Bàn về cuộc chiến bản quyền truyền hình

Về vấn đề bản quyền truyền hình, bạn ủng hộ ai?


  • Số thành viên bình chọn
    9

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Thời gian qua, vụ việc tranh chấp bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia giữa VPF - VFF - AVG (và phần nào đó là có cả sự "tham chiến" của VTC) đã diễn biến rất kịch tính với mức độ gay gắt ngày một tăng cao, trở thành một vấn đề thời sự được quan tâm của nền bóng đá nước nhà. Trước khi chia sẻ ý kiến đánh giá về vấn đề này, ta cùng nhìn lại quá trình diễn biến của vụ việc.

Trước tiên là giới thiệu sơ bộ về các bên liên quan:

- Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF): là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các quy định của FIFA. Tuy nhiên VFF hoạt động với chức năng là một cơ quản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bóng đá, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của VFF được quy định tại Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam, được phê duyệt kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BNV ngày 19/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

- Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên và Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu
+ Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (gọi tắt là An Viên): thành lập năm 2006 với ngành nghề kinh doanh: sản xuất chương trình truyền hình; mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các chương trình khoa học - kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực văn hóa, giải trí, thể thao... Trụ sở chính tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Văn phòng đại diện TP.Hà Nội tại địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.
Năm 2010 An Viên có vốn điều lệ 60 tỷ đồng, với 03 cổ đông là Công ty Cổ phần An Viên (51% vốn điều lệ), ông Phạm Nhật Vũ (44,26&), ông Quách Mạnh Lâm (4,73%). Đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT. Ông Phạm Nhật Vũ chính là em trai của ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tổng tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD.
+ Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG): thành lập năm 2008 với ngành nghề kinh doanh: xây dựng hạ tầng truyền hình kỹ thuật số, tổ chức sự kiện, dịch vụ quảng cáo... Trụ sở chính tại TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Văn phòng đại diện TP.Hà Nội tại địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.
Năm 2010 AVG có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, với 6 cổ đông: An Viên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội, Công ty TNHH Sản xuất Chương trình Nghe nhìn Nhân Văn, Công ty Cổ phần Tổ chức Biểu diễn Venus và ông Phạm Nhật Vũ. Đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT.
+ Mối quan hệ giữa An Viên và AVG:
An Viên và AVG là 2 doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân khác nhau, hoạt động trong một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau (nhóm này không phải là tập đoàn). AVG là đơn vị xin chủ trương, đề xuất kế hoạch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị được nhận chuyển nhượng thương quyền đối với các giải thể thao trong nước. Ngày 11/01/2010, hai doanh nghiệp này đã có văn bản thỏa thuận để An Viên là đối tác đại diện và chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền của AVG.

Như vậy, có thể hiểu nôm na An Viên là công ty đứng ra ký kết hợp đồng mua bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam và điều hành toàn bộ hoạt động có liên quan để sinh lãi, với sự chống lưng toàn diện từ AVG.

- Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF): được thành lập với chức năng để tổ chức, quản lý và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam kể từ mùa giải 2012. Có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, với các cổ đông là VFF (35,6% vốn điều lệ) và 28 đội bóng chuyên nghiệp, hạng nhất (66,6% vốn điều lệ). Thành phần HĐQT và BLĐ của VPF cụ thể tại đây.
Ngày 28/12/2011, VFF có nghị quyết giao cho VPF khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại VFF vẫn chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp cho VPF, trong khi Giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia đã trôi qua được 5 vòng. Như vậy có thể nói VPF đang tổ chức, điều hành các giải đấu trong khi mình chưa được cho phép.

- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (VTC) - là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tiền thân của công ty VTC là Xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - Truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV).
 
Sửa lần cuối:

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Phần 1. Quá trình ký kết hợp đồng giữa VFF và AVG

- Đầu năm 2010, AVG có các văn bản và kế hoạch gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị hợp tác lâu dài và trở thành cơ quan bảo trợ cho thể thao Việt Nam.
- Ngày 13/5/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản do Thứ trưởng thường trực Nguyễn Danh Thái ký, ủng hộ đề xuất hợp tác lâu dài, toàn diện trong việc phát triển công tác truyền thông, truyền hình đối với các hoạt động thể thao tại Việt Nam của AVG.
- Ngày 8/6/2010, VFF có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá Việt Nam cho An Viên giai đoạn 2011 - 2030 và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý về chủ trương tại Công văn số 2026/BVHTTDL-VP ngày 16/6/2010.
- Ngày 5/7/2010, Ban chấp hành VFF đã ra Nghị quyết số 280/NQ-LĐBĐVN ủy quyền cho Thường trực Ban chấp hành VFF đàm phán hợp đồng với AVG.
- Ngày 30/11/2010, Thường trực Ban chấp hành VFF đã ra Nghị quyết số 444/NQTT-LĐBĐVN, trong đó đã thống nhất chủ trương hợp tác với AVG trong thời hạn 20 năm (2011-2030) và ủy quyền cho Ban Tiếp thị vận động tài trợ tiếp tục đàm phán một số điểm còn vướng mắc liên quan đến quyền lợi của các CLB.
- Ngày 7/12/2010, đại hội thường niên VFF năm 2010, có 50/75 tổ chức thành viên và 19/23 Ủy viên Ban Chấp hành đã ra Nghị quyết trong đó có nội dung biểu quyết thông qua cho phép VFF ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho An Viên trong giai đoạn 2011 - 2030.
- Ngày 8/12/2010, VFF ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức cho An Viên giai đoạn 2011 - 2030.

Theo Kết luận số 02/KL-TTr ngày 15/02/2012 của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VFF đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đúng theo các quy định của pháp luật và các quy định của VFF khi ký hợp đồng với An Viên.



Phần 2: VPF ra đời và cuộc chiến bắt đầu

- Ngày 14/12/2011, tại cuộc họp báo sau Đại hội cổ đông VPF lần thứ nhất, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách nội chính và đối nội cho biết sẽ tiến hành đàm phán lại hợp đồng bản quyền truyền hình với AVG để giảm thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuống còn 3 năm, thay vì 20 năm như đã ký.

Tuy nhiên, ngay trong nội bộ VPF cũng không hẳn đã đồng tình với dự định này của ông Kiên.
Theo ông Đoàn Nguyên Đức, Phó Chủ tịch HĐQT VPF: “Quan điểm cá nhân tôi rất ủng hộ AVG. Tôi hoàn toàn không phản đối AVG. Nói thực, tôi cho rằng làm việc với AVG còn dễ hơn làm việc với một số đài nhà nước khác. Vì sao? Họ là công ty tư nhân, chúng tôi cũng là tư nhân. Tại sao lại không ủng hộ đồng đội? Chúng tôi làm việc với truyền hình nhà nước khó, chứ tôi tin làm với AVG, chỉ cần một cuộc nói chuyện, hết…vài chai bia với anh Vũ (Chủ tịch HĐQT AVG Phạm Nhật Vũ-PV), là xong rồi”.
Còn ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT VPF nói: “Thông tin anh Kiên nói các CLB không biết về việc ký hợp đồng giữa VFF với AVG là chưa chính xác. Ngày 1/7/2010, tại Nha Trang có cuộc họp về vấn đề bản quyền truyền hình và có tham vấn các CLB. Các CLB đều đồng ý về vấn đề bản quyền truyền hình. Hôm đó HN.ACB không có đại diện dự họp nên có lẽ anh Kiên không nắm được vấn đề. Chúng tôi cũng có đầy đủ văn bản pháp lý để đảm bảo rằng hợp đồng được ký giữa VFF và AVG về bản quyền truyền hình là hợp pháp và công khai minh bạch”.

- Ngày 23/12/2011, VPF có công văn mời AVG tới làm việc về các nội dung liên quan tới bản quyền truyền hình vào ngày 27/12. Ngay trong ngày, AVG đã có công văn trả lời VPF khẳng định chỉ sau khi làm việc với VFF, AVG mới có đủ cơ sở để bàn bạc việc hợp tác với VPF về các vấn đề liên quan đến hợp đồng giữa AVG với VFF. AVG cũng đề nghị VPF cho ý kiến bằng văn bản những nội dung thật cụ thể, AVG sẽ khẩn trương nghiên cứu trên tinh thần phối hợp chặt chẽ với VPF.

- Ngày 28/12/2011, VPF có công văn số 16/VPF-PPL do Tổng Giám đốc Phạm Ngọc Viễn ký, đưa ra những “nội dung thật cụ thể” gửi AVG, mà điểm đáng chú ý nhất là việc khẳng định muốn AVG chi tối thiểu 10 tỉ đồng/năm tiền bản quyền truyền hình trong hợp đồng có thời hạn 3 năm.
- Cũng trong ngày 28/12, một số quan chức của VFF đã đến trụ sở AVG để làm việc. Đại diện AVG đã không chấp nhận việc VFF đơn phương chuyển giao hợp đồng bản quyền truyền hình Ngoại hạng và hạng Nhất lại cho VPF. AVG không coi VPF là đối tác đàm phán và nhấn mạnh: “Việc ký và thực hiện hợp đồng là giữa VFF và AVG. Vì vậy, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào (nếu có nhu cầu từ VFF) cần phải được thống nhất trước với AVG để đảm bảo tính kế thừa, toàn vẹn của hợp đồng đã ký. Việc VFF có bất kỳ quyết định đơn phương nào liên quan tới vấn đề bản quyền truyền hình trước khi có sự chấp thuận của AVG sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín và quyền lợi hợp pháp của các bên”.
Về công tác tổ chức giải, AVG khẳng định: “Cho tới hôm nay, AVG vẫn chưa nhận được bất kỳ sự liên hệ nào từ phía VFF (cũng như VPF) để phối hợp tổ chức giải đấu. Vì vậy, AVG yêu cầu VFF tiếp tục là đầu mối và khẩn trương liên hệ, cung cấp thông tin cho AVG liên quan tới công tác tổ chức các giải đấu để đảm bảo các điều kiện tác nghiệp của AVG”.

- Ngày 29/12/2011, VPF đã có động thái "phản pháo" khi tung ra công văn với nội dung xác nhận cho phép VTV được truyền hình trực tiếp và phát lại các trận đấu của giải bóng đá ngoại hạng quốc gia. Đồng thời VPF có công văn gửi AVG đề nghị tách riêng hợp đồng bản quyền truyền hình các giải đấu do VPF tổ chức và đề xuất thời hạn tối đa của hợp đồng là 3 năm cùng mức phí tối thiểu 10 tỷ đồng cho mỗi mùa giải (chứ không phải là 20 năm và mức phí 6 tỷ cộng lũy tiến 10% mỗi năm như đã ký), ông Kiên cũng tuyên bố VPF đã đạt được thỏa thuận cùng VTV về việc Đài THVN sẽ là đối tác của VPF trong việc phát sóng các giải bóng đá trong nước. Đây có thể nói là phát súng đầu tiên khơi dậy “cuộc chiến” bản quyền truyền hình của bầu Kiên nói riêng và VPF nói chung. Vì rõ ràng khi gửi một công văn như thế, VPF đã phủ nhận toàn bộ bản hợp đồng mà VFF đã ký với AVG.

- Căng thẳng giữa AVG và VPF trong những ngày này được đẩy lên cao khi lần lượt ông Phạm Nhật Vũ phát biểu "Những gì mà anh Kiên đã tuyên bố, tôi không tin. Mà quả thật cũng chưa thấy có sự đảm bảo nào trong đó đáng để tin" (toàn văn bài viết ông Vũ tại đây), rồi lại đến ông Kiên tuyên bố: "Chỉ coi AVG là đài địa phương". Cùng lúc đó, ông Nguyễn Trọng Hỷ tuyên bố: “VFF chưa bàn giao hợp đồng giữa AVG cho VPF. Với những gì anh Kiên và VPF làm, họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, không liên quan đến VFF”.
- Cũng trong thời gian này diễn ra "cuộc chiến công văn" liên tiếp giữa VPF với VFF, AVG, VTC. Cứ mỗi lần VFF gửi công văn cho VPF thì ngay lập tức được nhận lại một “phúc đáp” hoàn toàn trái ngược. Sau công văn VPF gửi các đài truyền hình, VFF đã chấn chỉnh VPF rằng “AVG là đơn vị có quyền sở hữu hợp pháp bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam mà VFF đã ký với AVG”. Chẳng phải đợi lâu, ngay trong ngày hôm đó (30/12/2011), bầu Kiên đối đáp và khẳng định: “Chúng tôi không thừa nhận tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF kí với AVG....”

- Ngày 4/01/2012, VPF có công văn gửi lên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng bản quyền truyền hình mà VFF đã ký với AVG. Cũng với những nội dung đó, VPF đã gửi cả công văn trình Thủ tướng Chính phủ về việc này.

- Việc truyền hình trực tiếp các trận đấu thuộc những vòng đấu đầu tiên giải vô địch Quốc gia đã gặp khá nhiều rắc rối. Trong khi VTV được AVG đồng ý cấp sóng sạch để sản xuất thì VTC lại không được sự ưu tiên đó, tuy nhiên VTC vẫn đưa xe màu vào sân để sản xuất và vì việc này, VTC đã bị lập biên bản tại sân Lạch Tray. Ngày 7/01/2012, An Viên đã gửi công văn tới Bộ Thông tin & Truyền thông tố cáo VTC đã có hành vi xâm phạm bản quyền truyền hình hợp pháp. Sau đó, trong các trận đấu thuộc vòng 3, 4 và 5, VPF đã gửi công văn cho phép các đài truyền hình vào sân tự do ghi hình và phát sóng (mà không cần thông qua AVG), mặc cho việc tranh chấp bản quyền còn chưa ngã ngũ. Tuy vậy cũng chỉ có Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã “răm rắp” thực hiện theo công văn của phía VPF, còn VTV và các đài địa phương tỏ rõ tinh thần tôn trọng pháp luật, thỏa thuận với AVG (đơn vị đang nắm giữ hợp đồng bản quyền truyền hình) để ghi hình và phát sóng các trận đấu, thì VTC lại không có một động thái nào hợp tác với AVG mà vẫn đưa xe màu vào sân ở mỗi vòng đấu. Cho dù AVG đã không dưới 2 lần gửi công văn “phàn nàn”, VFF cũng đã có công văn chỉ đạo ráo riết và thậm chí là sau công văn yêu cầu tôn trọng bản hợp đồng bản quyền của AVG mà Tổng cục TDTT gửi trực tiếp (ngày 8/02), VTC vẫn nghiễm nhiên cho xe màu vào sân Hàng Đẫy để ghi hình trận đấu giữa T&T Hà Nội và Thanh Hóa. Ngụy biện cho những lần vi phạm này, phía VTC chỉ đưa ra một cái cớ duy nhất, đó là họ đã được sự đồng ý của VPF.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
Chung quy là VFF ăn tiền của AVG để ký một bản hợp đồng vài chục năm trong khi chỉ không quá 10 năm vấn đề truyền hình tại Việt Nam sẽ sôi như nước trăm độ. Tính ra là hàng chục năm tới thì bóng đá nước nhà sẽ bị một số tay tài phiệt thâu tóm ở mảng truyền hình. Đây là điều phi lý và hợp lý. Phi lý ở chỗ thời gian như thế là quá lâu và có thể vài năm sau giá trị thặng dư của vấn đề này vượt quá tầm nhìn của VFF khi hí hửng được chút tiền. Hợp lý ở chỗ trong khi giải bóng đá mãi gần đây các sân mới bố trí có máy quay thì với hợp đồng này sẽ giúp bóng đá nước nhà được nâng tầm.

Chung quy là cuộc chiến của các tay tài phiệt. Ở tầm AVG là những ông tài phiệt muốn thâu tóm mọi món ngon trong tương lai mà nước mới thoát nghèo như Việt Nam chưa nhận thấy. Ở tầm VPF là những tay tài phiệt với chút lòng yêu bóng đá muốn đấu đá giành lại món ngon đó để chia lại thị phần.

Với người hâm mộ, cuộc chiến này ai thắng cũng được. Lý do đơn giản là cuối cùng tôi cũng được xem bóng đá trực tiếp trên các kênh thông tin cộng đồng. Các ông chiến thế nào kệ xác, miễn là giải nó tốt hơn. Không có chuyện thiếu nợ lương cầu thủ, không có chuyện thổi giá một đứa lên ngang tầm khối tài sản khổng lồ, không có chuyện trọng tài bán độ, không có chuyện bọn cầu thủ nó đá giả lừa khán giả, không có chuyện một tay nhiều tiền ngồi ở băng ghế chỉ đạo nhảy phóc ra chửi bới và hô cả đội ra uống trà đá ở đường biên, không có chuyện khán giả vắng như chùa bà đanh và khi đông thì mạt sát đuổi đánh CDV đội khác, không có chuyện một tay tuyển quốc gia ăn chân đồng đội đến tật cả đời cho bõ ghét.... Cái ông VPF đó có nhiều việc phải làm nhưng việc đầu tiên ông ta làm là việc tranh lại miếng ăn mà ông tuyên bố nó không đúng (dù theo pháp luật là hoàn toàn đúng mà ông cố cãi và còn mang lá bài quen anh thủ tướng ra để doạ), rồi ông quyết đổi trắng thay đen lật lại hợp đồng để giành món ngon mà ông tự tin tuyên bố tớ không thiếu tiền mà chỉ cần công lý. Chả biết ông VPF kia làm gì nhưng đã bị pháp luật thổi còi, khán giả thì lung tung xèng, trận đấu hỗn loạn trong vài vòng. Còn các ông, các ông cứ mạnh mồm tuyên bố tình yêu với quả bóng nhưng biết đâu vào một ngày đẹp trời thì các ông nổi hứng bán quách cho một anh hàng than nào đó với giá rẻ mạt.

Chung quy bóng đá Việt Nam cần một đội bóng có tổ chức quản lý giống như Barca: hội viên lập hiến. Vấn đề bản quyền truyền hình là miếng ăn kinh tế của các đại gia vì ở Việt Nam chưa có chuyện người hâm mộ phát cuồng mở mạng ra xem 1 đội nào đó đá vì bị một đứa bệnh nào đó nó mua miẹ mất cái hình ảnh trận đó và bắt anh em phải xì tiền ra trả mới cho nghía quả banh trên tivi.
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0

Phần 3. Cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc

- Ngày 9/01/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký công văn số 65/BVHTTDL-TTr gửi VFF, các sở VH-TT-DL về việc thực hiện các quy định đối với bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Công văn yêu cầu các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Luật Thể dục thể thao năm 2006, về bản quyền truyền hình và quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp, tôn trọng hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá giữa VFF với AVG. Đồng thời Bộ cũng quyết định thành lập đoàn thanh tra việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc VFF giai đoạn 2011-2030 của VFF với AVG.

- Ngày 12/01/2012, VPF có văn bản gửi Thủ tướng, có nội dung trình bày những bất hợp lý trong bản hợp đồng giữa An Viên với VFF.
- Cũng trong ngày, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm Giải Bóng đá quốc gia được các đài truyền hình truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đồng thời chỉ đạo việc thanh tra Hợp đồng bản quyền truyền hình về Giải Bóng đá quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Ngày 15/02/2012, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra văn bản số 02/KL-TTr, kết luận việc ký Hợp đồng giữa VFF và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận.
- Chiều 15/02, ông Nguyễn Đức Kiên có cuộc làm việc với đoàn Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà đứng đầu là ông Vũ Xuân Thành. Tại buổi làm việc, ông Kiên tiếp tục bảo vệ những quan điểm của mình và yêu cầu Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời rõ 5 điều mà ông cho rằng VFF và AVG đã vi phạm. Đoàn Thanh tra đã có trả lời xác đáng dựa trên căn cứ luật pháp:

“Điều 53 luật TDTT có ghi: VFF, các CLB, các tổ chức và các cá nhân sở hữu các giải đấu do mình đứng ra tổ chức. Tức là VFF, các CLB là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau, chứ không phải đồng tổ chức giải đấu như cách hiểu của ông Kiên. Chính vì thế, khi đứng ra bán thương quyền giải đấu, VFF không phải hỏi ý kiến các CLB. Về giá trị cũng như thời hạn hợp đồng, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá VFF và AVG đã thực hiện đúng quy định của điều 4 và điều 389 bộ luật dân sự vì đã làm đúng nguyên tắc của một bản hợp đồng là tự do thỏa thuận giá trị kinh tế, không chịu sự tác động của đối tượng nào khác. Thanh tra Bộ không đủ cơ sở để thẩm định, số tiền 6 tỉ đồng/năm có lũy tiến sau từng năm là đắt hay rẻ vì chưa từng có tiền lệ. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho rằng do đã thống nhất trong thương thảo nên nếu VFF đòi rút ngắn thời hạn hợp đồng xuống 3 năm thì AVG có quyền từ chối. Trong trường hợp này VFF cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng nếu điều đó xảy ra, AVG lại có quyền kiện và đòi VFF phải bồi thường".

Đoàn Thanh tra cũng rất tự tin với kết luận của mình khi khẳng định: “Bất luận VPF có đưa vấn đề tới đâu thì chúng tôi cũng tự tin vào kết luận của mình. Mọi người phải nhớ rằng kết luận đó có sự xác nhận từ 3 Bộ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Tư pháp. Thêm nữa, có cả sự xác nhận của Ủy ban nhân dân và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa. Nghĩa là, chúng tôi đã làm việc hết sức cẩn thận, chặt chẽ, đúng luật pháp”.



Phần 4: Cuộc chiến leo thang?

- Ngày 16/02/2012, VPF gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ khiếu nại về Kết luận của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- 13h ngày 17/02/2012, các ông bà Lê Hùng Dũng, Phạm Ngọc Viễn, Đinh Thị Thu Trang - đại diện VFF trong HĐQT VPF đã cùng ký đơn gửi ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT VPF bày tỏ sự không đồng ý với việc tiếp tục khiếu nại trên. Sự việc này báo hiệu những rạn nứt ban đầu trong nội bộ VPF. Đồng thời VFF tiếp tục có những động thái cứng rắn khi Phó Chủ tịch Nguyễn Lân Trung đanh thép khẳng định: "VFF là cổ đông lớn nhất và giữ quyền phủ quyết với mọi nghị quyết của VPF. Chúng tôi sẽ làm việc với HĐQT VPF để yêu cầu giải trình về việc ông Võ Quốc Thắng đã ký đơn khiếu nại sau khi đã có ý kiến không đồng ý của đại diện VFF, cổ đông lớn nhất công ty."

- Ngày 18/02/2012, VTC đã quyết định ngừng tường thuật trực tiếp V-League 2012 cho đến khi vấn đề thương quyền truyền hình giữa AVG và VPF được làm rõ.
 
Sửa lần cuối:

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Như vậy là chỉ riêng vấn đề bản quyền truyền hình cũng đã đủ gây "đại náo" nền bóng đá nước nhà trong thời gian qua, kéo cả những cơ quan quản lý Nhà nước cấp cao phải vào cuộc. Mặc dù đã có kết luận của Thanh tra, nhưng trước sự "hiếu chiến" của VPF mà đứng đầu là ông Nguyễn Đức Kiên, cuộc chiến này xem ra sẽ còn dai dẳng và nhiều điều hay ở phía trước. Hãy cùng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này dưới góc nhìn của những Barcamania cuồng nhiệt, yêu bóng đá, yêu Barca nhưng cũng không quên nền bóng đá nước nhà :barca:

Một số chủ đề đưa ra:
1. VPF và VFF-AVG, bạn ủng hộ ai?
2. Hợp đồng kéo dài 20 năm với giá trị 6 tỷ/năm cộng lũy tiến 10% mỗi năm có đem lại lợi ích cho bóng đá Việt Nam?
3. Mục đích thực sự của ông Kiên và VPF ở đây là gì? Có phải họ đang muốn vượt quyền VPF? Liệu có phải thực sự "vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam"?
4. Việc làm của VTC có đúng với luật pháp? Có đúng với tuyên bố của ông Vũ Quang Huy "để phục vụ khán giả" hay là vì mục đích khác?
...

Ta có thể tham khảo thêm ý kiến của những nhà chuyên môn và những người liên quan:

- Ông Nguyễn Đức Trung, chủ tịch Hội Cổ động viên Việt Nam: Hợp đồng 20 năm không có gì bất ngờ.
- Ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch VFF, Phó Chủ tịch HĐQT VPF: Họ la lối và "đấu" kiểu Chí Phèo.
- Ông Hà Quang Dự, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao và ông Trần Bảy, nguyên Tổng thư ký VFF: VFF đẻ con mà không biết dạy và để “con trèo lên đầu” rồi đòi cả quyền làm “chủ hộ”, quyền thừa kế…
- Ông Đoàn Nguyên Đức, Phó Chủ tịch HĐQT VPF: VFF đang làm hại bóng đá Việt Nam.
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Chung quy là VFF ăn tiền của AVG để ký một bản hợp đồng vài chục năm trong khi chỉ không quá 10 năm vấn đề truyền hình tại Việt Nam sẽ sôi như nước trăm độ. Tính ra là hàng chục năm tới thì bóng đá nước nhà sẽ bị một số tay tài phiệt thâu tóm ở mảng truyền hình. Đây là điều phi lý và hợp lý. Phi lý ở chỗ thời gian như thế là quá lâu và có thể vài năm sau giá trị thặng dư của vấn đề này vượt quá tầm nhìn của VFF khi hí hửng được chút tiền. Hợp lý ở chỗ trong khi giải bóng đá mãi gần đây các sân mới bố trí có máy quay thì với hợp đồng này sẽ giúp bóng đá nước nhà được nâng tầm.

Chung quy là cuộc chiến của các tay tài phiệt. Ở tầm AVG là những ông tài phiệt muốn thâu tóm mọi món ngon trong tương lai mà nước mới thoát nghèo như Việt Nam chưa nhận thấy. Ở tầm VPF là những tay tài phiệt với chút lòng yêu bóng đá muốn đấu đá giành lại món ngon đó để chia lại thị phần.

Với người hâm mộ, cuộc chiến này ai thắng cũng được. Lý do đơn giản là cuối cùng tôi cũng được xem bóng đá trực tiếp trên các kênh thông tin cộng đồng. Các ông chiến thế nào kệ xác, miễn là giải nó tốt hơn. Không có chuyện thiếu nợ lương cầu thủ, không có chuyện thổi giá một đứa lên ngang tầm khối tài sản khổng lồ, không có chuyện trọng tài bán độ, không có chuyện bọn cầu thủ nó đá giả lừa khán giả, không có chuyện một tay nhiều tiền ngồi ở băng ghế chỉ đạo nhảy phóc ra chửi bới và hô cả đội ra uống trà đá ở đường biên, không có chuyện khán giả vắng như chùa bà đanh và khi đông thì mạt sát đuổi đánh CDV đội khác, không có chuyện một tay tuyển quốc gia ăn chân đồng đội đến tật cả đời cho bõ ghét.... Cái ông VPF đó có nhiều việc phải làm nhưng việc đầu tiên ông ta làm là việc tranh lại miếng ăn mà ông tuyên bố nó không đúng (dù theo pháp luật là hoàn toàn đúng mà ông cố cãi và còn mang lá bài quen anh thủ tướng ra để doạ), rồi ông quyết đổi trắng thay đen lật lại hợp đồng để giành món ngon mà ông tự tin tuyên bố tớ không thiếu tiền mà chỉ cần công lý. Chả biết ông VPF kia làm gì nhưng đã bị pháp luật thổi còi, khán giả thì lung tung xèng, trận đấu hỗn loạn trong vài vòng. Còn các ông, các ông cứ mạnh mồm tuyên bố tình yêu với quả bóng nhưng biết đâu vào một ngày đẹp trời thì các ông nổi hứng bán quách cho một anh hàng than nào đó với giá rẻ mạt.

Chung quy bóng đá Việt Nam cần một đội bóng có tổ chức quản lý giống như Barca: hội viên lập hiến. Vấn đề bản quyền truyền hình là miếng ăn kinh tế của các đại gia vì ở Việt Nam chưa có chuyện người hâm mộ phát cuồng mở mạng ra xem 1 đội nào đó đá vì bị một đứa bệnh nào đó nó mua miẹ mất cái hình ảnh trận đó và bắt anh em phải xì tiền ra trả mới cho nghía quả banh trên tivi.

Chính xác là ban đầu là cuộc chiến của những tay tài phiệt. Một bên là anh tài phiệt hăng máu Kiên với ý đồ dường như "đã dìm thì dìm đến cùng" VFF. Nhưng rồi sau đó động vào tài phiệt Vũ cũng là một tay máu mặt và cao tay ấn, không thèm ra mặt mà "ủy quyền" cho VFF đòi lại công bằng cho mình, thậm chí còn đem một bài giáo lý với các điều răn của Phật ra. Ông Kiên có thể giàu thật nhưng động vào ông Vũ, ông Vượng thì cũng không phải vừa đâu!

Về lý, với kết luận từ cả 3 bộ và Sở Kế hoạch Đầu tư Khánh Hòa thì bản hợp đồng kia hoàn toàn đúng. Chỉ có khúc mắc về giá trị quá ít và thời gian quá dài thì cái này là việc định giá của VFF với AVG và ta cũng có thể hiểu có cái gì uẩn khúc sau đó. Tuy nhiên luật là luật và đã được luật thừa nhận rồi thì phải tiến hành. Ông Kiên cứ luôn mồm tuyên bố "vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam" là những vấn đề ở tầm vĩ mô đẩu đâu, trong khi vấn đề hiển hiện trước mắt là điều hành cho tốt V-League thì chưa làm được, gần như vòng đấu nào cũng có sự lộn xộn, và cứ nhìn cái cách ông đối xử với tài năng trẻ của bóng đá nước nhà Đinh Thanh Trung thì không biết ông coi cái tôi của mình hơn hay cái chung vì bóng đá hơn?
Vụ việc này có lẽ sẽ còn kéo dài lâu nữa. Để tốt cho bóng đá Việt Nam thì VFF và AVG nên ngồi lại bàn bạc để điều chỉnh hợp đồng theo hướng tăng thêm giá trị cộng mức lũy kế, còn thời gian thì nếu đảm bảo giá trị tốt cũng không vấn đề. Và vấn đề quan trọng nhất là để đúng với mục đích phục vụ khán giả cả nước thì nên để Đài truyền hình Quốc gia VTV phát sóng rộng rãi như trước còn hơn là kẻ cơ hội đục nước béo cò như VTC!
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Vụ này không khéo sẽ kéo lên tới FIFA :)) Hôm bữa nghe anh Kiên "hù" như thế. Mà mình cũng muốn xem lên tới "trển" thì vấn đề nó sẽ rõ ràng ra sao.

Cái quan tâm của nhân không phải là truyền hình nữa mà là làm sao phanh phui và "F5" cái VFF đi cho tương lai nó sáng sủa :D Chỉ có thế ;))
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Biểu ngữ do CĐV CLB Hà Nội đem vào sân trong trận đấu chiều nay với TĐCS Đồng Tháp:

CDV%20CLB.HN.jpg


Có lẽ lại giống như vụ Sài Gòn FC đem hot girl vào sân nhún nhảy để gây sự chú ý. Không biết mấy CĐV "nhiệt tình" kia nhận được bao nhiêu tiền của ông Kiên để làm cái trò này?
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
Cha Kiên nghĩ ra những trò còn hơn cả trẻ con. Cái này khác gì mấy biểu ngữ biểu tình đòi đất của dân mà công an rất đau đầu muốn dẹp bỏ. Dân Hà Nội giờ có đội bóng này làm mất hết cả hình ảnh của CAHN trước kia.
 

quốc

Juvenil B
Đầu quân
27/8/07
Bài viết
183
Được thích
1
Điểm
18
Nơi ở
hội an
Barça đồng
0
Em đồng ý với anh hiển, càng ngày càng thấy mấy ông bầu đã đi quá xa so với những điều mà các ông nên làm!!!
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Bầu Kiên: VFF không làm được thì nghỉ đi.

Có vẻ sự bức xúc đã lên đến đỉnh điểm. Thóa mạ nhau bằng những lời lẽ như thế này thì đúng là không coi VFF ra gì. Sau một loạt những động thái khiêu khích này, liệu VFF có hành động gì để khẳng định vị thế của mình?
Phải quyết liệt hơn nữa. Vai trò và vị trí của VFF đang ngày một mờ nhạt quá rồi!
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Thực ra vụ này nổ ra chúng ta mới thấy Bóng đá Việt Nam nát như thế nào. Nát từ trên nát xuống, nên bao nhiêu năm vẫn thế, thậm chí tầm cỡ của ĐTQG bị hạ thấp đi nhiều, độ thu hút của giải đấu thì không bằng 10 năm trước.

Vụ này VPF đúng là cùn theo kiểu... Chí Phèo, nhưng phải nhìn họ dưới góc nhìn các ông bầu làm bóng đá. Họ muốn có sự cạnh tranh lành mạnh, muốn kinh doanh thì phải có lãi. Thử hỏi tiền bản quyền truyền hình mỗi đội được 90 triệu/mùa thì họ đá làm gì. 6 tỉ VNĐ/mùa bóng trong vòng 20 năm (có lũy tiến nhưng không đáng kể), so với khoảng 70 tỉ VNĐ/3 mùa bóng (nghe nói thế), dĩ nhiên ai cũng nhận ra bên nào hơn. Luật của ta có quá nhiều kẽ hở, nên bản hợp đồng giữa VFF & AVG sẽ "an toàn" khi được "người nhà" thanh tra. Các lãnh đạo VFF ăn quá đủ, quá no khi ký bản hợp đồng này với AVG. VPF không phải là không có lý khi họ muốn làm cho ra nhẽ vấn đề bản quyền truyền hình. Nhưng cách làm của họ quá quyết liệt, kiểu như một đứa con hư không tuân lời cha mẹ, nên rất dễ gây ra những phản ứng trái ngược.

Động thái mới nhất của AVG cực kỳ khôn khéo. Tạm thời họ vẫn cho phát miễn phí V-League, hay V-Super League, và cho phát rộng rãi nhất có thể. Điều này khiến cho mọi người cảm thấy họ đang tuân theo rất đúng chỉ đạo của Thủ tướng, và bóng đá có thể được phổ biến rộng rãi đến toàn dân... Nhưng! Nhưng vài năm nữa thì sẽ khác, khi bóng đá Việt Nam đã ăn vào máu nguời dân, lúc đó vấn đề độc quyền mới thực sự nóng bỏng. Đó là tầm nhìn rất xa của đại gia như em của Phạm Nhật Vượng! Bài phỏng vấn mới nhất của Vũ cho thấy điều này: sau này bất kỳ báo mạng hay báo giấy nào viết về giải VĐQG, nếu có hình ảnh hoặc clip về giải đấu mà không có sự xin phép (ở đây là trả tiền để được phép), thì các báo đó đều vi phạm. Truyền hình thì tất nhiên cũng nằm trong số này!

Tôi không thực sự ủng hộ bên nào cả, nhưng tôi muốn bóng đá Việt Nam phải thực sự đi lên. Giờ này các ông đang đấu tranh vì quyền lợi của mình thì làm gì có thời gian mà lo cho Bóng đá. Dù sao sự việc bầu Kiên và các bầu khác làm "bung bét" lên thì chúng ta mới thấy rõ hơn cái thối nát của các lãnh đạo LĐBĐVN. Vấn đề là các ông liệu có đủ tầm, đủ lực, đủ tâm để thực sự đưa BĐVN ra khỏi cái đống thối nát ấy không, hay là...
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
Bầu Kiên: VFF không làm được thì nghỉ đi.

Có vẻ sự bức xúc đã lên đến đỉnh điểm. Thóa mạ nhau bằng những lời lẽ như thế này thì đúng là không coi VFF ra gì. Sau một loạt những động thái khiêu khích này, liệu VFF có hành động gì để khẳng định vị thế của mình?
Phải quyết liệt hơn nữa. Vai trò và vị trí của VFF đang ngày một mờ nhạt quá rồi!
Đây được coi là 1 cuộc Cách mạng trong bóng đá. Cuộc cách mạng diễn ra ở vị trí chính trị về lãnh đạo nền bóng đá và lão Kiên làm thế chả khác nào cũng muốn sếp trên của VFF cũng nghỉ cho khoẻ. Hì, cuộc cách mạng này có người lãnh đạo là giai cấp tư sản mại bản cầm đầu và trước sức ì và thiếu công cụ 'đàn áp' của chính quyền VFF thì chúng ta sắp được xem một màn 'đảo chính' ngoạn mục hoặc sẽ là một vụ 'đàn áp' từ phía Bộ.
Tôi ngày càng ghét đám tư sản kia vì tính hống hách. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng là câu nói chính xác nhất dành cho đám này.
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Đây được coi là 1 cuộc Cách mạng trong bóng đá. Cuộc cách mạng diễn ra ở vị trí chính trị về lãnh đạo nền bóng đá và lão Kiên làm thế chả khác nào cũng muốn sếp trên của VFF cũng nghỉ cho khoẻ. Hì, cuộc cách mạng này có người lãnh đạo là giai cấp tư sản mại bản cầm đầu và trước sức ì và thiếu công cụ 'đàn áp' của chính quyền VFF thì chúng ta sắp được xem một màn 'đảo chính' ngoạn mục hoặc sẽ là một vụ 'đàn áp' từ phía Bộ.
Tôi ngày càng ghét đám tư sản kia vì tính hống hách. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng là câu nói chính xác nhất dành cho đám này.

Tôi nghĩ sẽ là một sự "đàn áp" từ phía Bộ, thậm chí sẽ là thay đổi mạnh. Ai cũng biết, cũng thấy VFF trước giờ làm ăn tệ hại, đúng là phải có một cú đấm mạnh để thức tỉnh, và những cú đấm thời gian vừa rồi có lẽ đã là quá đủ. Cái gì cũng có giới hạn, cái cách VPF (ở đây rõ ràng cầm đầu là tay Kiên) lấn tới với những hành động và lời lẽ ngày càng thái quá chỉ cho thấy sự phản cảm. Tổng Cục TDTT quá hiền (hay do ông Tổng Cục phó Phạm Văn Tuấn phụ trách mảng này trước đây cũng thân thiết với ông Đoàn Nguyên Đức ở Gia Lai??? ), ngay cả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng không có những chỉ đạo quyết liệt nên các cơ quan này dường như không cho thấy được cái uy để VPF nể sợ.
Dù tốt dù xấu, dù uy tín đã xuống đến mức rất thấp nhưng VFF vẫn phải là cơ quan quản lý nhà nước về bóng đá và nhà nước thì phải có kỷ cương. Tôi rất mong muốn Bộ, Tổng Cục có những chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa (kiểu như ông Thăng thì đố đứa nào dám láo), và VFF cũng phải thay đổi từ thượng tầng.
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Trên Thethaovanhoa.vn có một comment rất hay:

Tôi là một người con ở Bình Phước. Tôi không thích đá bóng và cũng không thích ông AVG. Nhưng tôi xin hỏi ông Bầu Đ. một câu: Bà con ở Bình Phước và Gia Lai nơi ông đền bù đất đề trồng cao su năm 2010 mặc dù ông đã trả hết tiền đền bù cho chúng tôi nhưng ông vẫn chưa trồng cây cao su nào và cũng chưa đầu tư gì vào khu vực này. Nay giá đất đã lên gấp 3 rồi (có người mua bán thực tế) và chúng tôi mong muốn ông trả thêm tiền chúng tôi hoặc trả lại đất cho chúng tôi được không????. Tôi mong các nhà báo hỏi ông câu này để bà con chúng biết đường lo liệu cuộc sống.

Và thêm một ý kiến nữa:

Bạn Phan Minh tuyệt vời.tôi sẽ hỏi bầu kiên về lãi suất tiết kiệm,bầu Thắng về giá gạch.Tôi hỏi cho toàn dân VN,cho sự phát triển xây dựng đât nước kiến phúc ạ.

Đúng là hỏi mấy câu này thì không biết ông Đức, ông Kiên, ông Thắng sẽ trả lời ra sao? :rage_lol:
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Ở đây ta thấy rõ: cùng là những văn bản đã ký, nhưng một cái không có lợi cho mình (mặc dù là đúng luật) thì ông tìm mọi cách để gạt bỏ; còn một cái có lợi cho mình (mặc dù không có giá trị pháp lý) thì ông tìm mọi cách để áp đặt. Chơi thế là chơi kiểu gì đây ông Phó?

Sau khi VPF đưa ra những "yêu sách" về việc thương lượng bản quyền truyền hình, ngày 28/02/2012 AVG đã có trả lời bằng công văn với những kết luận rất đanh thép, mà đại ý là VPF "chưa đủ tuổi" để thương lượng với AVG. Rồi Đinh Thanh Trung cũng đã được chính thức công nhận là cầu thủ tự do. Ông Kiên đang thất thế rồi!
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
39
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Vì người hâm mộ Việt Nam đâu chả thấy. Chỉ biết từ lúc VPF tiếp nhận bản quyền truyền hình thì số trận được tường thuật trực tiếp giảm hẳn. Cách đây 2 tuần tìm trận Ninh Bình xem mà chẳng thấy kênh nào chiếu, hôm nay tìm trận Sài Gòn Xuân Thành cũng vậy :|
 

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top