Josep Maria Bartomeu là một nhà lãnh đạo có tài: Nhưng chưa đủ tốt

Bình luận
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Chắc chắn, nhiều người sẽ phì cười khi đọc được mệnh đề trên. Gã đàn ông đang bị chửi rủa nhiều nhất ở Camp Nou, đang nhận sự chỉ trích từ hàng triệu Culer trên toàn thế giới, và đang đối mặt với nguy cơ bị phế truất khỏi chiếc ghế quyền lực nhất FC Barcelona bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đến từ những đối thủ tiềm tàng, hoặc đơn giản là kẻ chuyên thực hiện những vụ chuyển nhượng ngáo ngơ - Bartomeu tài ở chỗ nào?

Bạn có biết Jordi Cardoner là ai không? Có lẽ phần lớn câu trả lời sẽ là "không". Mình cũng không, cho đến khi tìm kiếm từ khóa này trên Google. Ông là một trong những phó chủ tịch FC Barcelona dưới trướng Josep Maria Bartomeu. Jordi Cardoner là người liên quan khá nhiều đến những câu chuyện chuyển nhượng đình đám của Barcelona như Neymar Jr., Antoine Griezmann, Coutinho. Nhưng chúng ta vẫn sẽ chẳng biết ông là ai cả, nếu không tìm kiếm trên Google. Hơn 6 năm trước, Josep Maria Bartomeu cũng là một cái tên như thế.

Thật ra, Bartomeu đã gắn bó với FC Barcelona hơn 17 năm, từ năm 2003. Thời điểm chúng ta biết rằng Sandro Rosell và Joan Laporta còn là những người bạn, đã cùng bắt tay để tranh cử chủ tịch CLB. Kết quả Laporta thắng, Rosell được bổ nhiệm làm phó chủ tịch, còn Bartomeu trở thành một thành viên trong hội đồng quản trị. Thật khó có thể nói, ông là một người không yêu quý CLB.

Năm 2005, những mâu thuẫn phát sinh giữa Rosell và Laporta dẫn đến việc Rosell từ chức phó chủ tịch CLB, Bartomeu đã lựa chọn trở thành phó tướng của Rosell, ông cũng rời khỏi hội đồng quản trị cùng năm. 5 năm sau, Rosell trở lại và "lật đổ" Laporta. Vị phó tướng Bartomeu được bổ nhiệm thành phó chủ tịch.

Nhưng ngay cả khi đã ngồi ở vị trí đó, vẫn chưa ai biết Bartomeu là ai.

Bartomeu trong 1 buổi họp báo

Năm 2014, khi Sandro Rosell vướng vào vòng lao lý bởi thương vụ Neymar Jr. và mất chức chủ tịch, Josep Maria Bartomeu được trao quyền một cách "tạm thời" và nhiều người vẫn tin rằng sự tạm thời đó sẽ kết thúc trong thời gian không lâu, thế nhưng đã 6 năm trôi qua thậm chí cùng một kỳ bỏ phiếu bất tín nhiệm, Bartomeu vẫn ở đó và trở thành cái tên "ám ảnh" Culer trên toàn thế giới.

Người có tài đến đâu chưa biết, cứ vượt qua từng ấy thời gian, thăng trầm, thử thách để khẳng định được tên tuổi của mình, thì chắc chắn là người tài.

Vào lúc này, nhiều người sẽ mong Joan Laporta trở lại làm chủ tịch CLB, họ muốn ông có thể phần nào tái hiện lại thành công của FC Barcelona hơn 10 năm về trước - một lần nữa đứng trên đỉnh thế giới. Thế nhưng với cá nhân mình mà nói, Laporta có thể có con mắt nhìn người, nhưng để ông làm chủ tịch thì thôi, bỏ đi mà làm người.

Bạn có thể tự hỏi: Vì sao Barcelona trong những năm cuối cùng của nhiệm kỳ Joan Laporta mạnh đến như vậy, ăn ba, ăn năm, ăn sáu dễ như lấy đồ trong túi mà ông không thể tái đắc cử? Câu trả lời đơn giản là: ông suýt làm "nát bét" Barcelona.

Dưới thời Joan Laporta, những thành tích ưu việt về thể thao được ông dùng để che đậy đi sự kiệt cùng về tài chính mà CLB đối mặt. Thậm chí, Sandro Rosell và Josep Maria Bartomeu đã đưa ra được bằng chứng về khoản lỗ gần 80 triệu euro được Joan Laporta làm giả chuyển đổi thành lợi nhuận 11 triệu. Cũng trong thời gian Laporta tại vị, xung quanh ông là rất nhiều tranh cãi, sự từ chức của các thuộc cấp và rất nhiều nghi vấn tài chính khác. Năm 2005, khi rời đi cùng Bartomeu, Sandro Rosell đã chỉ trích chính người bạn của mình về việc ông đang khiến tất cả mọi thứ ở Barcelona trở nên hỗn loạn.

Năm 2014, khi rời nhiệm sở, Sandro Rosell để lại thành quả lớn nhất của mình: khoản lợi nhuận dương 45 triệu euro cho người kế thừa - Josep Maria Bartomeu.

The big wish of Bartomeu before leaving of the Barça

Trong suốt 6 năm sau, Barcelona đều có lãi, doanh thu đạt mức kỷ lục hơn 1 tỷ euro trong nhiều năm liền dù gồng gánh dự án lớn như Espai Barca. Người ta thường nói leo lên đỉnh đã khó, đứng được ở đấy còn khó hơn. Và sự kế thừa thành công của Bartomeu tiếp tục là một bằng chứng cho khẳng định: ông là một nhà lãnh đạo có tài.

3 năm sau ngày tiếp quản chiếc ghế lãnh đạo tối cao tại Barcelona, một văn phòng đại diện của CLB được mở ra tại New York, Mỹ. Tòa nhà Empire State được thắp sáng hàng đêm bởi hai màu xanh đỏ, FC Barcelona đến xứ sở cờ hoa đá giao hữu mỗi mùa hè sau đó. Khai thác thị trường Mỹ là một điều tưởng chừng như ai cũng có thể nghĩ đến, nhưng thực sự khó và không nhiều CLB châu Âu mặn mà, bởi bóng đá không phải là môn thể thao vua ở đất nước này.

Có một điều đặc biệt, văn phòng New York không phải là văn phòng đại diện đầu tiên của Barcelona tại nước ngoài nhưng trước New York, Barcelona cũng chỉ mới mở một văn phòng đại diện khác ở Hong Kong vào năm 2013. Sau văn phòng New York, Barcelona đã mở thêm hàng loạt những cơ sở mang tính đại diện khác ở Mỹ, Canada, Nhật Bản,... trong thời gian ngắn. Điều này có ý nghĩa gì? Barcelona đã và đang trở thành một thương hiệu toàn cầu, điều Joan Laporta đã nghĩ đến, Sandro Rosell cũng nghĩ đến, nhưng chỉ Bartomeu hiện thực hóa thành công.

Trở thành một thương hiệu toàn cầu, trong một hệ quy chiếu nhất định, còn giá trị hơn chức vô địch Champions League. Manchester United là một ví dụ.

Kể từ sau thời Sir Alex Ferguson, MU đã trải qua một giai đoạn trầm luân rất dài mà đôi khi chúng ta quên mất rằng họ đã từng là một thế lực. Thế nhưng có một sự thật là Manchester United đã luôn là một đội bóng lớn trong mọi hoàn cảnh. Sự "lớn" của họ được đo đạc bằng những bản hợp đồng bom tấn, những báo cáo tài chính rất đẹp và doanh thu khổng lồ trên toàn thế giới. Hoàn cảnh của họ có lẽ giống nhất với AC Milan về mặt chuyên môn bóng đá, nhưng không bao giờ giống về vị thế, bởi MU là một thương hiệu toàn cầu, còn Milan - rất tiếc - là chưa.

Trước thời Joan Laporta, thậm chí kéo dài đến sau khi Sandro Rosell từ chức, official store online của CLB chỉ bán đúng hai mẫu áo đấu gồm áo sân nhà và sân khách mỗi mùa, thi thoảng có thêm áo hoodie và một số mẫu T-shirts. Thế nhưng trong hơn 5 năm nay, Barcelona có 3 mẫu áo chính thức mỗi mùa, thêm 2 mẫu áo khởi động trận đấu, vài mẫu áo hoodie, áo khoác, hàng chục mẫu T-shirts và vô số những sản phẩm lưu niệm, bao gồm cả... cỏ Camp Nou.

Đừng nghĩ rằng bán tên Camp Nou là một câu chuyện đơn giản. Đó là câu hỏi về bán như thế nào và bán giá bao nhiêu nữa. Giải được bài toán đó đặt trong hoàn cảnh chung của lịch sử Barcelona - CLB bị bao trùm bởi những giá trị, là không hề đơn giản. Nếu là 10 năm trước, Barca chưa chắc có thể bán tên sân, và nếu có bán cũng chẳng bao giờ bán được giá cao.

Đó là thành quả khi bạn xây dựng được một thương hiệu toàn cầu, nó đồng nghĩa với một cỗ máy in tiền.

Barça President Josep Maria Bartomeu meets with Barack Obama

Rõ ràng, Bartomeu đã không chỉ kế thừa, mà ông còn phát triển tư duy của người chủ tướng năm xưa - Sandro Rosell - đến một tầm cao mới. Ông là một kiến trúc sư đại tài cho một đế chế thuần về phát triển kinh tế.

Bartomeu còn là một nhà quản lý nhân sự không hề đơn giản. Dưới trướng Sandro Rosell, ông có vẻ là một gã bù nhìn, và thực sự đã đóng quá đạt vai của một gã bù nhìn trong suốt 4 năm. Để rồi khi tiếp quản chiếc ghế quyền lực ở Camp Nou, Bartomeu đã thay đổi. Có thể, truyền thông vẽ cho chúng ta bức tranh về nhiều vị phó chủ tịch bất đồng quan điểm với Bartomeu đồng loạt từ chức. Nhưng điều đó lại cho chúng ta một điểm nhìn kín đáo hơn về những cuộc thanh trừng tại Barca mà cuộc lật đổ ngoạn mục người đàn ông từng được cho là quyền lực chia đôi ở Camp Nou với Bartomeu - Pep Segura, là một ví dụ.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Josep Maria Bartomeu đơn giản là có tài, nhưng chưa đủ tốt.

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.

Top Bloggers

  • Sample avatar

    Bằng Nguyễn

    Cựu Chủ tịch FCBVN

  • Sample avatar

    Hoàng Thông

    Nhà báo

  • Sample avatar

    Mạnh Hiển

    Bí thư xã