 99 để tri ân một nhóm CĐV.

Đó chỉ là 2 người nổi bật nhất. Thierry Henry, Paul Breitner, Socrates, Fabrizio Miccoli,... đều đã từng công khai lòng ngưỡng mộ của mình với Che. Henry thậm chí đã chọn một chiếc áo có in hình Che đến dự lễ trao giải “Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2004” của FIFA.

Có lẽ Che đã yêu bóng đá, và thế giới bóng đá đã yêu Che vì cùng một lý do: họ tìm thấy ở nhau những tinh thần chung. Đó là sự bình đẳng, khát khao vươn lên và lòng hướng thiện.

Che thích vị trí thủ môn từ khi còn nhỏ. Đó là một lựa chọn khá kỳ cục, đặc biệt là khi cậu thường xuyên ở đội thua trận. Lũ trẻ chia nhau làm 2 đội: đội tin vào Chúa và đội không tin. Phe "vô thần" thường xuyên thua, đơn giản bởi chúng quá ít, còn Che luôn là người phải làm việc vất vả nhất trong đội "vô thần".

Nguồn: Bóng Đá + | Huyền thoại Che Guevara & bóng đá: Thần tượng cách mạng trên sân cỏ | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Điều kỳ diệu từ tình yêu sân cỏ

Điều kỳ diệu từ tình yêu sân cỏ

Bóng đá luôn là một tấm gương nhỏ phản chiếu cuộc đời. Ở đó có trắng, có đen, có sự thù hằn, có tình yêu, có những người ngã từ trên đỉnh cao, và có cả những người đứng dậy từ bi kịch số phận mình...
KYDIEU626.jpg

Cậu bé không có bàn chân Gabriel Muniz và trải nghiệm thú vị tại Barcelona​

ĐỨNG KHÔNG CẦN BÀN CHÂN
Tháng 8/2012, làng túc cầu xôn xao vì Gabriel Muniz. Cậu bé 11 tuổi đã được mời từ Brazil sang Tây Ban Nha để tập luyện cùng đội 1 Barca. Một Leo Messi mới, một thần đồng Nam Mỹ sẽ tiếp nối truyền thống của lò đào tạo La Masia và trở thành ngôi sao số 1 hành tinh? Không phải!

Muniz sinh ra mà không có cả 2 bàn chân. Nhưng bù đắp cho khiếm khuyết ấy là một nghị lực phi thường. Cậu cũng bắt đầu tập đi khi chưa đầy 1 tuổi, như những đứa bé bình thường khác. “Chúng tôi đi sau nó, và chờ nó ngã. Nhưng nó không bao giờ ngã” – bà mẹ Sandra nhớ lại.
500.jpg

Muniz không bao giờ gục ngã vì khuyết tật bẩm sinh của mình. Khi lớn lên, cậu cũng chơi thể thao như chúng bạn. Cậu bé giữ thăng bằng tuyệt vời bằng hai khớp chân tiếp xúc với mặt đất. Dù không chạy nhanh bằng đồng đội, nhưng Muniz không bao giờ cảm thấy mình kém cỏi.

“Cậu ấy chẳng biết sợ là gì cả” – cậu bạn thân Lucas Santos thốt lên – “Cậu ấy kỹ thuật lắm, và tổ chức lối chơi bằng những đường chuyền rất tuyệt”. Khả năng di chuyển được bù đắp bằng kỹ thuật và khả năng phát động – đó là tư duy chiến thuật của một ngôi sao kỳ cựu. Nhưng nó đã tự hình thành trong đầu Muniz như là một điều hiển nhiên của bóng đá.

Không ai tin khi Muniz nhận được lời mời của Barcelona đến tập cùng các siêu sao của đội 1. Các tuyển trạch viên của CLB này, khi săn tìm tài năng trẻ ở khu vực Nam Mỹ, đã quá xúc động trước nghị lực của Muniz, và gửi tin về tổng hành dinh. Bây giờ thì với bạn bè, người thân và bất kỳ ai trên thế giới, cậu bé 11 tuổi đã trở thành biểu tượng của một bài học cũ trong cuộc sống: ai cũng có thể chiến thắng số phận mình.
Mơ ước của Muniz không phải là trở thành một siêu sao mà chỉ hy vọng được khoác áo ĐT Brazil ra sân ở Paralympic. Hiện tại, bóng đá chưa có trong nội dung thi đấu của TVH dành cho người khuyết tật.

SÂN BÓNG LÀ NƠI CỨU RỖI
Những ngày cuối năm, làng túc cầu lại chấn động với một thông tin khác liên quan đến Barcelona: HLV trưởng Tito Vilanova sẽ phải tạm rời băng ghế chỉ đạo vì tái phát căn bệnh ung thư tuyến nước bọt.
Tito-Vilanova.jpg

Tito Vilanova​

Vilanova đã biết căn bệnh của mình từ 1 năm trước, song ông gác lại việc trị bệnh để có thể tiếp tục công việc. Một năm trước, nghĩa là khi Pep Guardiola vẫn còn tại vị, và cái danh sáng láng “HLV trưởng Barca” vẫn còn chưa treo trước mắt Tito. Ông đơn giản là chỉ muốn làm việc, muốn được gắn bó với sân bóng.
Vilanova chỉ chịu rời Barca một cách lặng lẽ khi sức khỏe không còn cho phép ông tiếp tục. Và hình ảnh của Vilanova dễ khiến người ta nhớ đến một ngôi sao khác của Barca: Eric Abidal. Anh cũng đã chiến đấu với một khối u ác tính ở gan và tiếp tục chơi bóng cho đến tận khi bệnh tật không còn cho phép.

Vilanova, Abidal và cả cậu bé Gabriel Muniz kia, dù chỉ là thành viên của Barca trong một thời gian rất ngắn (ở kỳ tập huấn Hè), nhưng đã làm rất tốt vai trò của một đại sứ cho câu khẩu hiệu: “Hơn cả một CLB”.
abidal.jpg

Eric Abidal​

Barca là một phần của bóng đá, nghĩa là có cả mặt xấu và mặt tốt. Họ cũng nợ thuế, cũng chơi xấu trong nhiều trường hợp. Nhưng nếu nhìn từ hình ảnh của những con người ấy, thì dường như họ đã chọn sân bóng là nơi cứu rỗi mình khỏi những bi kịch của phận người.

Và cũng không ai quên Salvador Cabanas. Việc cựu tuyển thủ Paraguay sống sót sau khi bị bắn vào đầu bởi trùm ma túy Balderas Garza 2 năm về trước đã đáng được coi là một sự thần kỳ. Nhưng chỉ sống thôi thì Cabanas không hài lòng: anh muốn được quay trở lại sân bóng.

Suốt 2 năm, “Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ 2007” đấu tranh với những di chứng của phát đạn vào đầu, đặc biệt là chứng mất trí nhớ ngắn hạn. Để rồi tới ngày 20/1/2012, anh bắt đầu lại sự nghiệp. Khi rời sân cỏ, anh đang là Vua phá lưới giải vô địch Mexico. Khi quay lại, Cabanas ký hợp đồng với một CLB hạng Ba tại Paraguay.
Salvador-Cabanas.jpg

Salvador Cabanas​

Đến tận tháng Tư, Cabanas mới có trận đấu đầu tiên, thi đấu trong 40 phút và nhận được những tràng vỗ tay không ngớt từ các khán đài. CĐV đã đứng dậy để đón chào anh quay trở về với sân bóng. CLB của Cabanas giờ đã thăng lên hạng Nhì.

Sân bóng trong những câu chuyện trên, không còn là một đấu trường thể thao. Nó giống như một thánh đường, nơi những con người đang phải gánh chịu bi kịch cuộc đời tìm đến để mong chờ một sự cứu rỗi. Nó tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu với cuộc sống.
Stilyan-Petrov.jpg

Stilyan Petrov​

Stiliyan Petrov, đội trưởng của Aston Villa và ĐT Bulgaria đã phải dừng sự nghiệp hồi tháng 8/2012 vì bệnh bạch cầu. Người ta cho rằng Petrov là một nạn nhân của thảm họa nguyên tử Chernobyl (diễn ra gần quê hương anh).

Nhưng Petrov vẫn mơ về một ngày được quay trở lại sân bóng. Các đồng đội ở Villa Park vẫn để dành cho anh một tấm băng đội trưởng, để thể hiện niềm lạc quan. Hình như, càng gần với những nỗi đau, người ta lại càng hướng tới những “thánh đường cuộc đời” của mình mạnh mẽ hơn...

Nguồn: Bóng Đá + | Điều kỳ diệu từ tình yêu sân cỏ | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Nền kinh tế - bóng đá: Khủng hoảng, khủng hoảng và... khủng hoảng

Nền kinh tế - bóng đá: Khủng hoảng, khủng hoảng và... khủng hoảng

Ngoại trừ thành tích phi thường của ĐT Tây Ban Nha và cá nhân cầu thủ Messi, điểm nổi cộm nhất trong năm 2012 của bóng thế giới chính là vấn đề khủng hoảng. Cơn suy thoái của nền kinh tế-tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến bóng đá, khiến những đại gia quen đốt tiền mua cầu thủ nay cũng phải rặn từng đồng, còn các đội bóng nhỏ hơn thì muối mặt nhận tài trợ của nhà thổ hoặc cơ sở dịch vụ mai táng...
Tien.jpg

ĐT TBN dù vô địch Euro 2012 nhưng cũng không đem lại nhiều dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế nước này​

GỒNG MÌNH CHỊU CƠN BÃO TÀI CHÍNH
Hiếm khi bóng đá thế giới trải qua một đợt chuyển nhượng thầm lặng như mùa Hè 2012. Khi ấy, người ta vẫn cứ ngỡ rằng đội bóng giàu nhất thế giới Manchester City không hề tăng cường lực lượng (trên thực tế, nhà vô địch Premiership vẫn chưa giới thiệu cầu thủ nào mới ở thời điểm họ đã bắt đầu mùa bóng mới, ở trận tranh Community Shield).

Tại TBN, hai đại gia Barcelona và Real Madrid quen tiêu tiền như nước cũng chỉ đợi đến gần hết mùa chuyển nhượng mới tăng cường lực lượng, chủ yếu là để đối phó với sức ép từ giới hâm mộ (chẳng lẽ không mua). Tại Đức, nhà vô địch Borussia Dortmund gần như chỉ mua thêm mỗi Marco Reus, vừa đủ thay thế Shinji Kagawa đã ra đi.

Tại Italia, gần như không thấy Inter Milan chuyển động trong khi AC Milan tranh thủ đợt chuyển nhượng chỉ để chấm dứt quan hệ với hàng chục công thần, chủ yếu để tinh giảm biên chế, thu hẹp quỹ lương. Juventus cũng chẳng hơn gì. Nhìn chung, toàn Serie A đều ở tình trạng “im phăng phắc”.
AA.jpg

Suy thoái kinh tế khiến ManCity của HLV Mancini không còn mua sắm đã tay như các mùa trước​


Đại gia còn như vậy, đối với các đội nhỏ, khỏi nói tình hình tài chính bết bát trong năm 2012 khiến họ khó khăn thế nào trong việc “săn đầu người”. Đấy là một phần nguyên nhân vì sao bây giờ, nhìn đâu cũng thấy những khoảng trống lớn, những nhược điểm chuyên môn mà các đội bóng hàng đầu châu Âu để lộ rất rõ.
Ngay cả các tượng đài trong làng huấn luyện, tưởng như bất khả xâm phạm, cỡ Jose Mourinho hoặc Arsene Wenger, còn bị NHM đòi sa thải, thì đủ biết Real Madrid hoặc Arsenal mùa này yếu như thế nào. Mà cũng chẳng riêng gì họ. Tin đồn về khả năng mất ghế của Roberto Mancini ở Manchester City, nghe mãi riết cũng thấy nhàm. Chelsea thì đã thật sự thay HLV.

Tất cả đều liên quan đến khó khăn chung về tình hình tài chính. Đã bao lâu rồi, kể từ khi bạn nghe đến khái niệm “kỷ lục thế giới” trên thị trường chuyển nhượng? Từng có dạo, kỷ lục về giá chuyển nhượng thay đổi hàng tháng, thậm chí chỉ trong vài ngày, chứ không phải đợi đến mùa chuyển nhượng kế tiếp!

THÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ CÒN HƠN VÔ ĐỊCH EURO
Ở Hy Lạp - một trong những “kinh đô khủng hoảng kinh tế”, báo chí đã viết rất nhiều về một đội bóng phải nhận tài trợ, và đương nhiên phải quảng cáo cho nhà tài trợ của họ, vốn là một... nhà thổ. Hệ lụy tiếp theo là những chi tiết suy diễn hoặc hài hước như phần thưởng “nhà trồng được” cho mỗi trận thắng.

Cũng có đội nhận tài trợ từ một nhà tang lễ, và hẳn là không mong được thưởng theo cái cách thưởng của đội nhà thổ. Dù sao đi nữa, đấy không phải là bóng đá đỉnh cao, và đấy là những câu chuyện (dù có thật) mang tính hiếu kỳ, giật gân là chính.

Cần ví dụ nghiêm túc ư, cũng chẳng phải nhìn đâu xa hơn là chính câu chuyện lớn nhất trong năm của thế giới bóng đá. TBN vô địch VCK EURO 2012 như một kỳ tích, đi kèm cơ man kỷ lục thật đáng tự hào. Nhưng theo kết quả thăm dò dư luận của báo La Razon thì có đến 76% số người tham gia đã chọn nền kinh tế ổn định hơn là danh hiệu vô địch EURO - nếu họ được chọn.

Và nếu có đến 80% số người tham gia mong rằng TBN vô địch, thì với 78% trong số đó, nguyên nhân lớn nhất cho ước muốn của họ chỉ là hy vọng “kinh tế sẽ khá lên” nếu TBN vô địch EURO 2012. Song chỉ có hy vọng vô địch trở thành hiện thực, còn kinh tế khá lên thì vẫn chưa thấy đâu.
Tien4.jpg

Một thời, TBN sửa đổi luật thuế để lôi kéo tài năng đến từ nước ngoài, trong mọi ngành nghề lao động. Bây giờ, lại phải đánh thuế “xác đáng” đối với những ngôi sao hốt bạc ở TBN. Hậu quả tất yếu là Cristiano Ronaldo cảm thấy buồn lòng, không còn mặn mà với vinh dự khoác áo Real Madrid nữa. Bao nhiều ngôi sao bóng đá sẽ quay lưng với La Liga, như một hệ lụy buồn cho giới bóng đá TBN trong tương lai?

Ở tầm vĩ mô, UEFA chuẩn bị siết chặt quy định fair-play tài chính. Ở tầm vi mô thì, như đã nêu trên, bóng đá còn đâu giá trị “làm gương cho giới trẻ”, khi bọn trẻ cổ vũ cho một đội bóng có logo của nhà thổ? Những chuyện như thế, ai cũng thấy rõ. Chỉ có điều, bóng đá đỉnh cao cứ phải gồng mình vượt qua giai đoạn khó khăn và hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn, chưa biết là đến bao giờ!

CÁI CHẾT CỦA GLASGOW RANGERS
Đúng dịp đại thượng thọ - tròn 150 năm tính từ ngày thành lập, CLB nổi tiếng Glasgow Rangers bị xóa tên khỏi giải VĐQG Scotland, dù họ chưa bao giờ rớt hạng trong suốt lịch sử tồn tại. Đó là một tấn bi kịch kinh hoàng nhất của lịch sử bóng đá thế giới.
Tien2.jpg

Là thành viên sáng lập của giải VĐQG Scotland, Rangers đang giữ KLTG về số lần VĐQG (54 lần). Thêm vào đó là 33 lần đoạt Cúp Quốc gia và 27 lần đoạt Cúp Liên đoàn. Rangers là đại diện đầu tiên của Vương quốc Anh lọt vào chung kết một trong các Cúp châu Âu (Cúp C2 năm 1961).

Họ đã lọt vào chung kết Cúp C2 lần nữa vào năm 1967 và đăng quang ở đấu trường này vào năm 1972. Cách đây không lâu, Rangers vẫn còn xuất hiện ở trận chung kết cúp UEFA năm 2008. Có 7 lần Rangers được “Cú ăn ba” trong một mùa bóng, và đấy cũng là một kỷ lục.

Giữa năm 2011, Craig Whyte mua lại công ty quản lý Rangers với giá 1 bảng tượng trưng từ tay chủ cũ David Murray. Không lâu sau khi, Craig Whyte ngã ngửa trước món nợ hàng trăm triệu bảng, chủ yếu là tiền thuế. Vô phương, người ta phải tiến hành các thủ tục khai tử Rangers Football Club PLC qua con đường phá sản, vào tháng 6/2012. Thế là đội bóng khổng lồ Glasgow Rangers bị xóa tên khỏi giải Scotish Premier League.

Một công ty mới mua lấy những gì còn sót lại của đội bóng - thực chất chỉ là tấm thẻ thành viên LĐBĐ Scotland. Họ tái đăng ký giải Ngoại hạng Scotland, nhưng không được chấp nhận. Bù lại, Rangers FC (tên mới của CLB) được chào đón ở giải hạng Ba (Third Division, chính xác là giải hạng Tư nếu tính Premier League là giải cao nhất).

Bây giờ, Rangers FC chỉ chơi bóng trước vài trăm khán giả, gặp những đối thủ bé xíu, với hy vọng sẽ trở lại bóng đá đỉnh cao trong khoảng 4-5 năm nữa. Vì sự kiện Rangers bị xóa tên trong bản đồ bóng đá đỉnh cao diễn ra vào lúc EURO 2012 đang sôi động, nên ít ai quan tâm, “than khóc” cho CLB giàu truyền thống này.
Graeme Souness, Ally McCoist, Mo Johnston, Mark Hateley, Mikhailichenko, Andy Goram, Brian Laudrup, Paul Gascoigne, Andriy Kanchelskis, Ronald de Boer, Van Bronckhorst... là những cựu danh thủ từng khoác áo Rangers.

PREMIERSHIP LỖ 361 TRIỆU BẢNG!
Một giải VĐQG nổi tiếng về khả năng kiếm tiền như Premiership lại... lỗ chỏng gọng, chúng ta hiểu thêm sự phức tạp và nguy cơ tan vỡ vì tài chính của bóng đá đỉnh cao là như thế nào.
Tien3.jpg

Số liệu công bố trong năm 2012 cho thấy: 20 CLB thuộc Premiership có thu nhập tổng cộng 2,3 tỷ bảng trong mùa bóng 2010/11 (mùa bóng gần nhất có thể tính được). Nhưng bất chấp nguồn thu khổng lồ đó, các CLB vẫn lỗ đến 361 triệu bảng.

Chelsea thu về 222 triệu bảng nhưng lại chi lương đến 190 triệu bảng, coi như chẳng còn bao nhiêu. Với Man City, càng không phải tìm hiểu nhiều. Họ thu 153 triệu bảng nhưng lại chi lương đến 174 triệu bảng. Đấy cũng chính là vấn đề chung của bóng đá đỉnh cao, buộc UEFA thúc đẩy tiến trình áp dụng quy định fair-play tài chính.

Theo tạp chí Forbes, CLB Man United vẫn dẫn đầu Top 10 CLB giàu nhất thế giới năm 2012. Đấy là giá trị ước tính của CLB, không bàn đến hiệu quả kinh doanh, tình trạng lời/lỗ hoặc nợ nần của họ trong năm 2012. Giá trị của M.U còn cao hơn cả 2 CLB nổi tiếng trong làng thể thao chuyên nghiệp Mỹ là CLB bóng chày New York Yankees và CLB bóng đá kiểu Mỹ Dallas Cowboys.

Nguồn: Bóng Đá + | Nền kinh tế - bóng đá: Khủng hoảng, khủng hoảng và... khủng hoảng | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Kẻ thù của giới cầu thủ: Tàn đời, nát danh vì “con ma men”

Kẻ thù của giới cầu thủ: Tàn đời, nát danh vì “con ma men”

Khi đi đến chung kết một giải đấu quan trọng, các đội thường mang theo champagne. Đó là thứ không thể thiếu trong lúc ăn mừng chiến thắng. Khi giành vinh quang và nghe những lời chúc tụng, màn bật champagne sẽ làm lễ ăn mừng thêm ấn tượng và men của bia rượu sẽ giúp cầu thủ thêm thăng hoa trong men say chiến thắng. Nhưng nếu chỉ có vậy thì đã chẳng có gì đáng nói.
tandoi626.jpg

Hình ảnh bệ rạc của “bợm nhậu” Gascoigne​

QUÁ CHÉN LẬP TỨC GÂY VẠ...
Giữa tháng 1 vừa qua, HLV Bredan Rodgers của Liverpool vừa muối mặt khi phải đến tòa cùng chàng quý tử Anton. Công tố viên cho biết Anton đã phạm tội tày đình là cưỡng dâm một cô gái. Anton là con trai duy nhất của Rodgers nên được ông giáo dục nghiêm khắc còn hơn với học trò. Bản thân Anton là một cầu thủ nhút nhát nên ông Rodgers rất sốc khi con trai phạm tội mà trong mơ ông cũng không nghĩ ra.

Rượu bia là thủ phạm đẩy Anton đến hành động suy đồi, tội ác như vậy. Hồi tháng 6 năm ngoái, Anton cùng đội trẻ Brighton đoạt Sussex Junior Cup nên một số cầu thủ tổ chức đi ăn mừng tại hộp đêm. Do uống quá chén nên đám cầu thủ trẻ này đã dẫn một cô gái mới quen tại hộp đêm về phòng trong khách sạn và truy hoan thác loạn tập thể. Nạn nhân khai tại tòa rằng đã bị Anton và đồng bọn làm nhục khi không có khả năng kháng cự.
tandoi500.jpg

Rượu bia quá đà đã khiến George Best lụi tàn sớm​

Con bị truy tố khiến ông Rodgers rất đau lòng. Vị HLV của Liverpool chỉ biết thanh minh rằng Anton là một đứa trẻ ngoan và nó sẽ không dại dột, không có gan làm điều ngu ngốc như vậy nếu tỉnh táo. Ông Rodgers cũng cho biết ở nhà Anton không rượu bia nhưng có lẽ tại hộp đêm, nó đã nốc nhiều đến mức mất lý trí.

Anton chỉ là một trường hợp rất nhiều cầu thủ gây vạ chỉ vì nhất thời quá chén không làm chủ được mình. Steven Gerrard, đội trưởng của Liverpool và tuyển Anh là người điềm tĩnh và bản lĩnh trên sân nhưng cũng có thể thành kẻ ngu ngốc vì rượu bia khi quá chén. Hồi cuối 2008, Gerrard bị cảnh sát tóm sau khi hành hung người tại quán bar tại Bold Street. Khi cảnh sát đến, Gerrard vẫn nhe răng cười cười theo đúng điệu một gã say.

Rượu không phân biệt người uống là cầu thủ ngôi sao hay người thường, một khi đã quá chén là mất lý trí. Do vậy, dịp lễ lạt tết nhất thì cần liệu sức mình trước khi cụng ly.

... NGHIÊN RƯỢU BIA LÀ RƯỚC HỌA VÀO THÂN
Năm 2000, huyền thoại của Arsenal và bóng đá Anh, Tony Adams đã mở ra trung tâm cai nghiện cho các cầu thủ và nhiều bệnh nhân đến đây điều trị là các cầu thủ nghiện rượu. Adams ý thức được rượu là kẻ thù của cầu thủ bởi ông chính là nạn nhân.

Vì nghiện rượu, Adams thường say xỉn rồi đánh nhau tại hộp đêm như cơm bữa, Adams từng gặp tai nạn xe hơi với nồng độ cồn trong máu cao gấp 4 lần cho phép, từng ngã trên lầu xuống và phải khâu 29 mũi trên đầu, thậm chí từng cầm súng bắn lung tung khi say trong quán Pizza Hut. Adams không chết và không giết chết ai khi say đó cũng là may mắn thần kỳ.

Ngay cả khi không dính tai nạn bên ngoài vì rượu thì nó có thể giết chết một cầu thủ từ bên trong, việc nghiện rượu có thể hủy hoại hệ vận động và tệ hơn là hệ thần kinh. Paul Gascoigne được coi như một tài năng hiếm có của bóng đá Anh hồi đầu thập niên 90. Nếu không vì nghiện rượu, Gazza xứng đáng có một sự nghiệp lừng lẫy hơn nhiều thay vì chỉ vì khoác áo các đội bóng làng nhàng và một vài danh hiệu khiêm tốn.

Vì nghiện rượu, thể lực của Gazza bị bào mòn nên không thể duy trì được phong độ đỉnh cao. Rượu hủy hoại hệ thần kinh khiến Gazza từ một cầu thủ hiền lành biến thành kẻ vũ phu đánh đập vợ con rồi bập vào ma túy. Ở tuổi 45, nhiều đồng đội của Gazza thành danh với nghề HLV hoặc vui vẻ hưởng thụ cuộc sống điền viên nhưng Gazza như một ông già mà vợ con không muốn gần. Sức khỏe và tinh thần suy sụp, Gazza luôn nghĩ rằng mình sắp chết.

Những cầu thủ nghiện rượu nặng mà không thể dứt nổi thường đoản thọ cả tuổi nghề lẫn tuổi đời. Nếu George Best không nghiện rượu, ông đã cống hiến cho M.U nhiều hơn thay vì rời đội khi 28 tuổi và qua đời khi mới 59. Nếu không nghiện rượu, Garrincha có lẽ đã sống đến tận bây giờ thay vì qua đời năm 1983 khi mới 49 tuổi.

BS LÊ THỊ TUYẾT PHƯỢNG (VIỆN 115 - TPHCM): Không nên uống rượu với các thức uống có gas
- Khoa học định nghĩa rượu là gì?
+ Trong đời sống, rượu được hiểu là các thức uống có chứa cồn được chế biến với rất nhiều dạng: rượu, bia, nước giải khát có gas... Khoa học hơn, chúng ta hiểu rượu là một dung dịch gồm chủ yếu là nước và 1% đến 50% cồn tính theo thể tích (vì vậy được gọi là rượu từ 10 đến 500), ngoài ra nó còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên ở mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Tuy nhiên thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra các hậu quả của rượu là cồn Ethylic.

- Khi uống rượu, cơ thể sẽ chịu phản ứng như thế nào?
+ Khi uống, rượu sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào máu & sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.

Về hấp thụ, mức độ hấp thu rượu tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống... Rượu được hấp thụ trực tiếp vào máu mà không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác.

Sự hấp thụ này xảy ra một phần nhỏ (20%) ở dạ dày và phần lớn là ở ruột non. Tốc độ hấp thụ sẽ chậm hơn (người uống rượu sẽ lâu say hơn) nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn trống rỗng vì lúc này sẽ có hiện tượng co thắt cơ dạ dày khiến cho rượu trong nhất thời không xuống được ruột non.

Ngược lại, nếu rượu được uống cùng lúc với các loại nước có gas như soda, coca... tốc độ hấp thụ cồn sẽ gia tăng (vì thế uống bia, rượu xen lẫn với thức uống có gas thì mau say hơn). Sau đó rượu được đưa vào máu để phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

Về hóa giải, cơ thể sẽ hoạt động thải rượu ra ngoài ngay khi được hấp thụ vào máu, một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu), đa số còn lại (90% hay nhiều hơn) được chuyển hóa ở gan nhờ chất xúc tác (NAD).

Tác hại của rượu
- Tác hại tức thời: gây ra những thay đổi về khả năng suy nghĩ, phán đoán, trí nhớ, khả năng làm việc, học hỏi... Ngoài ra, nồng độ rượu trong máu cao sẽ gây liệt các trung tâm điều khiển tim mạch, hô hấp và dẫn đến tử vong. Khi uống nhiều rượu sẽ gây nôn ói, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, viêm dạ dày cấp, chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy cấp... Rượu còn có thể gây ra cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.
tachai500.jpg

Các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi rượi bia​


- Tác hại lâu dài: Nghiện rượu và nếu kéo dài sẽ làm thay đổi nhân cách, sa sút tâm thần ở người nghiện, ích kỷ, không quan tâm đến gia đình, thiếu trách nhiệm trong công việc, giảm sút về đạo đức... Cuối cùng có thể đưa đến chứng loạn thần kinh do rượu. Rượu còn gây ra bệnh xơ gan do rượu, ung thư gan, các bệnh lý về tiêu hóa (viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy mãn), các bệnh tim mạch (xơ mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...), các bệnh về nội tiết: rối loạn tăng trưởng, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, bất lực ở nam. Ngoài ra, người đàn ông nghiện rượu có thể bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, rối loạn tâm thần.

Nguồn: Bóng Đá + | Kẻ thù của giới cầu thủ: Tàn đời, nát danh vì “con ma men” | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Nghi án “qatar mua world cup” của tờ france football

Nghi án Qatar mua quyền tổ chức World Cup: Sự bê bối trong ngôi nhà quyền lực

FIFA từ lâu đã được gọi là... MAFIFA bởi cách làm việc đầy mờ ám của họ. Việc tờ France Football thổi bùng lên nghi án "Qatar dùng 75 tỷ euro mua quyền đăng cai World Cup 2022" thực ra chỉ là sự kiện mới nhất liên quan đến MAFIFA. Vấn đề là nhiều người lo ngại scandal này bùng lên rồi... thôi, cũng như biết bao lần trước đó.
Qatar.jpg

TỪ 8 YẾU TỐ ĐÁNG NGỜ
France Football là một tờ báo Pháp. Và khi một ấn phẩm uy tín của nước Pháp nói về 2 nhân vật đầy quyền lực của nước Pháp gồm cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và chủ tịch UEFA đương nhiệm Michel Platini thì đấy dứt khoát phải là những tài liệu rất đáng tham khảo.

France Football tỏ ra hết sức tâm huyết với cuộc điều tra này. Họ dành hẳn trang bìa để đăng tải lời cáo buộc Qatar mua phiếu bầu, gọi nó là một vụ Qatar-gate và dành thời lượng đến 20 trang nội dung cho nó.

Nổi bật trong phần nội dung là tiết lộ về một cuộc gặp gỡ giữa Sarkozy lúc còn giữ chức tổng thống với chủ tịch UEFA Platini vào tháng 11/2010. Sarkozy đã yêu cầu Platini, người được cho là sẽ bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Mỹ, bầu cho Qatar vì những lý do liên quan đến địa chính trị.

Sarkozy và Platini cùng gặp gỡ Thái tử Qatar là Sheikh Tamim bin Hamad bin Khalifa Al-Thani bàn thảo vì những khoản đầu tư của nước này cho bóng đá Pháp. Kết quả của cuộc gặp này? Platini quả đã bỏ phiếu cho Qatar và Paris Saint Germain được những nhà đầu tư của quốc gia này bơm tiền khủng khiếp.
Qatar2.jpg

Đấy chỉ là 1 trong số 8 yếu tố đáng ngờ mà France Football nêu trong loạt bài của mình để nói lên những bí ẩn sau hậu trường của FIFA. 7 yếu tồ còn lại gồm:

- 1/ Hai vị quan chức trong LĐBĐ châu Phi Issa Hayatou (Cameroon) và Jacques Anouma (Bờ Biển Ngà) đã bán phiếu bầu của mình để đổi lấy 1,5 triệu USD mỗi người. Người tung ra cáo buộc này - Phaedra Al Majid trong nhóm vận động đăng cai cho Qatar - sau đó đã rút lại lời nói của mình một cách đầy bí hiểm.

- 2/ Qatar "tài trợ" cho Đại hội LĐBĐ châu Phi 2010 số tiền 1,25 triệu USD. Đổi lại, phái đoàn đăng cai sẽ được tiếp xúc thân mật với 4 nhân vật châu Phi trong Ban chấp hành FIFA.

- 3/ Một trong 4 nhân vật ấy - Amos Adamu (người Nigeria) - đã bị đình chỉ mọi hoạt động liên quan đến bóng đá ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. Đấy là vì tờ Sunday Times đã phanh phui một scandal liên quan đến vị này. Qatar bị cáo buộc đã tài trợ cho một bữa tiệc thịnh soạn trước thềm World Cup với giá 1 triệu USD. Người đứng ra tổ chức bữa tiệc này chính là con trai của Adamu.

- 4/ Một đại diện của phái đoàn Qatar được đề nghị chi hàng triệu USD để giúp bóng đá Argentina, đổi lại là lá phiếu của chủ tịch liên đoàn Julio Grondona.

- 5/ Quốc gia Trung Đông này - thông qua các công ty của mình - đã có nhiều ký kết bộn bạc với vị chủ tịch đầy tai tiếng của LĐBĐ Brazil Ricardo Teixeira.

- 6/ Một thỏa thuận "ngọt ngào" giữa Qatar và LĐBĐ Tây Ban Nha được thông qua. Tây Ban Nha sẽ đến đây đá một trận giao hữu và bỏ túi hàng triệu USD. Đổi lại, chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha Angel Villar sẽ tuân thủ "luật im lặng". Villar thỏa thuận sẽ bỏ phiếu cho Qatar đăng cai World Cup 2022, bù lại Qatar sẽ bỏ phiếu cho liên danh Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha đăng cai World Cup 2018. Nhưng sau đó liên danh này thua Nga khá dễ dàng. Villar bực bội muốn làm to chuyện nên Qatar trám tiền bịt miệng.

- 7/ Công ty thể thao Aspire chi hàng triệu USD phát triển bóng đá trẻ ở những quốc gia có thành viên trong BCH FIFA.

BÙNG LÊN RỒI... THÔI?
Bài điều tra công phu của France Football quả có nhiều yếu tố đáng chú ý. Nhưng làm phỏng vấn nhanh một loạt những nhân vật cấp cao, tuyệt đại đa số đều không tin có chuyện bầu lại.

Nước Anh, dù tức anh ách vì thất bại thảm hại trong chiến dịch tranh cử, nhưng tất cả những gì họ có thể làm là chửi vài câu bâng quơ mà thôi. Họ có những nhân vật tầm cỡ nhưng lại thiếu những cách vận động tầm cỡ.
Ban đầu, người ta đánh giá Qatar thấp nhất trong số các ứng viên, nhưng rốt cục họ lại chiến thắng trong khi Anh và Australia mất đi một số kinh phí khổng lồ cho việc vận động tranh cử. Đến cả những người hứa bỏ phiếu cho họ rốt cục cũng trở mặt bầu cho Qatar vì đối tác này "biết điều hơn".

Nói đến Qatar, không thể không nhắc đến Mohammed bin Hammam, cựu chủ tịch LĐBĐ châu Á từng muốn cạnh tranh ghế chủ tịch FIFA với Blatter. Ông ta còn hô hào đưa ra những thay đổi bởi Blatter "quá tham nhũng và ấu trĩ".

Kết quả chính Bin Hammam phải thân bại danh liệt vì bị Blatter phản công. Blatter đang trong những năm cuối của nhiệm kỳ cuối chủ tịch FIFA. Chẳng cần bầu bán gì người ta cũng đã biết Platini sẽ là người kế nhiệm. FIFA đầy rất những bất công và hoài nghi như thế. Nhưng có ai thay đổi gì được? MAFIA là nằm ở chỗ đó.

Cho đến bây giờ, việc liệu Sepp Blatter có mua chiếc ghế chủ tịch FIFA hay không và mua như thế nào vẫn là một nghi án lớn trong lịch sử bóng đá thế giới. Song dù thế nào, uy tín của FIFA có thể bị lung lay, nhưng những quyết định họ đưa ra là không thể đảo ngược và những chiếc ghế quyền lực của làng bóng đá thế giới vẫn vững như bàn thạch.

Nguồn: Bóng Đá + | Nghi án Qatar mua quyền tổ chức World Cup: Sự bê bối trong ngôi nhà quyền lực | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Bóng đá khắp nơi: Bán đất nghĩa trang cho người hâm mộ

Bóng đá khắp nơi: Bán đất nghĩa trang cho người hâm mộ

Các CLB trên thế giới có nhiều hình thức kinh doanh để kiếm tiền. Họ bán vé cho CĐV, bán bản quyền truyền hình, bán đồ lưu niệm, hợp tác kinh doanh các sản phẩm liên quan đến thương hiệu CLB... Điểm chung của các loại hình kinh doanh trên là phục vụ cho người sống. Nhưng gần đây, các CLB còn phục vụ kinh doanh cho cả người qua đời: bán đất nghĩa trang. Tuy nhiên, trong chuyện này việc kiếm lợi nhuận chỉ là thứ yếu mà quan trọng là sự tôn vinh dành cho những CĐV muốn sống chết với CLB.
NghiaTrang.jpg

Khu nghĩa trang dành cho CĐV của CLB Schalke​

ĐI ĐẦU LÀ BOCA JUNIORS
CLB đầu tiên trên thế giới nghĩ đến việc kinh doanh nghĩa trang cho CĐV trung thành là Boca Juniors, đội bóng hàng đầu của Argentina. Ý tưởng làm nghĩa trang khá tình cờ vào năm 2006.

Khi đó, ban lãnh đạo đội bóng muốn tạo ra một khu riêng làm nghĩa trang dành cho những người cống hiến đặc biệt với CLB, người đó có thể là một vị quan chức đáng kính hay một cầu thủ trung thành với Boca. Ban lãnh đạo Boca đã thỏa thuận với chính quyền Buenos Aires để mua một phần đất trong khu nghĩa trang Iraola, nằm cách trung tâm thành phố 30 km về phía Nam.

Tại đây, họ xây mộ khang trang cho các đời chủ tịch của CLB và trang trí vườn hoa mang đầy phong cách Boca Juniors. Chẳng hạn như trên bãi cỏ xanh mượt lại in logo của Boca, các ghế nghỉ ở công viên nghĩa trang được sơn màu vàng và xanh lam như màu truyền thống của CLB. Ở giữa nghĩa trang có dựng các bảng ghi ảnh và công trạng những người nằm dưới 3 tấc đất.

Nhiều CĐV của Boca, đặc biệt là những người lớn tuổi nói rằng: “Nếu sau này sang bên kia thế giới thì tôi cũng chỉ mong được nằm cạnh các danh thủ của Boca”. Nắm bắt nhu cầu thực tế, Boca đã nhìn thấy ngay cơ hội làm ăn. Họ tính toán rằng phần đất thừa chưa sử dụng làm công viên nghĩa trang có thể làm được 3.000 phần mộ và đáp ứng được nhu cầu của CĐV ngay khi đó.

CLB lập tức thông báo việc bán đất trong nghĩa trang “dành cho những thành viên trung thành đến chết của CLB”. Giá mỗi phần như vậy cũng không hề rẻ, khoảng 1.000 đến 4.000 USD tùy theo vị trí đặt mộ. Tính ra nếu dùng số tiền đó mua đất ở ngoại ô Buenos Aires thì được cả mảnh vài chục mét. Tất nhiên CLB không dại bán hết đất mà bán từng gói, tạo cơn sốt nhỏ để các CĐV tranh nhau.

Ban đầu, đối tượng mua được sàng lọc rất kỹ để đảm bảo không bị giới cò mồi nhảy vào. Những người được nằm ở nghĩa trang CLB Boca phải có thẻ hội viên của CLB lúc còn sống. Với những người muốn mua trước đặt chỗ cho mình sau này cũng được CLB chấp thuận với điều kiện có thẻ hội viên CLB. Cá biệt, có nhà mua sẵn mấy suất liền gần nhau để chuẩn bị sẵn chỗ cho cả nhà sau này.

Orlando Salvestrini, giám đốc makerting của Boca phấn khởi phát biểu: “Các CĐV của Boca rất đoàn kết và họ không đơn độc khi đến đây. Khi họ đến nghĩa trang này, họ có thể cùng nhau cổ vũ cho CLB trên thiên đường”. Lập tức sau đó lời của ông Salvestrini được các CĐV Boca đưa vào bài hát của họ với đoạn: “Cái chết cũng không thể chia cắt chúng ta với Boca vì trên thiên đường chúng ta sẽ cùng cổ vũ Boca”.
NghiaTrang2.jpg

Những kiểu quan tài dành cho các CĐV trung thành của (từ trái sang) Boca Juniors, Hamburg và Schalke​

Ban lãnh đạo Boca còn bố trí cả một thầy tu là CĐV của CLB đến đọc lời nguyện trong mỗi đám tang tại nghĩa trang Boca. Trong mỗi lời điếu văn ông này đọc luôn có đoạn: “Anh sinh ra với tình yêu Boca và yên nghỉ tại miền đất của CLB”. Quan tài dùng tại nghĩa trang cũng được phủ cả cờ của CLB và bài hát của CLB cũng được cử lên trên đám tang...

Khi nghĩa trang mở cửa, rất nhiều CĐV Boca Juniors đã tới đây viếng các chủ tịch quá cố của CLB và họ đều ấn tượng trước phong cách độc đáo của nghĩa trang.

NGƯỜI ĐỨC ĐANG PHÁT TRIỂN
Năm 2008, Hamburg là CLB đầu tiên tại châu Âu học theo cách làm của Boca: mở nghĩa trang dành cho CLB. Là người đi sau nên Hamburg mở nghĩa trang có ý tưởng hơn Boca. Ở khu giữa nghĩa trang, họ làm một sân bóng nhỏ và khán đài chính là dãy mộ. Chỉ có điều khu đất này hơi nhỏ nên chỉ có thể bố trí khoảng 500 phần mộ mà thôi.

Số tiền để có hai mét vuông đất tại đây cũng không hề rẻ và nó phụ thuộc vị trí trên khán đài. Mộ ở khán đài A khu VIP giá đến 10.500 euro còn nếu chọn mộ ở khán đài sau cầu môn thì giá chỉ 2.500 euro. Phần đông người đăng ký đều chọn khán đài sau cầu môn cho rẻ. Ngoài ra, các CĐV xí chỗ trước ở nghĩa trang còn được ưu tiên chọn chỗ gần sân vì họ bảo lúc đang sống còn thích ngồi sát sân để ngắm cầu thủ kỹ hơn thì khi sang bên kia thế giới cũng phải làm thế.

Khu đất làm nghĩa trang của Hamburg gần ngay sân Nordbank Arena nên những hôm có trận thi đấu thì đứng ở nghĩa trang cũng nghe được không khí sục sôi của bóng đá.

Lars Rehder, quản trang của CLB phân tích: “Với các CĐV sống chết với tình yêu Hamburg thì đây chính là nơi lý tưởng để chôn cất họ. Vì khi nằm sâu dưới 3 tấc đất, họ vẫn có thể cảm nhận được sự sôi động của sân Nordbank. Nhiều người nghĩ điều này thật điên rồ nhưng tôi thì không nghĩ thế. Các trận đấu của Hamburg tại những nơi xa xôi lạnh lẽo như Moscow hay Oslo mà các CĐV vẫn đi theo đội xem ra còn điên rồ hơn nhiều”.

Ông Rehder cũng là CĐV của Hamburg, ngoài việc trông coi nghĩa trang ông còn kiêm luôn thợ làm vườn. Hàng ngày, ông mang bình sơn xịt trắng và xanh lam (màu của Hamburg) đi phun vào đám cỏ của nghĩa trang để làm nơi đây đầy không khí Hamburg.

Ông cũng khoe rằng đã ghi di chúc dặn con cháu điều này. Theo ông Rehder, nếu chôn ở đây thì ông rất yên tâm vì xung quanh toàn là fan Hamburg. Ông sợ chôn ở nghĩa trang ngoài mà gần với fan của St Pauli (kình địch cùng thành phố của CLB Hamburg) thì lại “tối ngày choảng nhau”.

Sau Hamburg, đến lượt Schalke mở nghĩa trang dành cho CĐV. Nghĩa trang của Schalke mới mở tháng 12 năm ngoái nhưng so với của Hamburg thì khang trang hơn. Khu giữa nghĩa trang cũng là một sân bóng nhưng được làm thật hơn với cả cầu môn và vòng tròn trung tâm là một vòng hoa phối màu theo logo của CLB.

Sức chứa của nghĩa trang Veltins là 1.904 chỗ lớn gấp 4 lần so với nghĩa trang Nordbank. Sở dĩ có con số lẻ này vì nó ứng với năm thành lập của CLB. Giá mộ phần ở đây dao động từ 1.250 euro đến 5.406 euro tùy theo vị trí trên khán đài và kèm theo 125 euro tiền trông nom hàng năm.

Khu đất của nghĩa trang cũng chỉ cách sân Veltins 500 mét. Vì vậy, các cụ mà chọn chôn ở đây thì cũng có cái hay của nó. Hàng tuần, mỗi khi con cái của họ (nếu là fan của Schalke) có đến sân Veltins xem đá bóng thì rất tiện chạy qua thăm các cụ trong nghĩa trang.

Nguồn: Bóng Đá + | Bóng đá khắp nơi: Bán đất nghĩa trang cho người hâm mộ | Bong da
 

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top