Sau trận Zaragoza: Không có phương án B

Bình luận
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Barça có được 3 điểm sau sự thể hiện khá tốt của các cầu thủ dù thể lực chưa được hồi phục hết sau khi khoác áo đội tuyển quốc gia. Một trận thắng không quá lấn lướt và chúng ta có sự chuẩn bị cho các trận đấu khác ở phía trước được thuận lợi hơn trong bối cảnh lịch thi đấu khá dày.

Ở trận này tốc độ của các pha bóng của Barcelona không nhanh hơn thường lệ, ngoài lý do trên thì bên phía đội bạn họ có sự phân bố đều ở hàng thủ, rất chịu khó di chuyển và bắt người với nền tảng thể lực tốt nên họ giảm được các tình huống lên bóng của đội chủ nhà. Sức ép tạo ra từ bên phía chúng ta không làm cho đối thủ quá e sợ. Các cầu thủ Zaragoza rất thoải mái dàn xếp tạo ngược trở lại những đòn phản công khi có cơ hội. Nhưng dù sao những đòn đáp trả ấy lại không quá nguy hiểm với Valdes. Một trận đấu mà Barcelona không tốn quá nhiều sức với một chiến thuật cũ nhằm cho một chặng đua dài. 

Nhưng thực chất chiến thuật mà BHL đề ra đã có tác động gì tới kỉ nguyên mới dưới thời Tito?

Chiến thuật của Pep với sơ đồ thông thường là 4-3-3, câu lạc bộ đã trải qua một loạt thành công trong lối chơi. Đặc điểm để nhận ra đó là nguyên tắc vàng ở trục giữa với Busquets-Xavi-Iniesta-Messi, và những đường lên bóng hầu hết đổ dồn về đôi chân của 4 cầu thủ này. Còn mùa này sự luân chuyển bóng như vậy vẫn được đảm bảo, chỉ khác là các đường bóng tới mấu chốt cuối đã được thay đổi. Cánh trái của Barcelona là nơi bóng được phân ra từ Xavi, Iniesta và dồn tới hàng tiền đạo ở trung tâm, điều này so với các mùa trước đó là cả một sự thay đổi lớn khi các đường lên bóng chủ yếu là diễn ra ở cánh phải nơi mà Alves đảm nhiệm.

Sự ăn ý giữa Messi-Alves cùng với đó là sự năng nổ lên công về thủ của hậu vệ Brazil đã làm biến hóa cho các pha bóng ở cánh phải. Giờ đây sự ổn định của Alves đã không được như trước và cũng thật khó để cho Tito tiếp tục những ý tưởng tấn công từ cánh phải khi mà sự thể hiện tuyệt vời của tân binh Alba đã làm đổi hướng sức mạnh sang cánh đối diện. Cái cốt lõi ở đây vẫn là sức ép lớn được phát huy, duy trì ở những cánh phát động tấn công và cánh đối diện thì kéo dãn hàng phòng ngự bằng cách thu hút hậu vệ đối phương ra sát biên theo kèm một tiền đạo cánh. Ở thời Pep, tiền đạo đá dạt cánh trái làm nhiệm vụ này là Henry, Perdo, Villa, Iniesta và thực chất là các cầu thủ của ta đều có thể đá được ở vị trí này. Họ có thể đổi vị trí cho nhau giữa hai cánh đối diện. Bây giờ, con người ở hai bên cánh vẫn thế nhưng cánh phải chủ yếu là giảm độ chật chội ở trung tâm chứ không như trước nữa.

Tất nhiên là Barcelona không phải đá lệch hoàn toàn một bên và nhiệm vụ kéo dãn hàng thủ đối phương cũng không phải là phương án duy nhất. Với nhiều tiền vệ hơn ở trung tâm thì sự cân bằng giữa hai cánh được ổn định, chúng ta có nhiều cách tiếp cận khung thành hơn. Chẳng hạn cánh trái thì "đóng cột" vị trí của Iniesta và Alba. Họ phối hợp ăn ý với tiền đạo cùng cánh và tạo ra cơ hội cho sự xâm nhập của Messi trong khu cấm địa, khi có Xavi ở trung tâm và thêm một cây chuyền là Cesc chơi nhô cao và phân bố vị trí còn lại sẽ giúp tạo ra các tình huống ở cánh phải. Các tiền đạo làm nhiệm vụ thu hút ở cánh phải như Pedro, Sanchez còn có thể chớp lấy các tình huống ngon ăn nơi mà các cầu thủ đối phương ít để ý nhất.

"Barcelona không có phương án B" họ chỉ đang cố làm tốt phương án đang chơi mà thôi. Nhưng chắc chắn Tito không thể dựa mãi vào các pha phối hợp ở cánh trái để tìm đột biến. Alba chơi như một Alves trong thời đỉnh cao. Sự năng nổ chịu khó di chuyển đã tạo ra kế sách mới cho các trận đấu ở mùa giải này nhưng Alba cũng không phải là siêu nhân có thể giữ vững thể lực hay phong độ để đáp ứng cách tấn công này. Do đó chúng ta cần tìm ra thêm đột biến ở những vị trí khác. Đây là vấn đề mà người viết thực sự nhường lại cho tính toán của Tito cho lối chơi tấn công ở mùa này. 

Messi vẫn là chủ chốt

Cái mới tiếp theo mà hầu như đã xuất hiện ở các trận đấu Barcelona dưới thời Tito, mà cũng có thể nó đã được áp dụng ở cuối mùa giải vừa rồi, đó là việc Messi đã trở thành cầu thủ tự do trên hàng công. Messi tự do tìm vị trí và đón bóng bất cứ đâu trên phần sân đối phương, tùy theo tình huống mà anh lại xuất hiện ở các nơi trong hàng thủ đối phương. Như cánh trình bày trước đó với lối chơi ban bật bên cánh và tung ra các đường chuyền thuận lợi hơn vào trong trung tâm cầu gôn đã phát huy sự đột biến mà cánh chơi này đem lại. Messi có nhiều khoảng trống hơn. Để nhìn nhận rõ hơn thì ta cùng xem cánh mà đối phương bố trí hàng thủ:

* Đối thủ khi chơi với chúng ta thường thì họ sẽ không phân định rõ ràng vai trò bắt người cố định, có nghĩa là hậu vệ sẽ theo sát hai bên biên của mình. Các trung vệ thì không có di chuyển nhiều, họ chỉ cố định vị trí trong vòng cấm địa và bắt người ngay khi bị "hở". Còn các tiền vệ đặc biệt là tiền vệ phòng ngự thì đá lùi rất sâu và hoạt động rộng theo chiều ngang sân từ cánh trái sang cánh phải hoặc gần như "biến" thành một trung vệ thứ 3. Khi có quá nhiều tiền vệ như vậy sẽ hình thành lớp bê tông thật thụ. Còn các tiền vệ công thì chỉ bắt người trong phạm vi của mình.

* Đó là cánh đầu tiên khi họ chơi, cách thứ hai đó là giao nhiệm vụ bắt người cho từng cá nhân và có nhiều thay đổi khác. Chẳng hạn, một trong hai trung vệ sẽ theo kèm như hình với bóng với Messi. Ngoài ra còn cử thêm các tiền vệ phá lối chơi ở giữa sân, bắt chết các đường chuyền ngay khi mới ra khỏi chân các hậu vệ của Barcelona, các tiền vệ phòng ngự di chuyển nhiều hơn vừa tạo chất thép ở ngay giữa sân nơi mà Xavi hay Iniesta phát động lối chơi. Và tất nhiên họ cần có thể lực tốt để đáp ứng yêu cầu chơi "rát" ngay giữa sân và luôn có mặt kịp thời ở trước vòng cấm.

Cả hai cánh trên của đối phương đều có ít nhiều nhược điểm và nó bộc lộ ra khi chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở Barcelona đó là sự di chuyển tự do của Messi. Đối với cách thứ nhất thì hàng thủ đối phương đã chủ động lùi sâu và chúng ta dễ dàng đưa bóng tiến sát khu cấm địa, và ta chỉ cần tìm cách phá rối một tí ở hai cánh và ở vị trí của một trong hai trung vệ kia là có thể làm hở "sườn", các khoảng trống sẽ xuất hiện. Các pha phối hợp của hậu vệ dâng cao cùng với các tiền đạo cánh là có thể thu hút hàng thủ. Đối phương lo lắng sẽ có những khoảng trống trước cầu gôn bởi những pha phối hợp như thế và các trung vệ sẽ bọc nó lại ngay. Sau khi che chắn cho nỗi lo đó thì đối phương lại tạo ra khoảng trống khác tại ngay vị trí cũ mà họ đảm nhiệm và khi đó Messi chỉ cần lởn vởn trong vòng cấm rồi xuất hiện ở đó khi không có ai theo kèm thì dễ dàng trừng phạt đối phương.

Còn cánh thứ hai khi bị bắt quá chặt bởi một hay hai người thì Messi sẽ lùi về sau, có khi là nửa sân. Việc di chuyển như thế khiến các cầu thủ theo anh bối rối và nếu họ theo cho đến cùng thì lại hở đằng sau cho các cầu thủ khác của Barcelona tận dụng. Nếu bỏ mặc Messi di chuyển tự do như thế giúp anh càng thoải mái và các tình huống có bóng của Messi thật sự là nguy hiểm trước vòng cấm. Ngoài ra hàng thủ của đối phương phải di chuyển rất nhiều và tốn khá nhiều sức. Thường thì ta thấy các đội yếu chơi theo cánh thứ nhất. Nhưng kiểu gì thì chúng ta cũng có phương án đối phó với hai thể loại này. Có điều cái gì cũng có tính tương đối của nó. Chưa chắc việc di chuyển ấy của Messi đã đem đến hiệu quả và ngay cả cách phòng ngự của đối phương có dám khẳng định là họ không mắc sai lầm không. Vì thế chỉ cần chúng ta hoặc đối phương, ai có sự ổn định hơn thì sẽ giành chiến thắng. Và thường những ai hâm mộ bóng đá gọi chiến thắng của CLB mình là đẳng cấp và bản chất của nó không gì ngoài hai từ "ổn định". Ổn định sẽ tạo nên đẳng cấp!

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.

Top Bloggers

  • Sample avatar

    Bằng Nguyễn

    Cựu Chủ tịch FCBVN

  • Sample avatar

    Hoàng Thông

    Nhà báo

  • Sample avatar

    Mạnh Hiển

    Bí thư xã