Hợp tác với SHB và thái độ của chúng ta

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,241
Solutions
1
Được thích
560
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,411
FCBVN vừa 'kết duyên' với một đối tác mạnh: SHB. Đối với đa phần người hâm mộ, nhất là với giới 'vô sản bền vững' thì việc kết hợp với bất kỳ ai không quan trọng bằng việc Barça có thắng trận hay không, Messi ghi bao nhiêu bàn và chúng tôi được tặng cái gì miễn phí. Nếu không, tôi không quan tâm. Quả thật, việc hợp tác này là đỉnh cao nhất đối với mỗi bên nhưng việc còn thiếu kinh nghiệm trong quan hệ và có thể cần nhiều thời gian để định hình sự phát triển là vấn đề cần được phân tích nhằm tháo gỡ vướng mắc hoặc chí ít giúp người hâm mộ thấy tầm quan trọng của vấn đề trong mối liên kết.

1. Thời đại của chúng ta: những ông chủ nhà băng.

Những năm 40 của thế kỷ trước, thế giới định hình nhờ bàn tay của giới tài phiệt. Nếu bỏ qua các hiện tượng mang tính nhất thời như Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít thì rõ ràng các cuộc chiến tranh đã khiến các nhà tư bản giàu lên. Chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu điều này trong các sách giáo khoa. Điều chủ yếu làm họ giàu có qua các cuộc chiến chính là lượng vũ khí được đặt hàng. Liên Xô là một nền công nghiệp quốc phòng khổng lồ cho ra đời một lượng lớn vũ khí mà cho đến một thế kỷ sau này chúng ta cũng không thể so sánh được phần lẻ số lượng họ làm ra phục vụ chiến tranh vệ quốc. Người Đức sản xuất các loại vũ khí hùng mạnh, chất lượng và đông đảo đến nỗi đè bẹp châu Âu lẫn Liên Xô. Cuộc chiến chỉ thay đổi khi người Mỹ với một nền công nghiệp quốc phòng chỉ việc ra lò, không cần di tản, không sợ bom đạn đã phình ra hỗ trợ Đồng Minh. Và cuộc chiến kết thúc ở phía Đông khi Liên Xô cho ra đời thế hệ xe tăng T-34 dũng cảm đương đầu Tiger của Đức. Số lượng xe tăng này sau cuộc chiến có thể trang bị cho toàn bộ khán giả trên Camp Nou mỗi người lái một chiếc chạy đua đến La Rambla và chúng ta sẽ phải đặt máy quay mất gần một tháng để xem được hết số xe tăng đó đi qua mắt mình.

1280px-Char_T-34.jpg


Thế giới được định hình sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nền công nghiệp của Liên Xô phục vụ 'nhà nước của dân'. Do đó nó càng ngày càng thui chột kể cả những nhiệm vụ cách mạng quốc tế cao cả hàng ngày vẫn đòi hỏi cỗ máy sản xuất phải liên tục. Trong khi đó, nền công nghiệp của tư bản đỏ đèn hàng ngày để phục vụ cho giới tư sản mại bản chiếm số ít. Bản chất của thời đại là chúng ta săn đón những sản phẩm từ các nền công nghiệp tiên tiến với chất lượng không thể tin được nếu so sánh với đời sống của chúng ta. Các ông chủ sẽ đặt nhà máy sản xuất tại nơi mình ở hoặc nơi mình có thể can thiệp rồi xuất bản các sản phẩm ra lò trên những 'chuyến tàu vui'.

Giới tư bản phát triển đến mức độ cực thịnh. Tiền nhiều đến nỗi các két sắt không thể chứa được. Họ phải nhờ đến ngân hàng để giữ tiền giúp. Khi đống tiền đó tiếp tục bị chính quyền tăng thuế ngày càng cao hơn, họ gửi chúng ra nước ngoài. Đồng tiền dần luân chuyển trên khắp thế giới khiến nó trở thành một mạng lưới toàn cầu. Nơi nào đánh thuế thấp nhất, an toàn và kín đáo nhất sẽ là nơi lưu giữ các nhà tư sản hùng mạnh nhất. Và bước phát triển tiếp tục tiến tới việc các nhà tư bản tự lập ra ngân hàng cho chính mình để quản lý tài sản của chính mình đồng thời cũng mở ra một mối làm ăn. Đó là thời kỳ các tập đoàn được thành lập với quy mô kinh doanh đa ngành nghề nhằm phục vụ sự chủ động trong kinh doanh của giới tư bản và hạn chế sự thất thoát ra bên ngoài. Trong những năm sau chiến tranh lạnh, chúng ta thấy sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia đã phát triển thành không biên giới và xu hướng đó tất yếu ảnh hưởng đến Việt Nam.

Giờ đây, các xã hội phát triển đẩy xa các nhà máy sản xuất công nghiệp vốn ô nhiễm môi trường ra khỏi địa giới của mình. Mốt và xu hướng bây giờ là đẩy ngành sản xuất đó ra các nước kém phát triển hơn để tận dụng tài nguyên và nhân công ở đó rồi vận chuyển thành phẩm về bán ở chỗ mình. Trong dòng xoay hàng hóa vận chuyển qua lại, các nhà băng ung dung ngồi kiếm tiền bởi sự liên kết toàn cầu này. Muốn khởi nghiệp, muốn kinh doanh, muốn sản xuất cứ phải đến chào hỏi các anh ngân hàng, uốn lưỡi với các quỹ đầu tư. Thời đại của chúng ta đã chuyển từ các ông chủ nhà máy sang các ông chủ ngân hàng.

2. Tại sao Barça chọn SHB

- Trong 110 năm tồn tại của mình, Barça không có tài trợ trên ngực áo. Về sau này, khi kiếm tiền từ quảng cáo mỗi năm hơn 30 triệu (so với việc bán vé một năm tầm 40 triệu thời điểm đó) thì rõ ràng việc đặt cái tên Qatar lên ngực áo giúp ăn lên làm ra ngang 90 nghìn người ngồi kín ghế cả mùa. Lãi quá còn gì. Nhưng, tất cả chỉ là cò con.

La Caixa - ngân hàng lớn nhất Catalan mới là người khổng lồ đứng sau Barça. Tiền đâu ra để xây sân, tiền đâu ra để các ông có thể vung tay tham gia vào các dự án mạo hiểm và mua sắm các bản hợp đồng bom tấn. Cứ phải có ngân hàng để bấu víu. Chẳng thế mà thời Perez vung tiền sắm dải Ngân Hà những năm 2000 thì Real Madrid tý nữa phá sản. Họ phải bán sân của mình cho thành phố và thuê lại để có chỗ chui ra chui vào. Tất cả chỉ là hình thức vì phía sau họ là những ông chủ ngân hàng hùng mạnh.

- Sự phát triển toàn cầu của Barça hướng đến người hâm mộ nước ngoài. Đó là những khoản tiền khổng lồ sẽ rơi vào két của câu lạc bộ nếu thương hiệu Barça được phát cuồng. Người hâm mộ sẽ du lịch đến Barcelona, sẽ mua sắm, tiêu tiền và dĩ nhiên dòng tiền thương mại chảy trong ngân hàng qua những sản phẩm họ đặt mua qua mạng nếu không thể trực tiếp đến sân. Một xã hội tiêu dùng mà không qua một ngân hàng trung gian thì quả là điều kinh ngạc.

- Barça phải chơi với tầng lớp chi phối kinh tế xã hội (những ngân hàng) là điều tất yếu khi quan hệ làm ăn. Đối với Việt Nam, Barça không thể chọn các ngân hàng nhà nước kiểu Vietinbank, Vietcombank hay Agribank. Barça hướng đến các ông chủ tư nhân. Trên thế giới, chuyện các ông chủ ngân hàng ra mặt đổ tiền vào bóng đá không hiếm. Nhưng mạnh mẽ và chi phối như ở Việt Nam thì chắc không nhiều. Giải vô địch quốc gia càng ngày càng mất dần các nhà tài trợ là các ông trùm sản xuất như trước kia. Để nuôi giải đấu và cả những đội bóng, các ông chủ ngân hàng phải ra mặt. Lê Hùng Dũng của Eximbank, Đỗ Quang Hiển của SHB, Nguyễn Đức Kiên của Á Châu, bầu Thắng của Kienlongbank, rồi Navibank, ABC bank, XYZ bank...sẽ đều xuất hiện. Đặc điểm khi có giới tài phiệt ngân hàng tham gia là các đội bóng giàu có hơn, cầu thủ lương cao hơn và giải đấu cũng hoành tráng hơn. Ở họ trước hết là tình yêu bóng đá nhiều hơn là mưu cầu kiếm lời. Thậm chí đến bầu Hiển đã nuôi nghe đâu vài ba đội bóng mà vẫn dành đủ thời gian để đến xem những đội đó đá thì đủ hiểu ông ta máu đến cỡ nào. Muốn chơi, phải chơi với người đó. Và Barça chắc chắn không gà mờ khi điều tra hiện trạng của bóng đá Việt Nam để biết đường hợp tác với ai là hợp lý nhất.

www.fcbarcelona.com.vn-SHB-FCB-Vietnam.jpg


3. Tại sao SHB chọn Barça

Đây là chuyện trong lòng của SHB. Ta chỉ có thể phỏng đoán.

Ông chủ Đỗ Quang Hiển vốn dĩ được đào tạo bài bản về khoa học tự nhiên. Trong thời kỳ đất nước bắt đầu mở cửa, ông lan sang kinh doanh các mặt hàng điện lạnh, điện tử và dần dần phát triển đến tầm cao một tài phiệt trong xã hội. Sở thích hay đam mê với bóng đá đến đâu chưa rõ nhưng sức nóng và sự lan tỏa của các đội bóng trong lòng xã hội Việt Nam là rất lớn. Chúng ta hay nói các doanh nhân đến với bóng đá để quảng cáo cho chuyện kinh doanh của mình. Đó đơn thuần là các mối hợp tác anh - tôi. Các hợp đồng kiểu này chỉ là các thương vụ trao tiền chứ không can thiệp vào nội bộ đội bóng.

Thời kỳ những năm đầu thế kỷ, bóng đá chuyển mình sang xã hội hóa và các đơn vị nhà nước phải dần tách khỏi bóng đá. Công an Hà Nội, Thể Công..v..v.. đều lần lượt ra đi dù có một sự nghiệp lẫy lừng suốt chiều dài lịch sử. Bản thân các cầu thủ tuy đội bóng giải thể nhưng lại được tham gia vào một mô hình bóng đá tiên tiến. Các cầu thủ được chuyển nhượng, có phí chuyển nhượng trên thị trường và lương bổng cao hơn. Các đội bóng đa phần bị các ngân hàng như Á Châu, ACB hay các thương hiệu kinh tế mạnh trong nước 'mua lại' để nuôi sống bóng đá Việt Nam thời kì này. Vào thời điểm này, tập đoàn T&T xuất hiện. Họ là đơn vị bắt đầu xây dựng từ thế hệ trẻ và nhanh chóng vươn lên sau vài mùa thăng hạng để đứng ở giải đấu cao nhất. Có thể coi ông chủ của đội bóng này là một người có tầm nhìn và cái tâm với bóng đá khi xây nhà từ gốc.

Việc Hà Nội T&T vươn lên đỉnh cao của bóng đá Việt Nam tự khắc có tham vọng lấn sân châu lục là điều tất yếu. Khi đã chơi với châu lục, tội gì không chơi hẳn với thế giới. Lúc này, ta có hai điều liên quan đến bóng đá: mời anh sang tôi chơi và nhờ anh dạy bóng cho chúng tôi.

Năm ngoái, SHB chủ động mời được Manchester City sang Việt Nam. Đây là một câu lạc bộ 'mới lớn' của giải ngoại hạng Anh khi được chuyển giao cho thế lực Ả rập và dàn kỹ thuật viên từ mô hình Barça. Thời điểm đó, trong tất cả các tên có thể mời về Việt Nam được thì Mancity là cái tên khả dĩ nhất đạt đủ các yếu tố: có tên tuổi, đạt thành tích cao (vô địch giải ngoại hạng) và được biết đến ở Việt Nam. Nhưng khi sờ vào lò đào tạo trẻ của Mancity thì...cũng thường thôi. Sự kiện Mancity sang Việt Nam là một thất bại khá nặng nề. Một đội bóng vô hồn, thiếu bản sắc, rặt tinh thần thương mại cập bến Việt Nam. Đón tiếp họ là Hội cổ động viên được chính SHB giúp đỡ nhân tiện sự kiện thì 'ra mắt' chào hỏi bạn bè hàng xóm. Việc kinh doanh không khả dĩ khiến ngân hàng này quét ra đa một tên tuổi khác. Nhất là tên tuổi có một lực lượng người hâm mộ hùng hậu, cuồng nhiệt.

Ta có thể kể đến ManU - tên tuổi lớn có lượng cổ động viên chắc chắn đông đảo nhất Việt Nam với rất nhiều Hội cùng mang tên là hâm mộ. Ta có Arsenal với một diễn đàn người hâm mộ đông nhất, thống nhất và cuồng nhiệt số 1 Việt Nam. Sự kiện Arsenal sang Việt Nam đến nay là sự kiện đáng nhớ và đẹp nhất trong lòng người Việt. Nó góp phần thổi ngọn lửa bóng đá rừng rực của ông bầu Đức sang người hâm mộ và đến nay dư âm ăn theo là lứa cầu thủ của lò đào tạo HAGL vẫn còn nguyên sức nóng.

Dưới tầm 2 cái tên trên là Chelsea, Liverpool, AC Milan, Juventus, Real Madrid và Barça.

Tất cả những đội kể trên có lượng người hâm mộ chính thức (hoạt động trên các kênh thông tin của hội) đông hơn những Manchester city, AS Roma, Inter Milan, Newcatstle, Totenham... nhưng không thể sánh với ManU và Arsenal. Hợp tác với ManU không khó. Đây là đội bóng của một ông chủ và đương nhiên cứ giơ tiền ra là xong. Vấn đề là đội bóng này làm tiền số 1 thế giới trong lĩnh vực thương hiệu. Số tiền bỏ ra không hề nhỏ. Việc đưa ManU đến Việt Nam chắc chắn là sự kiện lấp đầy sân Mỹ Đình. Nhưng nó chỉ đủ để trả một phần nửa là cùng tổng chi phí mời họ sang đây. Phải cỡ gấp đôi Mỹ Đình mới đủ thỏa mãn nhu cầu người hâm mộ và hoàn thu. Vế thứ 2, ManU không phải là đội bóng đào tạo giỏi, lối chơi và tư duy chơi bóng của câu lạc bộ này không phù hợp với người Việt Nam. Ký hợp tác đào tạo bóng đá với ManU là tự chuốc lấy thất bại. Thế nên ông đại gia nào mời ManU sang là ông đại gia trọc đầu.

Có thể nói, việc mời và hợp tác với một đội bóng lớn trên thế giới phụ thuộc nhiều vào các yếu tố nêu trên nhưng tiên quyết phải thỏa mãn: số người hâm mộ lớn và có trình độ bóng đá cao.

Trong những cái tên ở tầm dưới ManU và Arsenal về người hâm mộ thì Barça vượt trội hơn về khả năng đào tạo trẻ và hợp tác toàn cầu trong bóng đá. Thương hiệu La Masia thì quá hót khỏi cần phải giới thiệu. Nhưng lượng người hâm mộ Barça ở Việt Nam khi so với một tên tuổi ngang tầm khác là Real Madrid thì cần phải xem xét. Việc xem xét này không phải việc của chúng ta mà là việc của SHB. Họ đã đưa ra sự lựa chọn nghĩa là đã có những đánh giá tổng thể các lý do để bắt tay với FCB.

4. Tại sao SHB chọn FCBVN và thái độ của chúng ta

Việc SHB chọn FCBVN làm đối tác hợp tác là điều tất yếu những vẫn còn bàn cãi.

- FCBVN là Hội chính thức? Sự thật là chưa. Cái chính thức của FCBVN không hề có trên bất kỳ tờ giấy nào từ phía FCB và ta cũng không cần phải giấu. Nhưng nói thế không có nghĩa ta phải e ngại. Tất cả chỉ là vấn đề thủ tục và thời gian. FCBVN là cộng đồng mạnh nhất, có thái độ và hành động hướng tới chuyên nghiệp rõ ràng nhất. Khâu thủ tục rườm rà của phía Việt Nam thì nổi tiếng xưa nay trên thế giới rồi nên không cần phải bực tức. Có chăng việc chính thức được công nhận của hội Real Madrid đã khiến nhiều người chạnh lòng với chính phía FCB. Phải chờ một tờ giấy chứng nhận chưa kết hôn rồi mới yêu thì chắc chắn các bạn đã bỏ lỡ một mối nhân duyên. Với đơn vị như SHB, đó chỉ là yếu tố Đủ.

- FCBVN mặc dù lớn mạnh nhất nhưng không phải là nơi quy tụ đông nhất. Xu hướng của giới trẻ là thích độc lập và tự chủ. Nhất là khi FCBVN chưa phải một cộng đồng thực sự có nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực thì xu hướng tự mình biên đạo cho sở thích của mình càng phổ biến ngày nay trong các bạn trẻ. Với đa phần, nơi nào họ tìm thấy niềm vui thì đó là mái nhà của họ. Điều đó hoàn toàn đúng trong không khí dân chủ. FCBVN chịu trách nhiệm mảng này nhưng cũng buông lỏng mảng này. Nó tuy không phải điều to tát nhưng đối tác SHB chắc chắn nhìn vào và biết đâu vào một ngày đẹp trời, FCBSVN tự dưng xuất hiện (đúng kiểu cái tên trước kia của đám facebook nào đó đặt) và các đối tác lại đánh giá cao hơn FCBVN thì lúc đó bò đã mất rồi.

- Trong việc hợp tác, các ngân hàng chắc chắn không thể chào mời bạn vay tiền của họ hoặc gửi tiền cho họ. Mục tiêu của xã hội tiêu dùng thỏa mãn hai chữ tiện lợi sẽ là mảng làm ăn mạnh nhất cho các ngân hàng trong tương lai. Điều đó đồng nghĩa mỗi người sẽ chi tiêu qua các tiện ích như thẻ tín dụng. Đây cũng là chuyện các ngân hàng mong chờ nhất ở số người hâm mộ bóng đá. Bỏ qua các chiêu quảng cáo kiểu in hình cầu thủ Barça lên thẻ (thỏa mãn nhu cầu thích mắt lúc đầu) hay việc dùng thẻ đỏ mua đồ của Barça có giá ưu đãi thì việc sở hữu một chiếc thẻ tín dụng là cách thức tiêu dùng thông minh nhất hiện tại. Bạn đang sống ở Việt Nam và chưa từng mua sắm trực tuyến. Hãy yên tâm không phải dùng đến thẻ làm gì. Nhưng chỉ cần bạn hòa nhập vào cuộc sống nhanh, vội vàng của toàn cầu mà xem? Bạn sẽ cần một thứ uy tín đặt gạch hoặc thay mặt bạn đi trước một bước nhằm mục đích làm tin và giúp bạn giải quyết các vấn đề mua sắm, đặt phòng du lịch, chuyển tiền cứu nét người đẹp khẩn cấp....Thế giới trực tuyến không cần biết bạn là ai, con ông nào, cháu bác ở đâu mà chỉ cần bạn chìa chiếc thẻ tín dụng ra để chứng minh các bạn là người có tiền (được ngân hàng đảm bảo).

Người hâm mộ bóng đá thường có nhu cầu mua sắm (nhất là mua trực tuyến) các vật dụng của đội bóng yêu thích. Nếu cần chiếc áo Hà Nội T&T, xin lỗi, Hàng Đẫy bán đầy, 15 phút đi xe là có thì cần quái gì thẻ với thiếc cho lằng nhằng. SHB mà trông chờ vào việc mua sắm các đội trong nước thì có mà ăn cơm chan mắm công nghiệp. Mục tiêu phải là người hâm mộ các đội bóng nước ngoài như chúng ta.

quang-cao-FCB.JPG
Hình ảnh quảng cáo thẻ SHB trên trang chủ FCB

Khi đặt đủ các yếu tố SHB lựa chọn FCBVN, chúng ta cũng có thể lật ngược lại vấn đề chúng ta có nhất thiết phải chọn SHB:

- Chúng ta là một cộng đồng khép kín, phi lợi nhuận và mang nặng sự nghiệp dư được xây dựng dựa trên cơ sở niềm tin. Mặc dù đang từng bước trở lên chuyên nghiệp nhưng trong mọi việc hợp tác vẫn không phải là hai đơn vị kinh tế ngang hàng với phía đối tác. Do đó ta vừa có tính chủ động thích chơi với ai và lúc nào cũng được, vừa đa phần có tính bị động chơi cho có.

- Như đã nói ở phần đầu, việc hợp tác với một ngân hàng là đạt đến tầm cao nhất của lợi ích chơi với giới 'quy hoạch' xã hội. Đây là một cơ hội cũng là thách thức ta phải đảm bảo bản sắc từ trước đến nay. Tránh bị tình trạng quảng cáo quá đà kiểu mấy bạn Manchester City tay cầm băng rôn in nhà tài trợ to đùng vẫy trước tivi đầy thụ động. Ngân hàng cũng có rất nhiều ngân hàng. Quảng cáo cũng có nhiều cách để quảng cáo. Miễn sao đừng thái quá. SHB là ngân hàng chính thức đại diện FCB ở cả Đông Dương, họ đang làm nhiều việc có ích cho bóng đá nước nhà và bước đầu thâm nhập vào chúng ta. Thực sự đó là điều may mắn của chúng ta. Nike, Audi, Gillette...đâu có đả động đến người hâm mộ của Barça đâu.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,241
Solutions
1
Được thích
560
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,411
Đến thời điểm này có thể nói rằng mối quan hệ của FCB và SHB chỉ ở mức...xã giao :D.

50561402.jpg


Đây là chuyến du đấu hè của Barça năm 2017. Không chỉ Barça, có đến 8 câu lạc bộ nổi tiếng của châu Âu đã có mặt ở Mỹ để tham dự cúp ICC.

[video=youtube;GoQzbqfoKiw]https://www.youtube.com/watch?v=GoQzbqfoKiw[/video]
Đây là video ghi lại hoạt động của đội và người hâm mộ ở New York. Tham dự ngày hội có Belletti và Titi Henry. Nhưng quan trọng nhất là các hoạt động của Barça đều có mặt của ông CEO Rakuten người Nhật. Có hàng nghìn người hâm mộ đến công viên Bryant để tham gia hoạt động do hội penya ở New York tổ chức.

Ngẫm lại, xin lỗi bầu Hiển khi nói rằng dù ngài có giàu mấy nhưng Việt Nam không đủ tuổi để mời Barça sang đây. Ngài không đủ giàu như Rakuten. Việt Nam ta không đủ chuyên nghiệp như Mỹ và cổ động viên Barça ở Việt Nam cũng không đủ đoàn kết để vượt qua chính mình. À, đội B, đội dự bị thì có khi làm tour vòng quanh châu Á như năm nào chắc cũng có thể nằm trong kế hoạch nhưng chắc chắn: cứ trôi qua một năm, tiền để mời Barça lại tăng lên vài bậc.

50566828.jpg
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top