Euro 2020

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452


Thật đáng kinh ngạc. Croatia đá trên sân của Slovakia mà có thể đại thắng đến 4 bàn. Điểm nổi bật là đợt tập trung này họ không gọi Cá Vàng với lý do báo đưa: tâm lý không ổn định. Chẳng lẽ Cá Vàng đã thực sự bị cả CLB lẫn đội tuyển cho nghỉ hưu khi mới 31 tuổi.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Sửa lần cuối:

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Dejong 1 nháy
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Tây Ban Nha lên danh sách dự Euro 2020:

Thủ môn: Unai Simón, De Gea, Robert Sánchez

Hậu vệ: Gayà, Jordi Alba, Pau Torres, Laporte, Eric Garcia, Diego Llorente, Azpilicueta và Marcos Llorente

Tiền vệ: Busquets, Rodri, Pedri, Thiago, Koke và Fabián

Tiền đạo: Dani Olmo, Oyarzabal, Morata, Gerard Moreno, Ferran Torres, Adama và Sarabia
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Copa năm nay có đá không ông @denpietrau ?
Lịch là có đá đấy. Nhưng hôm qua thấy báo đưa tin covid nên Argentina đình chỉ giải trong nước. Mà Argentina lại là chủ nhà Cóp America lần này nên chưa biết có diễn ra không.
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
825
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
31
Barça đồng
233
Euro năm nay mình vẫn nghĩ Pháp vô địch,đang là thế hệ vàng sao chém k hết,Bỉ là ucv số 2,Bồ và Anh cũng khá ngon.Bò tót nhìn k ăn thua lắm nhỉ.Đức h nát rồi dự cũng k khá hơn hồi 2018 là mấy.
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Euro năm nay cơ hội chia đều cho một nhóm 7 đến 8 đội.
Thằng Pháp so về thực lực đúng là có nhỉnh hơn nhưng về lối đá thì lại nhạt chả cho thấy gì vượt trội.
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
825
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
31
Barça đồng
233
H lối đá thực dụng lên ngôi rồi,Pháp hồi WC cũng đá vậy mà hàng thủ chắc chắn là điểm tựa,hàng công năm nay còn bổ sung thêm Ben ú thì cũng k đùa được đâu,đồng đều cả 3 tuyến ngon nhất giải đấu.Hàng thủ có Varane,Lucas Hernandez,Kimbempe,tuyến giữa có Kante Pogba hàng công có Ben ú Đom đóm vs Mp3 ???
 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,112
Được thích
141
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
401
Xet về mặt con ngừoi thì chăc Phap là ứng cử viên số 1 rồi.
Bỉ với Bồ cũng đều nhưng tính ra thì ko bằng Phap.
Còn thằng Anh lợn thì giải nào chả hô hào ứng cử viên, đội bóng của giới truyền thông mà. Mạnh dạn dự đoán thằng Anh vào đến tứ kết rồi đi về :D
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Euro giờ vui ra phết.

Nhớ lại cái thời bác Alfred Riedl sang huấn luyện Việt Nam mà vẫn thấy thú vị. VTV làm hẳn nhiều kỳ cùng nhiều buổi truyên truyền phổ biến kiến thức cho nhân dân túc cầu về quyết định chọn HLV người châu Âu của Đảng và Nhà nước là đột phá, là cách tân với sơ đồ 4-4-2. Tối nào cũng nghe phỏng vấn bác Riedl. Đi cạnh lúc nào cũng có 1 phiên dịch tiếng Anh.

- Đề nghị nhân dân phát âm tên bác cho thật chuẩn nhé: Ăn-phét Rít-đồ (mong bác Riedl trên cao bỏ quá cho)
- Đề nghị nhân dân tích cực chuyển đổi tư duy sơ đồ sang 4-4-2

Ngày nào cũng nghe phỏng vấn, thời sự phân tích đủ kiểu về sự tiến bộ, cách vận hành của 4-4-2 mà đội tuyển Việt Nam sắp áp dụng dưới thời HLV Riedl. Châu Âu lúc đó với 4-4-2, với đôi cánh thể lực được tuyên truyền như thứ bóng đá của tương lai cho đất nước.

Giờ xem mấy trận Euro đến là buồn cười. Ông 3-4-3. ông 4-3-3. ông 3-5-2. Ông 4-4-2. ông 4-5-1.....Nói chung là châu Âu không còn là châu Âu về mặt sơ đồ đội hình nữa. Ý đá bật ban. Anh đá dê dắt. Nghe chừng có vẻ Nam Mỹ ra trò. Cơ mà sau nhiều trận vẫn cứ là lật cánh đánh đầu cho nhanh.
 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,112
Được thích
141
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
401
Bac nói sơ đồ chiến thuật làm e lại nhớ hồi sv đi đá pes với bọn bạn, e toàn đá Roma với sơ đồ 3-6-1, bọn bạn toàn chửi sơ đồ biến thái =)).

Về sơ đồ chiến thuật trong bóng đá bây giờ e thấy nó theo vòng tuần hoàn. Đang 4-4-2 tạt cánh đánh đầu thì chuyển sang 4-3-3 rồi 4-2-3-1 các kiểu. Trong một trận đấu có khi một đội bóng thi đấu với vài sơ đồ khác nhau tùy tình hình.

Bây giờ cầu thủ giỏi tập trung hết về mấy giải đấu hàng đầu châu Âu thành ra phong cách của đội tuyển cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả Brazil bây giờ cũng đá thực dụng hơn ngày xưa nhiều rồi
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Bóng đá bây giờ Châu Âu thống trị ghê quá, các tuyển mạnh nhất đều thuộc Châu Âu, ăn giải Euro bây giờ cũng chả khác gì WC.

Mà thực tế là đã 4 kỳ WC liên tiếp các đội Châu Âu thống trị rồi, trong đó ngoại trừ năm 2014 được tổ chức trên sân nhà thì Nam Mỹ còn có 1 đại diện vào chung kết chứ 3 giải còn lại toàn chung kết nội bộ, năm 2018 thì thậm chí còn bán kết nội bộ.

Thằng Pháp giải VĐQG không quá phát triển mà đào tạo cầu thủ tốt thật, từ lứa thế hệ vàng giai đoạn 98-00 mà chỉ mất có 16 năm để tạo ra một thế hệ vàng mới, dễ trở thành đội bóng đầu tiên ăn 2 cú đúp WC-Euro liên tiếp.

Đức-Ý giàu truyền thống mà lâu lắm rồi không tạo ra được một thế hệ nào nhiều ngôi sao như Pháp hiện tại hay TBN giai đoạn 08-12, thậm chí hiện tại để mà so sánh chất lượng cầu thủ thì BĐN-Anh thậm chí còn nhỉnh hơn.

Bỉ-Hà Lan-Croatia tuy nền bóng đá nhỏ bé nhưng lâu lâu cũng cho ra đời được 1 thế hệ ra trò phết :D.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Câu nhận xét Pháp giải quốc gia thường nhưng đội tuyển lại khủng dẫn đến kết luận: các tuyển thủ của họ đến từ các giải, các CLB hàng đầu thế giới mới chuẩn.

Chứ nhắc đến giải trẻ thì Pháp chỉ là dạng ứng cử viên. Ở châu Âu là Tây Ban Nha, Ý, Đức, Bồ Đào Nha vẫn ngang hoặc trên cơ Pháp. Minh chứng là giải U21 châu Âu gần nhất là đám Tây Ban Nha bá đạo chẳng hạn.

Ở tầm thế giới thì Pháp càng lép vế. Đám Argentinal, Brazil mới là số 1.

Trả lời về 1 tuyển Pháp dạo gần đây hay vô địch thì không dựa nhiều vào lò đào tạo mà phải xét đến vấn đề vĩ mô tầm quốc gia. Pháp là cựu đế quốc thực dân. Nói về địa chính trị trước thể thao thì sẽ thấy đất nước này có hình thức hợp chủng quốc còn hơn Mỹ nhiều. Chính người Pháp đề cao tính bắc ái, nhân văn nên có thể nói khá ít đế quốc thực dân khi xưa lại sẵn sàng mở biên giới để đón các con dân đô hộ về với mẫu quốc như Pháp. Ví dụ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha không hề cho các nước bị đô hộ nhập tịch mẫu quốc như Pháp. Nhớ lại năm ngoái khi phong trào phản đối bạo lực ở Pháp nổ ra khắp nơi (may nhờ Covid nên dập được) thì mới thấy người Pháp quá nhẹ tay và dân chủ. Tình hình lộn xộn của đất nước cũng ghi nhận phần lớn do người dân nhập cư bức xúc xã hội.

Mà thôi lan man hơi dài. Mình đọc bài này trên Tuổi trẻ cũng có quan điểm tương tự khá hay về Euro trong đó có nhắc đến Pháp để tham khảo:


Một kỳ EURO “đa sắc”

TTCT - Euro 2020 sẽ là góc nhìn thú vị về thái độ của từng quốc gia với vấn đề chủng tộc trên khắp lục địa già.

Tuần trước, sau hơn một năm chơi trong những sân bóng không người, đội tuyển Anh cuối cùng cũng bước ra sân Riverside ở Middlesbrough để thi đấu với một đám đông khán giả nhỏ bé, vẫn phải tuân thủ các quy định giãn cách xã hội.

Đó là một trận giao hữu khởi động cho Euro 2020 tương đối lặng lẽ: Anh thắng Áo 1-0.

16233723438348-restricted-02-england-vs-austria-soccer.jpg

Các cầu thủ Anh quỳ gối trước trận giao hữu Anh - Áo. Ảnh: cnn.com


Điều còn đọng lại trong tâm trí không phải là kết quả trận đấu, mà là khi các cầu thủ Anh - một đội hình hết sức đa dạng với 5/11 người đá chính là cầu thủ da màu - quỳ gối trước giờ khai cuộc, một trận chiến nho nhỏ đã diễn ra trên khán đài.

Đã trở thành quen thuộc, khi các VĐV thể thao quỳ gối - hành động bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, trên khán đài sẽ đồng thời vang lên những tiếng huýt sáo la ó và vỗ tay khen ngợi.

Nhắc lại, vào tháng 5-2020, đáp lại vụ sát hại George Floyd và cuộc vận động bắt đầu ở Mỹ rồi lan khắp toàn cầu Black Lives Matter, các cầu thủ Premier League đã nhất trí cùng nhau quỳ gối trước các trận đấu, và trừ vài ngoại lệ, họ đã làm thế cho tới nay.

Nhiều tranh cãi đã nổ ra, như khi các CĐV Burnley thuê máy bay bay ngang sân bóng của họ trước một trận đấu, mang theo tấm băngrôn với dòng chữ “White Lives Matter”.

Trong bối cảnh đó, 24 đội hình ở Euro 2020 sẽ là bức tranh lý thú về sự đa dạng và nhân khẩu học của châu Âu ngày nay.

Các cựu cường quốc thuộc địa

Anh là 1 trong 5 nước (4 nước kia là Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ và Hà Lan) có đội hình rất đa dạng. Câu đố đường lên đỉnh Olympia là có điều gì giống nhau giữa họ. Trả lời: đó đều là những cường quốc thuộc địa cũ.

Dẫu vậy, Pháp và Bồ Đào Nha có những tuyển thủ da đen đầu tiên từ tận những năm 1930, Hà Lan là năm 1960, trong khi mãi tới năm 1978, tuyển Anh mới có người da đen đầu tiên: Viv Anderson. Tới Euro 2020 này, từ 1/3 tới một nửa đội hình những nước đó là các cầu thủ da màu.

Dễ hiểu là ở những quốc gia như vậy, màu da và thành tích của đội tuyển quốc gia ở các giải lớn đã nhiều lần trở thành lý lẽ cho cuộc tranh cãi ủng hộ và chống nhập cư, quyền dân sự và bình đẳng sắc tộc.

Chức vô địch của tuyển Pháp ở hai kỳ World Cup 1998 và 2018 được tuyên xưng là chiến thắng của một nền cộng hòa đa sắc tộc. Nhưng đồng thời, thất bại bẽ bàng ở World Cup 2010 bị coi là bởi xung đột nội bộ do khác biệt văn hóa và màu da.

Với Bỉ, một đội tuyển đa sắc tộc chơi thứ bóng đá hấp dẫn giúp phá vỡ thế bế tắc của tình trạng đối đầu kinh niên giữa hai vùng bản sắc Walloon và Flemish kéo dài bấy lâu nay.

Nhưng các CĐV bóng đá nổi tiếng là mắc chứng đãng trí kinh niên. “Khi thắng”, tiền đạo tuyển thủ quốc gia Romelu Lukaku viết vào năm 2018, “họ gọi tôi là Romelu Lukaku, ngôi sao tuyển Bỉ. Nhưng khi thua, họ gọi tôi là Romelu Lukaku, tiền đạo Bỉ gốc Congo”.



6f2803aa.jpeg

Đội tuyển Pháp vô địch World Cup 2018. Ảnh: telegraph.co.uk




Hình ảnh một châu Âu mới?

Nhóm đa dạng sắc tộc thứ hai trong các đội châu Âu ngoài 5 cựu siêu cường thuộc địa là Scandanavia và vùng châu Âu nói tiếng Đức.

Một chút lịch sử: Đức bị tước hết thuộc địa ở châu Phi sau hòa ước Versailles 1919, Thụy Sĩ, Áo, và các nước Bắc Âu chưa bao giờ có thuộc địa. Nhưng những nước này trở nên đa dạng vì họ phản ánh một thời đại mới của nền kinh tế và tình trạng di cư toàn cầu.

Họ cũng khá thành công trong việc hòa nhập những cư dân mới. Đức chẳng hạn, có nhiều cầu thủ gốc Thổ Nhĩ Kỳ xuất thân từ các gia đình thuộc chương trình xuất khẩu lao động Gastarbeiter những năm 1960 và 1970, những người tị nạn châu Phi mới tới gần đây, và nhiều người nữa rời bỏ Nam Tư vì nội chiến những năm 1990.

Thụy Sĩ, dân số chỉ 8,5 triệu người, có các tuyển thủ gốc Kosovo, Croatia, Bosnia, Albania, Cameroon, Chile, Congo và Sudan.

Ở Đức và Thụy Điển, CLB bóng đá và hội CĐV cũng là những tổ chức rất tích cực trong việc giúp người di cư hòa nhập. Ở Thụy Điển, đó còn là một quốc sách.

Đội tuyển nước này có cầu thủ da màu đầu tiên, Thomas Dahlin, mới vào năm 1988, trong khi ngôi sao lớn nhất của họ, Zlatan Ibrahimovic, là người gốc Bosnia. Lần này, họ có trong đội hình những cầu thủ gốc Macedonia, Congo, Haiti, Ghana và Kenya.

Trong khi đó, Tây Ban Nha và Ý có gam màu rất nhợt nhạt. Dù Tây Ban Nha có các tuyển thủ da đen, sự cân bằng giữa dân xứ Basque, Catalan, và dân Tây Ban Nha (Madrid) mới là điều tối quan trọng.

Ý thì gồm toàn da trắng, trừ hậu vệ Brazil nhập tịch Emerson Palmieri. Cả Tây Ban Nha lẫn Ý, từng là những đế quốc thực dân, không đón nhận một cộng đồng nhập cư lớn.

Người di cư tới hai nước này thật ra chỉ nhiều lên rất gần đây. Người Brazil gốc Ý hay Tây Ban Nha dễ dàng hòa nhập, như Thiago Alcântara của Tây Ban Nha hay Jorginho của Ý - nhưng cầu thủ da màu từ những cộng đồng nhập cư mới vẫn rất hiếm thấy, nhất là khi văn hóa bóng đá nói chung ở các quốc gia này còn hằn dấu phân biệt chủng tộc sâu đậm.

Khi Mario Balotelli, ngôi sao da đen đầu tiên của bóng đá Ý, chơi cho đội tuyển quốc gia, trên khán đài sẽ nghe các CĐV đồng thanh hát vang “Làm gì có người Ý da đen”.

Dù kết quả trên sân có thế nào, Euro 2020 vẫn sẽ cho thấy một lục địa đang bước vào thời kỳ chuyển giao nhân khẩu học.

Làn sóng nhập cư mới từ châu Phi và Caribe đang thay đổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết tầng lớp lao động trẻ - cũng là thành phần xã hội chính để săn tìm các tài năng bóng đá.

Đã có ít nhiều tiến bộ. Một thế hệ cầu thủ mới đã tự tin và quyết đoán hơn những người đi trước trong việc lên tiếng về phân biệt chủng tộc. Nhưng tiếc là chưa thể nói như thế về mọi HLV, chủ tịch CLB, hay cơ quan điều hành bóng đá ở châu Âu.
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Chuẩn rồi! Ngay cả 2 cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Pháp cũng chả phải là dân gốc 100%.

Còn nói về hệ thống đào tạo trẻ ở châu Âu thì TBN là vô đối, thằng Pháp không có cửa để so, Đức thì mới nổi thời gian gần đây cũng chưa thể sánh được. Minh chứng là tất cả các under giải trẻ ở Châu Âu từ 17, 19, 21 thì đội vô địch nhiều nhất luôn là TBN.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Thực ra nếu nói về đa dạng sắc tộc thì Anh cũng chả kém gì Pháp, nói về địa chính trị thì từng có 1 câu nói nổi tiếng "Mặt trời luôn mọc trên nước Anh", các nước thuộc địa của Anh cũng luôn phát triển hơn các nước thuộc địa của Pháp.

Ngoài ra Anh so với Pháp có 1 giải vô địch quốc gia vượt trội hoàn toàn nếu không muốn nói là số 1 thế giới hiện nay nhưng thành tích đội tuyển thì lại rất khiêm tốn nếu so với Pháp.

Cho nên lý giải cho thành công của Pháp thì mình nghĩ nằm ở tư duy đào tạo cầu thủ nhiều hơn, thực tế nếu so với các cường quốc bóng đá ở lục địa già thì Pháp không định hình rõ một trường phái nào cụ thể nhưng lại khá toàn diện.

Nếu như TBN thiên hẳn về kỹ thuật với lối chơi ban bật bóng ngắn, Anh thiên hẳn về sức mạnh , Đức là lối chơi khoa học nhưng có phần khô cứng, Ý thì rất chặt chẽ và tính toán thì Pháp có lẽ là hội tụ được tất cả những phẩm chất ưu tú đó.

Cầu thủ Pháp có thể rất giàu sức mạnh như Kante-Makele nhưng cũng có thể đậm chất hào hoa như Zidane-Platini, giàu tốc độ như Henry-Mbappe hay thậm chí có thể pha trộn tất cả những phẩm chất đó trong 1 bản thể duy nhất, hiếm nền bóng đá nào có thể sản sinh ra được nhiều cầu thủ toàn diện như Pháp.

Pháp chơi bóng dài được, chơi bóng ngắn được, chơi tấn công được, chơi phòng ngự được, cầm bóng nhiều được mà cầm bóng ít cũng được, dù là thể chất-chiến thuật-kỹ thuật thì họ đều có thể thi đấu sòng phẳng với các nền bóng đá hàng đầu khác.

Trong khi đó TBN yếu về mặt sức mạnh, Ý yếu về mặt tốc độ, Đức yếu về mặt kỹ thuật, Anh yếu cả kỹ-chiến thuật => đấy là chúng ta đang so sánh 5 nền bóng đá lớn nhất Châu Âu cũng đại diện cho 5 giải VĐQG lớn nhất còn các nền bóng đá khác thì đương nhiên bị hạn chế về nguồn lực nên không thể so sánh trong suốt cả 1 chiều dài lịch sử được kể cả khi họ cũng toàn diện như Hà Lan chẳng hạn.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Nói thêm về cái luận điểm Đức yếu về mặt kỹ thuật, bản thân mình là fan của bóng đá Đức nên đánh giá rất công tâm.

Thực tế cầu thủ Đức nói về mặt kỹ thuật cơ bản thì siêu tốt, không thua kém bất kỳ nền bóng đá lớn nào cả thậm chí họ còn nhỉnh hơn về độ chính xác và tần suất thực hiện thành công.

Tuy nhiên nền bóng đá Đức ít khi sản sinh ra được những cầu thủ siêu kỹ thuật tức là kỹ năng chơi bóng ở mức độ thượng thừa có khả năng tạo đột biến cao.

Ngay cả Ý nổi tiếng là cái nôi của bóng đá phòng ngự cũng luôn sản sinh ra các nghệ sĩ sân cỏ thực thụ như Baggio-Totti-Del Piero-Pirlo, hoặc như TBN là Xavi-Iniesta-Silva => tất cả những cầu thủ dạng này lối chơi đều rất mềm mại, họ chơi bóng như kiểu bản năng vậy, rất thanh thoát và nhẹ nhàng mà vẫn duy trì tính hiệu quả rất cao, họ thường có những pha xử lý sẽ vượt qua nhưng tiêu chuẩn thông thường do vậy sẽ khó đoán biết.

Còn nói về mặt đào tạo trẻ thì có 1 khoảng cách rất xa giữa độ tuổi U-20 đến độ tuổi U-30, lấy ví dụ U-20 thế giới từng có những đội bóng như Ghana-Ukraine-Serbia vô địch nhưng rõ ràng những đội bóng này để vô địch WC là vô cùng không tưởng.

Lịch sử bóng đá cũng chứng kiến nhiều cầu thủ kiệt xuất nhưng tuổi teen vô cùng bình thường như Zidane-Xavi và cũng có những cầu thủ ở độ tuổi teen vô cùng kiệt xuất nhưng sự nghiệp lại không quá khủng như Owen-Rooney => cho nên mặc dù đào tạo trẻ là nền tảng để có một thế hệ thành công nhưng thành tích ở lứa U-21 trở xuống không nói lên nhiều điều về khả năng thành công của thế hệ đó trong tương lai.

Thực ra quá trình phát triển quan trọng nhất của 1 cầu thủ theo mình là từ 21-25 (có thể thấp hơn với 1 số cầu thủ được tiếp cận bóng đá đỉnh cao sớm hơn) bởi vì từ bóng đá cấp độ trẻ tới bóng đá đỉnh cao thực thụ là một khoảng cách vô cùng xa và cầu thủ nào biết cách thích ứng và phát triển tốt nhất với bóng đá đỉnh cao thì mới có khả năng thành công cao nhất.

Xét như tuyển Pháp hiện nay nếu gọi là thần đồng thì cũng chỉ có Mbappe, một cầu thủ đang được đánh giá cực kỳ cao của họ là Kante thì phải đến năm 25 tuổi mới được biết đến trong màu áo của....Leicester.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Trận Đức - Bồ Đào Nha phảng phất không khí của trận Đức - Brazil năm 2014. Nó cũng tương tự trận Bayern - Bà Xã năm 2019 dưới thời Quique Setien. Đó là một hình ảnh đội bóng không hơn về kỹ thuật cá nhân nhưng lối chơi tập thể cực hiệu quả, sát thương cao và thể chất vượt trội. Đức có thể đập Bồ Đào Nha đến 7-8 trong trận hôm qua nhưng lạ lùng là họ giảm nhịp, thay cả loạt cầu thủ để kết thúc luôn trận đấu ở phút 60. Cách phối hợp đập nhả của người Đức không hoa mĩ như tiki-taka làm hoa mắt đối thủ mà nó hoàn toàn ngả hẳn về khái niệm làm đối thủ mệt mỏi phải chôn chân đứng nhìn. Bồ Đào Nha may mắn khi người Đức nhân từ ở 1 trận vòng bảng.

Trận Tây Ban Nha hoà Ba Lan cho thấy 1 Tây Ban Nha đúng phong cách Lucho. Ông thích ai là nhất quyết bảo thủ giữ cầu thủ đó trên sân, không thích ai thì cứ để cầu thủ đó ngoài sân. 1 Tây Ban Nha thiếu Busi chạy như ngựa, sức trẻ lao ào ào vào đối thủ thiếu hẳn nhịp điệu khoan thai. 1 Tây Ban Nha lộn xộn như đội bóng mới tập trung tập luyện. Tiền đạo về giữa sân. Tiền vệ về hậu vệ còn hậu vệ lao lên cao. Nhìn Bò tót đá đúng kiểu Bà Xã năm 2017 của Lucho. Ngẫm lại đám Tây Ban Nha có cái lệ đá World Cup thì thay Lopetegui. Đá Euro thì loại ông HLV dẫn đá vòng loại. Lucho đúng kiểu cục bộ và bảo thủ. Morata đá thiếu cảm giác thế thì cần cho em nó thời gian để bình tĩnh. Đằng này dùng suốt và bắt nó chạy khắp nơi, nhịp tim lúc nào cũng cao nên chạm quả bóng toàn hỏng. Nhìn ông số 7 đá chẳng khác gì ông số 7 của Pháp cả. Có điều ông số 7 của Pháp khôn hơn, toàn nhịp nước kiệu trên sân nên ập vào ít trượt. Còn ông số 7 của Tây Ban Nha chạy như kiểu phải là cầu thủ gánh đội.

Hay là Lucho học Bồ Đào Nha làm quả 3 trận hoà để đứng thứ 3 lấy vé vớt rồi lại vô địch nhỉ :D
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Bóng đá thú vị ở chỗ nó luôn tồn tại sự kị dơ; ấy bởi vậy thằng Bồ gặp Đức là i như rằng đá như gà mắc tóc, trước trận mình có dự đoán Bồ sẽ thua 1_3 nhưng không ngờ lại lên đến 2_4. Euro năm nay đúng là khó lường và đến giờ chưa thấy có đội bóng nào thực sự nổi bật lên hẳn. Việc Ý toàn thắng cả 3 trận vòng bảng có lẽ khiến fan của họ đáng lo hơn đáng mừng. TBN thì đúng là lão Enrique quá bảo thủ (hay là đang giấu bài) đến giờ vẫn giữ chân gỗ Morata làm chủ công trên hàng công và chưa chịu sử dụng Thiago ở hàng tiền vệ. Dù sao thì việc lấy thêm 4 đội có thành tích tốt thứ 3 ở mỗi bảng thì mọi chuyện đều có thể xảy ra tựa việc thằng Bồ bất ngờ vô địch cách đây 4 năm.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
TBN thì đội hình vẫn còn nhiều nhân tố lắm nên nghiêng về khả năng Lucho giấu bài nhiều hơn, Llorente vẫn còn đang xếp đá RB cơ mà, Azpilicueta chắc để giành cho mấy trận KO, Thiago cũng chưa được sử dụng.

Tuy nhiên cũng phải nói vấn đề của TBN hiện nay là hàng công hơi thiếu những nhân tố đột biến, nói thẳng ra là không có sao, từ sau thời của Torres-Villa thì TBN vẫn chưa sản sinh ra được tiền đạo cắm nào thực sự xuất sắc.

Thời hoàng kim thì TBN có 2 nhân tố tạo đột biến cực kỳ khủng đó là Iniesta-Silva, ngày đó cứ chơi cầm bóng chắc rồi kiểu gì cũng sẽ có những khoảnh khắc đặc biệt đến từ 2 ông này.

Hàng tiền vệ vốn là tuyến mạnh nhất được tạo nên bởi những con người Barca thì bây giờ có ông Rodri được làm học trò của Pep trong 2 năm nhưng vẫn chưa bứt lên được (tố chất thua xa Busquets), Koke thì là sản phẩm của Simeone với lối đá phản Barca, có Thiago thì trải qua mùa giải khó khăn với Liverpool, còn mỗi Pedri đậm chất Barca nhất thì vẫn còn non.

Hàng công thì như đã nói toàn mấy ông đá cho các đội hạng 2 ở Châu Âu(được đá cho hạng 1 thì cũng dự bị là chính).

Tuy nhiên nếu có 1 chỗ dựa để tin tưởng cho TBN thì đó chính là hàng thủ và đá cúp thì hàng thủ thường chiếm hơn 50% mức độ quan trọng, mình đánh giá cao cặp trung vệ Pau Torres-Laporte của TBN, hai thằng thuận 2 chân khác nhau sẽ bổ sung cho nhau rất tốt, cặp FB thì có kinh nghiệm của Alba-Azpilicueta hoặc sức trẻ của Gaya-Llorente khi cần thiết.
 

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top