Barça rồi sẽ trôi về đâu phần 4): Cuộc đấu với hàng phòng ngự thấp

Bình luận
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Mặc cho đã có những cải thiện về cấu trúc cũng như chiến thuật, Barça vẫn sẽ phải chiến đấu để phá bỏ những khối phòng ngự sâu từ các đối thủ dưới thời huấn luyện viên Quique Setién. Điều này sở dĩ xảy ra là do hậu quả của việc suy giảm chất lượng nơi các khu vực trọng yếu.

Trong phần một của loạt bài này, chúng tôi đã chỉ ra chu kỳ phát triển cũng như những vấn đề về cấu trúc đội hình đã khiến cho người Catalan phải lo lắng trong vài năm gần đây. Đặc biệt, chúng ta đã làm rõ cách mà cánh phải của đội tỏ ra bất lực trong tấn công cũng như về một hàng tiền vệ hỗn loạn cả trong cấu trúc lẫn chiến thuật.

Ở phần tiếp theo, chúng tôi phân tích về hệ thống mà huấn luyện viên Setién dùng thường xuyên hơn cả. Trong đó, chúng ta đã nói về lối di chuyển cơ động, kết cấu và về cách mà nó cải thiện việc xây dựng lối chơi ở Barcelona. Trong phần ba, chúng ta cũng đã nhìn về những “ngón đòn” của người khổng lồ.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích cách tiếp cận của thuyền trưởng người Tây Ban Nha để phá vỡ các khối phòng ngự sâu cũng như chỉ ra những nơi mà họ cần phải tranh đấu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét thông qua hai ví dụ là các trận gặp Valencia và Napoli.

Barcelona đã dùng sơ đồ 3-5-2 cho việc xây dựng lối chơi từ phía sau trong trận đấu với Valencia. Tuy nhiên, khi giai đoạn tấn công được định hình và Blaugrana có được quyền kiểm soát, chúng ta thấy giai đoạn tiếp theo của chiến lược lại bị thay đổi. Họ đẩy các hậu vệ lên để tạo thành thế trận 3-3-4.

Cách triển khai ban đầu của Barcelona trước Valencia

Hạn chế của cách tiếp cận với sơ đồ 3-3-4

Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng sơ đồ này có những hạn chế, điển hình là khối phòng ngự sâu của Valencia đã làm khó Barcelona. Như kịch bản được minh họa bên dưới, gã khổng lồ cực kỳ gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào vạch 4 người phòng ngự thứ hai bên phía đổi thủ.

Khối phòng ngự của Valencia đã làm khó Barça

Hai nhóm bốn người của hệ thống này chơi rất gần và liên kết chặt với phía còn lại, và kết quả là Barcelona chẳng thể tìm được một vị trí nào thoải mái giữa hai biên. Điều này buộc Setién và các học trò phải nổ lực hơn để xuyên thủng đối thủ. Nhưng việc này cũng không hề dễ dàng. Như hình bên dưới, Valencia sẵn sàng nhóm đôi để đối mắt với các cầu thủ hoạt động rộng ở cánh của Barcelona. Theo SofaScore, hai cầu thủ đảm nhận nhiệm vụ này của Barça – Ansu Fati và Jodi Alba chỉ có tổng cộng ba nổ lực rê bóng và thành công một trong số đó (33,3%)

Hai cánh của Barça thất bại trong việc thâm nhập khối phòng ngự

Tương tự, Barça cũng không thể làm quá tải tuyến phòng ngự được bổ sung thêm một tiền vệ trong hàng ngang thứ hai. Việc này dẫn đến các cầu thủ Catalan chỉ có thể kéo dài chu trình chuyền bóng mà không có điểm kết thúc. Thật vậy, theo InfoGol, Barcelona chỉ có 3 nổ lực dứt điểm trong hiệp một. Những cú sút này có tỉ lệ thành bàn trung bình khoảng 4.67%, dựa trên mô hình bàn thắng kỳ vọng (xG). Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tốt hơn trong hiệp hai. Cụ thể là sau sự góp mặt của Arturo Vidal ở phút 56. Với cầu thủ người Chile trên sân, Setién đã thay đổi cách chơi một lần nữa.

Thay đổi trong cách tiếp cận

Với việc Vidal chơi cao hơn thay vì Arthur, Quique Setién thiết lập sơ đồ 3-2-5 thay vì 3-4-3. Arturo được chỉ đạo chơi bên cạnh Messi và Griezmann ở hàng công. Kết quả là, Barça cuối cùng cũng thâm nhập được vào khối phòng ngự của Valencia một cách thường xuyên hơn. Hình ảnh dưới đây mô tả cách mà sự tiếp cận mới này gây khó khăn cho Los Ches trong việc thu hẹp vạch phòng ngự cuối của mình, và cuối cùng, mở ra con đường cho Blaugrana có thể khai thác.

Sự thay đổi dẫn đến cải thiện chất lượng hàng công của người khổng lồ

Nhìn vào kịch bản đầu tiên, trạng thái hẹp của hàng thủ Valencia đã mở ra khoảng trống cho hai cánh Barça khai thác với những tình huống tăng tốc và vượt qua. Để phản kháng, Valencia đã phải chủ động giãn vạch phòng ngự thứ hai như trong kịch bản bên cạnh. Chỉ đợi có vậy, hàng công của gã khổng lồ lúc này đã chọn được khoảng trống để xông lên, ngay ở giữa tuyến phòng ngự thứ 2 và thứ 3 của đối thủ. Trong hai phần tiếp tới, chúng ta sẽ nói về những cố gắng khai thác cả hai kịch bản này của đội bóng Catalan.

Tổng quan mà nói, sự thay đổi về mặt hệ thống này đã hoạt động tốt. Cụ thể, theo InfoGol, số bàn thắng kỳ vọng của Barcelona trong hiệp hai là 1.14 so với chỉ 0.14 của chính họ trong hiệp một.

Kịch bản một

Trong kịch bản này, hệ thống co cụm của Los Ches tạo cho Alba thời gian và khoảng không từ cánh trái. Trong khi Griezmann, Vidal và Ansu trực tiếp tiến lên đẩy tuyến phòng ngự cuối cùng của đối thủ về phía sau. Messi sẽ xuất phát chậm hơn, cho phép anh đón được những pha chuyển hướng bóng thông minh từ người đồng đội và tạo nên những cơ hội cực lớn cho Barça trong trận đấu. Không may cho chàng trai của Setién, Cú nhoài người tắc bóng không tưởng của Gabriel Paulista đã chặn được cú sút đó.

Barcelona khai thác khu vực hai biên trước Valencia

Đối diện với Napoli, Barcelona lại ít được thành công như vậy. Như những gì diễn ra trong kịch bản bên dưới, Busquets nhìn thấy Vidal sẽ ở phía dưới sườn phải của đội bóng Ý trước khi hàng phòng ngự của họ có thể xoay sở. Đó là một cơ hội tuyệt vời để Artuto băng xuống.

Barça thâm nhập từ cánh phải

Mặc dù không bị kèm quá chặt, nhưng pha di chuyển sau đó của Vidal đã bị thủ môn của Napoli dễ dàng bắt bài. Barcelona luân chuyển bóng từ khu vực ngoài và mang lại một vài kết quả khác nhau. Mặt khác, các chàng trai của Quique Setién vẫn thường không tìm thấy được vị trí di chuyển thích hợp. Khối phòng thủ của đại diện nước Ý cho phép Junior Firpo nhiều khoảng trống phía ngoài. Tuy nhiên, hậu vệ người Tây Ban Nha đã không lựa chọn phương án tốc độ và Barcelona bỏ qua cơ hội để trừng phạt Napoli của Gattuso.

Kịch bản thứ hai


Lối di chuyển cơ động có được từ sự cân bằng

Trong trường hợp này, Nổ lực của Maksimovic để kèm cặp Arturo tỏ ra khá tốn kém. Khi Vidal xâm nhập vào sâu để nhận bóng từ Messi, người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến cũng theo sát anh ta. Điều này đặt hàng phòng ngự của Napoli vào thể nguy hiểm. Tiền vệ người Chile nhanh chóng tìm thấy Busquets, và thông qua đội phó, bóng được đưa đến chân Semedo. Và hậu vệ người Bồ kiến tạo giúp Griezmann ghi bàn thắng cân bằng tỉ số.

Mặc dù lối di chuyển cơ động này được thực thi một cách rất đẹp đẽ, chúng ta vẫn nhìn thấy được sự hỗn loạn nơi hàng tiền vệ của gã khổng lồ. Busquets và các đồng đội vẫn không thể tuân theo hệ thống đã định trước. Khoảng cách giữa hiện tại với trạng thái lý tưởng vẫn còn khá xa. Thuyền trưởng người Tây Ban Nha sẽ còn phải dành nhiều thời gian để luyện tập để đảm bảo các cầu thủ tuân theo đúng những yêu cầu của hệ thống.

Barça di chuyển để cố gắng phá vỡ khối phòng ngự

Lúc này, Vidal một lần nữa tiến sâu để đón đường chuyền từ Messi, số 22 đưa bóng đến chân Alba đang tiếp cận từ cánh trái. Jordi nhận thấy mình đang trong tình thế 1vs1 với Wass. Tuy nhiên thay vì thực hiện một đường căng ngang cho các cầu thủ đang di chuyển vào, hậu vệ cánh của Barça đã nhả bóng lại tuyến sau cho Messi, và cú sút với ít tỉ lệ thành công hơn đã không thể đưa anh và các đồng đội vươn lên dẫn trước.

Mặc dù, việc thay đổi cách tiếp cận đã giúp Barcelona phá vỡ được các khối phòng ngự sâu, nhưng chất lượng của những bài đánh biên vẫn còn hạn chế khiến cho kết quả chưa đạt được sự tuyệt đối. Tuy nhiên một khía cạnh thú vị từ cả hai kịch bản đó là khi đối thủ bắt đầu phòng ngự sâu hơn theo chiều dọc, Barcelona thường khắc chế bằng cách đẩy hai trung vệ lên cao hơn. Hệ thống 2-3-5 này nhằm đóng hộp các đối thủ trong chính khối hộp của họ.

Những gì thu được

Mặc dù cách tiếp cận của cựu thuyền trưởng Bestis trong cuộc đương đầu với khuynh hướng phòng ngự sâu theo chiều dọc ban đầu tỏ ra không hiệu quả. Con thuyền đến từ Catalan do ông chèo lái vẫn đủ khả năng thay đổi để đạt được công hiệu tuyệt vời. Thích nghi với chiến thuật truyền thống 4-4-3, hệ thống 3-4-3/ 3-2-5 đang mang lại những kết quả tốt cho Quique Setién trên cương vị huấn luyện viên trưởng của Barcelona.

Lý do chính khi Barça phải đối đầu với hệ thống phòng ngự sâu là khả năng hạn chế từ các lựa chọn nơi hai cánh. Đây là một trong những khu vực mà Blaugrana cần phải tận dụng một cách mạnh mẽ hơn. Trong phần 5 của series này, chúng ta sẽ bàn về chính lược chuyển nhượng tối ưu cho câu lạc bộ và phân tích xem Barcelona là thế nào để tái thiết đội hình cho chiến dịch 2020 – 2021 sắp tới.

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.