Lịch sử bóng đá Đức

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Bundesliga-Logo.png



Mặc dù giải vô địch quốc gia Đức trên bản đồ thế giới hiếm khi được đánh giá ngang hàng với tính quyết liệt của bóng đá xứ sở sương mù, nét hoa mĩ của người Tây Ban Nha hay sự chặt chẽ trong những sơ đồ chiến thuật của người Ý, bóng đá Đức vẫn là nơi nuôi dưỡng và sản sinh ra những huyền thoại số 1 làng túc cầu. Còn đội tuyển Đức thì đã rất nhiều năm nay vẫn luôn là một ứng cử viên sáng giá cho tất cả các giải đấu mà họ tham dự. Ở Euro 2012 sắp tới, không ít người cho rằng họ sẽ là chướng ngại số một trên con đường bảo vệ ngôi vương của nhà đương kim vô địch Tây Ban Nha. Nguyên nhân là do đâu ?

Ưu điểm của người Đức không gì hơn là tính khoa học và kỉ luật. Sự hoa mĩ có thể mất đi khi các nghệ sĩ không còn xuất hiện, một chiến thuật tốt luôn đòi hỏi những con người phù hợp và sự quyết liệt nhiều khi không nói lên được điều gì về chất lượng chuyên môn. Điều này giải thích vì sao các giải đấu và đội tuyển hàng đầu châu Âu đều đã trải qua nhiều thời kỳ suy thịnh. Một Italia cường thịnh cũng bị đánh gục bởi Calciopoli và đến giờ vẫn chưa lấy lại chỗ đứng vốn có, một giải ngoại hạng Anh từng làm khuynh đảo châu Âu chỉ mới một vài năm trước thì giờ chỉ còn như những chiếc bóng mờ. Còn bản thân đội tuyển Tây Ban Nha cũng đang có nhiều vấn đề, và câu trả lời vẫn còn đợi chúng ta ở kì Euro phía trước.

Tất nhiên bóng đá Đức không thoát được ra khỏi cái vòng suy thịnh ấy. Nhưng với đặc tính khoa học và kỉ luật của mình, dù suy hay thịnh thì họ vẫn lầm lũi đi lên. Minh chứng rõ ràng là, trong 3 kỳ World Cup gần đây, chính Đức chứ không phải Brazil, không phải Tây Ban Nha và không phải Pháp, không phải Anh là đội cả 3 lần đều lọt đến vòng bán kết.

Trên bình diện câu lạc bộ, trong khi người hâm mộ hướng cặp mắt theo những gương mặt quen thuộc đã và đang làm mưa làm gió ở châu Âu, thì người Đức, vẫn với tính khoa học và bền bỉ của mình, lẳng lặng tích cóp từng điểm số nhỏ nhặt, để làm đầy thêm vốn liếng. Kết quả ai cũng biết, và nhiều người đã phải ngỡ ngàng: Bóng đá Đức, một nền bóng đá vốn ít người Việt Nam chịu bỏ công theo dõi, đã âm thầm đẩy Italia xuống vị trí thứ tư bằng cái cách " kiến tha lâu đầy tổ" ấy.

Để làm nên thành công cần có 2 yếu tố: 1 là làm tốt công việc của mình hiện tại và 2 là sự bền bỉ, kiên trì. Một con đường một trăm ki lô mét thực ra cũng chỉ là tập hợp của nhiều con đường một trăm mét mà thôi. Người Đức có cả hai đang âm thầm đi đúng theo lộ trình ấy. Vì vậy, dù không mang lại nhiều cảm xúc như những nền bóng đá khác, nhưng chắc chắn họ sẽ thành công, trong một tương lai không xa.

Trong topic này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử bóng đá Đức, để biết thêm về con đường đi của họ.
 

Ngoc

Juvenil A
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
216
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
- Người Brazil nổi tiếng với hàng tấn công siêu mạnh của họ, có thể coi là số một trong lịch sử bóng đá. Hàng tấn công của Brazil trong một ngày đẹp trời có thể xuyên há bất cứ hàng phòng thủ nào, kể cả "Catenaccio".

- Người Ý lại cực mạnh khi nói về phòng ngự, và có lẽ họ cũng là vua phòng ngự của lịch sử bóng đá. Trong một ngày thi đấu đủ may mắn, họ có thể chặn đứng được mọi hàng tấn công kể cả của Brazil.

- Người Đức thì có cả hai, nếu lấy thang điểm 10 cho mỗi tiêu chí tấn công và phòng thủ, và Brazil, Ý đặt điểm tuyệt đối với sở trường của họ thì, hàng tấn công của người Đức đáng được 9đ, còn hàng phòng ngự cũng đáng 9đ.

Cũng vì không thể đạt tới giới hạn như người Brazil và Ý, nên Đức luôn lép vế khi gặp các đội tuyển này ở World Cup. Tuy nhiên Đức lại là đội tuyển thành công nhất (hoặc gần như vậy) khi xét toàn bộ lịch sử World Cup và Lục địa mà họ thi đấu. Rất ngưỡng mộ và cực thích đội tuyển Đức.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
1873 đến cuối thế kỉ XIX: Chặng đường đầu tiên


Phải mất 10 năm sau khi Hiệp hội bóng đá Nhà nghề Anh quốc ra đời trên đảo quốc sương mù, bóng đá mới bắt đầu lan truyền đến nước Đức. Tuy nhiên, việc tập luyện bóng đá vẫn chỉ diễn ra trong phạm vi các trường trung học.

Vào thời gian này ở Đức, thể thao vẫn là đặc quyền của những người thượng lưu, và các Câu lạc bộ vẫn chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là các "nhóm tập thể dục thể thao", trong đó các thành viên sinh hoạt hòa hợp cùng nhau và tôn trọng kỉ luật. Bóng đá, nơi thành tích của một vận động viên bị xếp lại phía sau thành tích của tập thể, đi ngược lại hoàn toàn với các nguyên tắc đó và bị coi là "mọi rợ", là "căn bệnh của Anh quốc". Môn thể thao này bị cấm tập luyện trong các câu lạc bộ ở rất nhiều nơi.

Mùa thu năm 1874, trên con đường Rebenstraße (nay là đường Rebenring) ở thành phố Braunschwein, Đức đã diễn ra một sự kiện như là bước ngoặt quan trọng nhất trên con đường phát triển của môn thể thao vua ở quốc gia này. Các học sinh của trường Martino-Katharineum, dưới sự chỉ dẫn của Konrad Koch và đồng nghiệp của ông là August Hermann đã chơi trận bóng đầu tiên, dưới hình thức những cuộc diễu hành nhỏ. Trái bóng họ sử dụng là một trái bóng rugby mà August Hermann mang về từ Anh quốc.

Đây được coi là trận bóng đá đầu tiên ở nước Đức. Sau đó một thời gian, năm 1875, Koch cho ra đời các điều luật đầu tiên cho môn thể thao mới ở Đức, sau đó cho thành lập tại trường Martino-Katharineum câu lạc bộ bóng đá đầu tiên.

220x260.pm0.bgFFFFFF.jpg
(Konrad Koch)

Konrad Koch (1846-1911), ông tổ của bóng đá Đức, là một thầy giáo dạy tiếng Đức ở trường trung học Martino-Katharineum. Trong quá trình dạy học, ông nhận ra sự quan trọng của thể dục thể thao đối với sự phát triển của mỗi học sinh. Ông đã đưa các bộ môn thể thao vào giảng dạy trong các tiết học thể dục ở trường và gọi chúng là "Schulspiel" (những trò chơi trong trường học).

Cũng có nguồn thông tin khác cho rằng, trận bóng đầu tiên ở Đức đã diễn ra ở thành phố Dresden sớm hơn, vào tháng 4 năm 1874. Trên tờ báo Leipziger vào thời điểm đó có bài viết về sự thành lập của một câu lạc bộ bóng đá dành cho người Anh: Dresden English Football Club. Các thành viên câu lạc bộ gặp nhau đều đặn vào mỗi thứ Bảy tại Großen Garten để tập luyện và thi đấu.
G%C3%BCntzwiesen_Dresden_English_Footballclub_Ilgenkampfbahn_1900.jpg
(Dresden English FC, ảnh chụp năm 1900)


Báo Leipziger tháng 4 năm 1874 viết: "20 người đều mặc áo đấu, và họ được phân biệt bởi các màu áo khác nhau. Áo làm từ len hoặc lụa, có hoặc không có tay áo. Quần ngắn lộ đầu gối, tất dài và giầy thoải mái hoặc có dây buộc"

Trận đấu đầu tiên được ghi nhận lại của Dresden FC là chiến thắng 7:0 trước một câu lạc bộ bóng đá khác của người Anh, Berlin FC, vào ngày đầu năm mới năm 1891.

Dresden F.C lúc đó là một câu lạc bộ rất mạnh ở Đức. Tính từ khi thành lập, năm 1874, đến năm 1894, thậm chí họ chưa để lọt lưới một bàn nào. Phải đến năm 1894, 20 năm sau ngày thành lập, họ mới để thua trận đầu tiên, trận thua 0:5 trước BFC Viktoria 1889. Một thất bại mà tờ báo Thể Thao tổng hợp Vienna đã nhìn nhận: "Khi bức điện tín được chuyển đến thì không ai có thể tin được chuyện này".


Số lượng các cầu thủ bóng đá, mặc dù vẫn phải chịu một số sự cản trở, vẫn gia tăng không ngừng. Trong những năm 80 của thế kỉ XIX, các câu lạc bộ đầu tiên đã ra đời ở Berlin, Hamburg và Karlsruhe. Berlin khi đó được coi là trung tâm bóng đá của nước Đức. Năm 1888, câu lạc bộ Berlin Germania 1888 ra đời, và đến nay là câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất còn tồn tại (đang thi đấu ở Berliner Kreisliga B). Năm 1890, Hiệp hội cầu thủ Đức (Bund Deutscher Fußballspieler) ra đời ở Berlin và đến năm 1893, Liên đoàn bóng đá Nam Đức (Süddeutsche Fußball-Union) được thành lập.

Sau nhiều lần thảo luận, đàm phán để hợp nhất hai tổ chức không thành (những người Berlin muốn có vị trí thường trực trong Liên đoàn nhưng đại diện miền Nam nước Đức đã gạt bỏ đề nghị này), đến ngày 28 tháng 1 năm 1900, Liên đoàn bóng đá Đức được thành lập ở Leipzig và bắt đầu tham gia các tổ chức bóng đá trong khu vực. Lịch sử bóng đá Đức bước sang chương mới.
 
Sửa lần cuối:

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
(*) Bài này có nhiều tên riêng như tên các Liên đoàn, Hiệp hội, tớ không dịch được sát nghĩa ra Tiếng Việt nên dịch theo ý hiểu và ghi kèm luôn cả tên gốc trong tiếng Đức. Mong bạn nào biết thì góp ý cho tớ :D



1900-1933: Những mùa giải đầu tiên

Hai năm sau ngày Liên đoàn bóng đá Đức được thành lập, năm 1902, giải vô địch bóng đá quốc gia Đức lần thứ nhất ra đời.

Vào thời điểm này, nằm dưới sự quản lý của Liên đoàn bóng đá Đức (Deutschen Fußballbundes - DFB) là 30 các liên đoàn địa phương - bao gồm trên dưới 150 đội bóng. Các Liên đoàn bóng đá địa phương lớn trong thời kỳ này xuất hiện ở các vùng Berlin- Brandenburg, Trung Đức (bao gồm các bang Sachsen, Sachsen - Anhalt và Thüringen), Nam Đức (bao gồm các bang Bayern, Baden-Württemberg) và Tây Đức (bang Nordrhein-Westfalen). Giữa các liên đoàn địa phương và khu vực này thường xuyên có sự cạnh tranh.


Đến năm 1904, một liên đoàn địa phương khác của Đức được thành lập ở nước ngoài. Đó là Liên đoàn các câu lạc bộ bóng đá Đức ở Prague (Verband der Prager Deutschen Fußball-Vereine - VdPDFV), là thành viên của cả Liên đoàn bóng đá Đức và Áo.

(Tớ giải thích luôn vì sao một đội bóng ở Prague lại thuộc liên đoàn bóng đá Áo không có người lại thắc mắc :D Đó là sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, đế quốc Áo-Hung sụp đổ, Prague mới trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Tiệp Khắc mới ra đời)

Mặc dù số lượng các đội bóng là không hề nhỏ, mùa giải đầu tiên chỉ diễn ra với 6 đội tham dự là DFC Prag, Britanian 92 Berlin, Vfb Leipzig, Viktoria 96 Magdeburg, Altonaer 93, Karlsruhe FC và theo hình thức chia cặp đấu loại trực tiếp. (Cặp đấu giữa DFC Prag và Karlsruhe FC bị hủy do bất đồng giữa hai câu lạc bộ, kết quả cả hai đội đều được vào thẳng bán kết vì lý do thời gian gấp rút).

Kết thúc mùa giải đó, Vfb Leipzig đã trở thành nhà vô địch đầu tiên của nước Đức. Họ vượt qua Britannia 92 Berlin với tỉ số 3:1 tại tứ kết, nghiền nát Altonaer FC 93 tại bán kết với tỉ số 6:3 và trở thành nhà vô địch sau khi vượt qua DFC Prag với tỉ số 7:2 ở trận chung kết trên sân Exerzierweide, Hamburg-Altona.

Trận chung kết đầu tiên của nước Đức đã diễn ra vào ngày 31.5.1903, thu hút khoảng 750-2000 khán giả. Trong trận đấu, cầu thủ Heinrich Riso của Vfb Leipzig đã lập một hattrick và cũng trở thành vua phá lưới của giải đấu với thành tích 6 bàn sau 3 trận.

800px-Deutsche_Fussball-Nationalmannschaft_erstes_Laenderspiel_1908.jpg

(các cầu thủ Đức trong trận đấu giao hữu đầu tiên ở Basel)

Sau mùa giải đầu tiên đó, đội tuyển bóng đá quốc gia Đức bắt đầu được thành lập, với nòng cốt là các cầu thủ của Vfb Leipzig và các câu lạc bộ khác như Britannia Berlin, Karlsruher FV, Karlsruher FC Phönix, BFC Viktoria 1889, Duisburger SV và Holstein Kiel. Năm 1908, đội có trận giao hữu quốc tế đầu tiên: đó là thất bại 3-5 ở Basel trước đội tuyển Thụy Sĩ.

Vào thời gian đầu, những thành công của đội tuyển Đức là rất hạn chế: tính cho đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra vào năm 1914, trong tổng số 30 trận đã thi đấu, đội chỉ giành chiến thắng vẻn vẹn 6 trận. Thế nhưng trong kỳ Thế vận hội năm 1912 tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển, đội đã giành chiến thắng đậm nhất trong lịch sử tính đến thời điểm hiện tại, đó là chiến thắng 16:0 trước đội tuyển Nga. Trong trận đấu, cầu thủ Gottfried Fuchs đã ghi đến 10 bàn thắng. Kỷ lục này được giữ vững suốt gần 90 năm, cho đến tận năm 2001, khi Archie Thompson ghi đến 13 bàn trong chiến thắng 31:0 của Australia trước Samoa thuộc Mĩ.

413px-Gottfried_Fuchs.jpg
(Gottfried Fuchs)

Gottfried Fuchs (1889-1972) là một cầu thủ bóng đá người Đức. Ông ra sân cho tuyển Đức từ năm 1911-1913, thi đấu 6 trận và ghi tổng cộng 13 bàn (đạt tỉ lệ 2,17 bàn/ trận - tỉ lệ ghi bàn cao nhất của một cầu thủ Đức tính cho đến thời điểm hiện tại), trong đó có 10 bàn
ghi trong chiến thẳng hủy diệt 16:0 trước đội tuyển Nga. Trận đấu cuối cùng ông chơi cho tuyển Đức là thất bại 2:6 tại Bỉ năm 1913.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Fuchs phục vụ trong quân ngũ với vai trò một sĩ quan pháo binh và bị thương tổng cộng 4 lần. Sau chiến tranh, ông trở về thi đấu cho Karlsruhe FC một thời gian rồi giã từ sự nghiệp.


Trận đấu đầu tiên sau Chiến tranh diễn ra vào ngày 27.6.1920 và là thất bại 1:4 trước Thụy Sĩ ở Zürich.

Trong thập niên 20, đội tuyển Đức tiếp tục thi đấu không thành công trên các đấu trường, nhưng các câu lạc bộ ở Đức lại thu được những thành tựu rực rỡ. Kể từ năm 1920, hai câu lạc bộ 1. FC Nürnberg và SpVgg Fürth liên tục thổng trị bảng xếp hạng trong suốt một thập kỉ. Tiếp theo sau đó là các câu lạc bộ Hertha BSC Berlin và Hamburger SV, cũng nhiều lần đoạt chức vô địch và á quân trong khoảng thời gian này.

Ngoài giải đấu chính thức được tổ chức bởi liên đoàn bóng đá Đức, các cầu thủ trong những tổ chức khác cũng tự thành lập ra các giải đấu riêng cho mình. Tiêu biểu là Liên hiệp thể dục thể thao dành cho người lao động (Arbeiter-Turn- und Sportbund - ATSB) trong khoảng thời gian từ 1919 đến 1932. Liên hiệp này thậm chí có cả một đội tuyển bóng đá quốc gia riêng và đã thi đấu 77 trận quốc tế.

Năm 1928, Đảng Cộng sản Đức thành lập Liên hiệp Thể thao đỏ và tách khỏi ATSB để lập ra một giải vô địch riêng.

Ngoài ra trong khoảng thời gian 1925-1930 còn có một giải đấu của Hiệp hội thể dục dụng cụ Đức (sau đó giải đấu này đã được nhập vào DFB). Các tổ chức Công giáo cũng tổ chức ra các giải đấu của mình, nhưng không thường xuyên.
 
Sửa lần cuối:

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Sau một thời gian bận bịu tớ đã quay lại để hoàn thành nốt topic này :D Trong bài dịch dưới đây vẫn có nhiều tên riêng tớ không biết chính xác nghĩa trong tiếng Việt, nên ghi song song luôn cả tiếng Đức. Khi nào tìm ra được nghĩa chính xác sẽ edit lại cho anh em.

1933 - 1945: Bóng đá với chính quyền Đức quốc xã

Sau sự đắc cử của A.Hitler và đảng quốc gia xã hội chủ nghĩa Đức vào năm 1933, môn thể thao vua dần mất đi sự tự do của mình.

Liên hiệp thể dục thể thao những người lao động (Arbeiter-Turn- und Sportbund) bị đình chỉ hoạt động. Những người lãnh đạo như Ernst Grube, ủy viên Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản, chủ tịch Liên hiệp Thể thao đỏ (Rotsport) bị bắt giữ và chết trong các trại tập trung.Năm 1933, Tổ chức "Sức trẻ Đức" (Deutsche Jungendkraft) tuyên bố tự giải thể và chính thức bị cấm hoạt động vào năm 1935 do có những ảnh hưởng sâu rộng.

441px-Bundesarchiv_Bild_146-2003-0044,_Deutsches_Turn-_und_Sportfest,_Frick,_Tschammer.jpg
Liên đoàn giáo dục thể chất quốc gia xã hội chủ nghĩa

Vào thời kỳ này, Liên đoàn bóng đá Đức bị đổi thành Liên đoàn giáo dục thể chất quốc gia xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistischer Reichsbund für Leibesübungen) còn thể thao bị xem như một công cụ tuyên truyền. Tuy nhiên đội tuyển quốc gia Đức vẫn nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Trong khoảng thời gian từ 1933-1945, đội tuyển Đức đã thi đấu tổng cộng 105 trận đấu quốc tế. Thành công lớn nhất và cũng là duy nhất của bóng đá Đức trong thời gian này là vị trí thứ ba tại World Cup 1934 tổ chức ở Italia.


Năm 1934, tại Thế vận hội mùa hè được tổ chức ngay ở Berlin, đội tuyển Đức đã bị loại ngay từ đầu giải với trận thua 0:2 trước đội tuyển Na uy. Tại World Cup 1938 ở Pháp, họ cũng bị loại ngay từ vòng đầu sau khi hòa Thụy Sĩ 1:1 và thất bại 2:4 ở trận đá lại.

Ở giải quốc gia (lúc bấy giờ mang tên Gauliga), đây là thời kỳ hoàng kim của Schalke 04, khi họ liên tục bước vào trận chung kết trong suốt những năm 1933-1942 (chỉ trừ ngoại lệ vào năm 1936) và đoạt chức vô địch nước Đức tổng cộng 6 lần.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452
Hôm qua xem trận Dortmund với Bayern thấy rõ sự khác biệt của 2 đội này. Có thể nói cặp Siêu kinh điển của Tây Ban Nha vẫn có nét na ná về lối chơi và trình độ kỹ thuật thì cặp của nước Đức lại khác nhau về lối chơi và tư duy. Dortmund đá thích mắt hơn, trẻ khỏe và thường xuyên chuyền chọc khe xa cho anh tiền đạo cao to đè mặt hậu vệ Hùm Xám. Ngược lại Bayern lại đa dạng, ít hoa mỹ nhưng hiệu quả. Ngay hiệp 1 đã thấy những cú dứt điểm của Dortmund bị bỏ lỡ hoặc ra ngoài rất tiếc trong khi đó Bayern luôn hiệu quả dứt điểm chính xác hoặc chí ít là mức sát thương cao.

Có cảm giác Bayern đủng đỉnh trên tầm và họ biết các cầu thủ Dortmund đá thì hăng nhưng càng về cuối càng tụt. Cái cảm giác đá này nó gọi là già dơ.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Bayern München là minh chủ võ lâm ở Đức bao đời nay rồi, nhân tài bóng đá của Đức đổ về nó hết. Dortmund thì mới nổi trở lại gần đây, đặc biệt sau trận chung kết C1 toàn Đức thì truyền thông Đức sử dụng để lăng xê tên tuổi cho Bundesliga chứ cặp này không ngang ngửa về tên tuổi, đẳng cấp, sự thù địch như Barca-Real, Inter-Milan, Mu-Liverpool v.v., mà lịch sử bọn nó cũng chả liên quan gì đến nhau :D.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Nhân nói về bóng đá Đức sao lão Loew không cút đi nhỉ, mất mặt nền bóng đá số 1 Châu Âu quá.

Thắng lợi hôm qua của TBN có thể nói là phần nào rửa mặt cho thảm bại 2-8 của Barca mặc dù tính chất trận đấu thì không quan trọng bằng.

Tuy nhiên lần đầu tiên dấu ấn của Barca ít đến vậy trong đội hình chính thức của tuyển TBN, chỉ duy nhất Roberto đá vị trí RB.
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Ngày xưa bọn Đức nổi tiếng kị dơ Ý nhưng trong vòng 20 năm gần đây thì rõ ràng bò tót TBN là đội mà nó kị nhất. Cứ hễ gặp là đa số sấp mặt.
Còn nhớ WC 2002 nếu không có tiếng còi méo của đám trọng tài thì chưa chắc đội đá CK vs Brazil đã là Đức.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Bóng đá Đức suy thoái từ năm năm 2018 rồi. Mùa 2020 này tuy Đức rất thành công ở C1 nhưng dấu ấn của các cầu thủ Đức cũng không lớn. Dàn trụ cột Đức của Bayern đa phần cũng đã có tuổi như Müller, Neuer, Boateng. Chưa thấy chú Đức trẻ nào đá hay, có tiềm năng thành sao lớn. Kimmich, Gnabry, Timo Werner v.v. chỉ ở mức trung bình khá.

Người Đức thay đổi gì cũng rất chậm chạp và bài bản, trong đời sống cũng vậy mà trong bóng đá cũng vậy. Nên để thấy lại một thế hệ cầu thủ Đức như thế hệ 1990, 2006, 2014 ta phải chờ một thời gian nữa.

TBN thì đang chứng kiến một luồng gió mới mà nhiều khả năng lại một lần nữa bắt nguồn từ Barca và La Masia.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Bóng đá Đức suy thoái từ năm năm 2018 rồi. Mùa 2020 này tuy Đức rất thành công ở C1 nhưng dấu ấn của các cầu thủ Đức cũng không lớn. Dàn trụ cột Đức của Bayern đa phần cũng đã có tuổi như Müller, Neuer, Boateng. Chưa thấy chú Đức trẻ nào đá hay, có tiềm năng thành sao lớn. Kimmich, Gnabry, Timo Werner v.v. chỉ ở mức trung bình khá.

Người Đức thay đổi gì cũng rất chậm chạp và bài bản, trong đời sống cũng vậy mà trong bóng đá cũng vậy. Nên để thấy lại một thế hệ cầu thủ Đức như thế hệ 1990, 2006, 2014 ta phải chờ một thời gian nữa.

TBN thì đang chứng kiến một luồng gió mới mà nhiều khả năng lại một lần nữa bắt nguồn từ Barca và La Masia.

Nếu nói về đóng góp thì Kimmich-Goretzka-Gnabry cũng xứng đáng được coi là trụ cột trong chức vô địch C1 của Bayern đó bác, thêm Muller-Boateng-Neuer thì cũng là 6/11 ông Đức đá chính rồi :D.

Kimmich thì em thấy không thể nào nói là trung bình khá được, mẫu tiền vệ rất toàn diện như Schweinteiger trước đây.

Em nghĩ vấn đề của Đức là ông HLV bảo thủ và hết thời thôi chứ tài năng trẻ sản sinh ra vẫn nhiều, ngay chính dàn HLV trẻ hiện nay thì Đức vẫn đang là số 1 TG, cứ nhìn Bayern sẽ thấy rõ cùng 1 đội hình mà Kovac dẫn dắt như shit , trận thua Frankfurt 4-1 không khác gì Đức thua TBN nhưng Bayern lấy đó làm động lực để thay thế bằng Flick còn Đức thì ông Loew vẫn được giữ ghế.

TBN thì Lucho đang tận dụng nguồn lực khá đa dạng chứ không tập trung hẳn vào một CLB nào cả, Barca cho đến thời điểm này nếu góp nhân sự cho tuyển mà đá chính thì may ra có Roberto-Fati thôi.

Đặc biệt là tuyến giữa vốn nổi tiếng là khu vực dành riêng cho cầu thủ Barca ở tuyển thì hiện nay lại hoàn toàn không có tí dấu ấn Barca nào :).
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Tây Ban Nha bì sao được với Đức. Đức vô địch bao nhiêu thế hệ còn Tây Ban Nha bị gọi là vua vòng loại, cầu thủ Tây Ban Nha ngày xưa tuổi gì, mãi mới sản sinh ra được một thế hệ vàng, bản sắc cũng chưa có nhiều. Cầu thủ của Barca lên tuyển thì còn quan tâm chứ thích thì chỉ có Argentina và Ý. Nhưng Ý bây giờ vẹo quá, trong khi Pháp và Đức vẫn ngon
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Ý luôn là đội tuyển không thể coi thường ở bất kỳ thời điểm nào, nhai được Ý ở những trận KO trực tiếp luôn rất khó khăn kể cả với những đội tuyển ở thời kỳ đỉnh cao nhất của họ.

Ý bây giờ có thể không nhiều tài năng kiệt xuất nhưng đội hình lại khá đồng đều cộng thêm việc cầu thủ Ý bẩm sinh luôn có 1 cái gì đó rất "quái" kể cả đối với những cầu thủ trung bình khá.
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Tây Ban Nha bì sao được với Đức. Đức vô địch bao nhiêu thế hệ còn Tây Ban Nha bị gọi là vua vòng loại, cầu thủ Tây Ban Nha ngày xưa tuổi gì, mãi mới sản sinh ra được một thế hệ vàng, bản sắc cũng chưa có nhiều. Cầu thủ của Barca lên tuyển thì còn quan tâm chứ thích thì chỉ có Argentina và Ý. Nhưng Ý bây giờ vẹo quá, trong khi Pháp và Đức vẫn ngon
Đọc cho rõ nội dung! Không thấy đang nói 20 năm qua hả? Có thằng nào xem bóng đá mà không biết Đức là đội truyền thống nhất châu Âu?
Mà kể cả thế thì giờ ở châu Âu bố con thằng nào dám khinh TBN, cũng 3 cái Euro ngang Đức chứ éo ít đâu. Còn thích ai thì tùy quan điểm của mỗi người éo áp đặt được. ???
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Tây Ban Nha phải sản sinh thêm vài thế hệ cầu thủ giỏi nữa thì mới nói chuyện được. Còn bây giờ thì Tây Ban Nha không còn là "Champion" nữa rồi.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,247
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,452

4-3-3 của Đức tan nát trước 4-5-1 của Tây Ban Nha ở trận đấu ở vòng....mình chẳng biết gọi cái giải này là giải gì nữa.

Hình như năm 2014 thì Đức thua suốt ở mấy trận giao hữu.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0

4-3-3 của Đức tan nát trước 4-5-1 của Tây Ban Nha ở trận đấu ở vòng....mình chẳng biết gọi cái giải này là giải gì nữa.

Hình như năm 2014 thì Đức thua suốt ở mấy trận giao hữu.

Cái giài này thực chất vẫn là giao hữu giả danh chính thức với các đội mạnh, một hình thức bóc lột khác của UEFA dành cho các cầu thủ, vô địch chả có ý nghĩa gì cả.

Ngược lại giải này lại rất có ý nghĩa dành cho các đội yếu khi nó cung cấp 4 suất dự Euro và 3 suất dự WC dành cho những đội không có vé đi tiếp ở vòng loại Euro và WC.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Bayern mua cặp hậu vệ cánh Pavard & Hernandez của Pháp giống cặp Sagnol & Lizarazu ngày xưa nhỉ.

Trước có Lahm thì quá hay rồi nhưng lại hay bị đè mặt vì bé người. Quả Torres đè mặt Lahm là bàn thua mà người Đức không bao giờ quên.
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Vào thời đỉnh cao của Torres thì quả thực Lahm không khác gì một gã hề!
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Nhược điểm của Lahm là thể hình thôi chứ nói về các mặt khác thì hơn cả Alves đấy.
 

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top