Tiki Taka, hay đơn giản là một trận bóng đẹp

Bình luận
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Qua bốn thập kỉ (đặc biệt ở hai thập kỉ gần đây) FC Barcelona và triết lý bóng đá của họ đã trở thành biểu tượng cho thứ bóng đá khéo léo, nhanh nhẹn mang phong rất riêng; mà có thể rút gọn trong vài kí tự : thứ bóng đá tấn công mê hoặc.

 
Ngay cả những nhà phê bình nghiêm khắc nhất cũng phải công nhận, Barca mang trong mình hơi hướng của bóng đá tổng lực. Cách minh chứng rõ ràng nhất là họ không có kế hoạch B. Họ luôn có niềm tin mãnh liệt vào triết lý họ theo đuổi, một triết lý của riêng Barca.
 
Đương nhiên, những nhận xét đó vẫn ở trong những chừng mực nhất định và cần được hiểu rõ hơn, bởi dù sao Barca cũng là câu lạc bộ của xứ Catalan, còn triết lý bóng đá họ đeo đuổi lại bắt nguồn từ Hà Lan.

Bóng đá tổng lực

Bắt đầu từ huấn luyện viên huyền thoại Rinus Michels, người đã khai sinh ra bóng đá tổng lực, cũng chính là nguyên tố cơ bản hình thành nên học thuyết bóng đá của Barca. Vì vậy, chẳng ngạc nhiên gì khi chính Michels lại là huấn luyện viên của Barca ở thập niên bảy mươi.
 
Lý thuyết của Michels định nghĩa rằng “tất cả cầu thủ đều có thể đảm nhận vai trò của cầu thủ khác trong đội”. Điều này đồng nghĩa với việc một cầu thủ có thể chơi tốt ở cả vị trí tiền đạo, tiền vệ lẫn hậu vệ. Không có sự tồn tại của vị trí cố định, ngoại trừ thủ môn. Nó đòi hỏi sự hoán đổi vị trí một cách mau lẹ giữa các cầu thủ, cũng như việc không tồn tại hai cầu thủ đá cùng nhau ở một vị trí.
 
Có thể lấy ngay Barca hiện tại làm ví dụ, chúng ta sẽ thấy sự hoán đổi vị trí của Gerard Pique với Sergi Busquets. Khi Xavi hoặc Iniesta dâng cao, ngay lập tức có mặt của Pique ở khoảng trống này, và Busquets sẽ rút về, chơi cạnh Puyol.
 
Đó cũng chính là lý do vì sao Barca thích những trung vệ có khả năng chuyền banh hơn là những cỗ máy hủy diệt dạng như John Terry.
 
Martin Caceres, cầu thủ đang được Barca cho Sevilla mượn là một dạng như vậy. Ngoài ra anh còn có khả năng đánh chặn cũng như tốc độ rất tốt và sự linh hoạt vị trí (ta có thể đặt anh ở đâu trong hàng phòng ngự đều được). Tuy nhiên anh có thói quen truy cản quyết liệt, ngay cả trong những tình huống ở thế yếu hơn. Cũng chính vì lý do này mà Pep Guardiola không muốn giữ anh, cho dù đội vẫn còn khuyết ở vị trí đó.
 
Hệ thống của Michels hoạt động trên nền tảng kĩ thuật của từng cầu thủ. Sự thua kém về tốc độ có thể được xem xét – cả Puyol lẫn Pique đều không phải là những trung vệ nhanh nhất thế giới – tuy nhiên thua thiệt về kĩ thuật là điều không thể chấp nhận.
 
Ngoài việc mang vào và thực thi “Bóng đá tổng lực” ở Barca, Rinus Michels còn tiếp tục mang về những điều tốt đẹp hơn, hay những con người sẽ có đóng góp to lớn hơn cho thành phố Barcelona, đó chính là Johan Cruyff.

Dream Team

Trong thời kì hoàng kim của mình, Johan Cruyff chính là mẫu mực cho trường phái “Bóng đá tổng lực”. Cũng chính giai đoạn này, ông đã trở thành cầu thủ vĩ đại nhất ở thế hệ cầu thủ lúc bấy giờ (và cho mãi đến nay vẫn là vĩ đại nhất châu Âu). Tuy nhiên với Barca, ông chỉ đạt được những thành công khiêm tốn. Trong thời gian khoác lên chiếc áo xứ Catalan, ông chỉ có một chiếc cúp La Liga và một cái nữa ở Copa del Rey.
 
Lần xuất hiện thứ hai của ông với tư cách là HLV, mới chính là lúc ông thể hiện tầm ảnh hưởng cũng như mang lại những vinh quang chói lọi. Là học trò ưu tú nhất của Michels, Cruyff đã cải thiện hệ thống chiến thuật của Michels, với kinh nghiệm đầu tiên với Ajax Amsterdam.
 
Lại giống như thầy mình, Cruyff cũng rời Ajax để đến với Barca. Tuy nhiên có một điểm khác biệt là chuyến đi này đã đưa ông, lẫn Barca đi đến những thành công rực rỡ chưa từng thấy.
 
Dưới thời của Cruyff, Barca đã có gần như tất cả các cúp châu Âu mà họ có thể có, riêng chỉ thiếu cúp Liên lục địa (tiền thân của Cúp các câu lạc bộ -Fifa Club World Cup). Ông đã đưa Barca tới chiếc cúp C1 đầu tiên, ngoài ra còn một trận chung kết khác với Ac Milan mà chúng ta đã thua 4-0. Có một điểm cần ghi nhớ là đội Milan năm đó có tên Frank Rijkaard, một sản phẩm của lò đào tạo trẻ của Ajax và chính Cruyff đã từng huấn luyện Rijkaard, cũng như ông đã từng chơi dưới sự huấn luyện của Michels.
 
Vì sao chúng ta phải biết điều kể trên ? Bởi lịch sử lặp lại chính nó. Rồi cuối cùng Rijkaard cũng làm huấn luyện viên của Barca dưới sự giới thiệu của Cruyff. Đây là trường hợp khá kì lạ bởi ngày còn làm cầu thủ dưới quyền Cruyff, Rijkaard đã từng thề sẽ không bao giờ nghe lời Cruyff nữa, cho dù trước đó họ đã có quãng thời gian bên nhau dưới màu cờ Ajax.

Đấng cứu rỗi

Sau những khó khăn ban đầu, cuối cùng Rijkaard đã đưa Barca thoát khỏi cơn khát danh hiệu suốt năm năm bằng chiếc cúp La Liga, ngay sau đó họ nối tiếp thành công với chiếc cúp La Liga thứ hai và chiếc cúp UEFA Champions League lần thứ hai trong lịch sử câu lạc bộ.
 
Đội hình ưa thích của Rijkaard là 4-1-2-2-1 hoặc 4-3-3, tùy thuộc vào thời điểm. Không giống như các đồng nghiệp đương thời, ông thích dùng một tiền đạo chủ lực và hai tiền đạo cánh. Trong sơ đồ 4-4-2, cầu thủ chạy cánh thuộc biên chế của tuyến tiền vệ, nhưng trong chiến thuật của Barca, thì họ lại chính là những tiền đạo thực thụ.
 
Hệ thống chiến thuật mà Rijkaard xây dựng khuyến khích sự xoay vòng vị trí cũng như sự sáng tạo, bởi ông chỉ dùng một tiền vệ chính, làm trục ở giữa. Sau này, khi Pep Guardiola kế nhiệm (lại là một cựu học trò của Cruyff), Pep đã không thay đổi hệ thống này.
 
Một trong những thiếu sót về chiến thuật của Rijkaard đó là khả năng giữ sạch lưới của Barca. Đội bóng của ông đã tấn công tổng lực với sự gắn kết chặt chẽ, tuy nhiên khi phòng thủ thì họ lại không như vậy. Đơn cử như Ronaldinho, việc của anh là luốn tiến lên phía trước, và anh đã không tham gia phòng thủ.
 
Các trận đấu của Barca luôn có nhiều bàn thắng, bàn thắng cho họ lẫn vào lưới họ. Nhưng điều này thường không quan trọng, bởi đội bóng của Rijkaard thường xuyên ghi được nhiều hơn một bàn thắng mỗi trận.
 
Ở mùa 2006/2007, Barca đánh rơi chiến thắng bởi hiệu số đối đầu trực tiếp với Real, Barca hòa 3-3 trên sân nhà và thua 2-0 trên Santiago Bernabeu.

Làm nên lịch sử

Đối đầu với những nghi ngờ và khinh thường, cũng như sự khởi đầu tệ hại của đội bóng ở mùa 2008/2009, Pep Guardiola đã đáp lại bằng hệ thống Tiki Taka được vận hành dưới màu áo Barca. Ông đã dạy các học trò cách tạo áp lực, cũng như cách phòng thủ như thế nào cho giống một thể thống nhất.
 
Pep ra lệnh cho các học trò, phải gây áp lực ngay lập tức để lấy lại banh mỗi khi họ mất nó. Ngay cả những ngôi sao trong đội cũng không thoát khỏi nhiệm vụ tấn công phòng thủ này, như Henry đã tâm sự :”Tôi chưa bao giờ phải chạy nhiều như vậy cho đến ngày gia nhập Barcelona”.
 
Hệ thống chiến thuật của Pep đã mang lại thành công tức thì. Trong năm 2009, đội bóng của ông đã chiến thắng ở tất cả các cúp mà họ có khả năng tham dự. Chính họ là câu lạc bộ đầu tiên của Tây Ban Nha làm được điều đó. Nói rộng hơn, họ cũng chính là câu lạc bộ duy nhất và đầu tiên có thành tích như vậy trong lịch sử bóng đá. Đội gần nhất ngay sau họ có cơ hội đạt thành tích tương tự là Inter Milan, tuy nhiên Inter đã thất bại ở trận tranh Siêu cúp châu Âu.
 
Kỉ lục mà Barca của Pep đã làm được không dễ để phá. Có thể nói rằng tập thể đó chính là đội hình xuất sắc nhất trong lịch sử mà các câu lạc bộ có thể có được.
 
Barca nổi tiếng khắp thế giới với hành công khủng khiếp của họ, nhưng họ vẫn chưa tạo được niềm tin cho công chúng về hàng thủ của họ. Đa phần dư luận vẫn cho rằng hàng thủ của Barca mong manh, dễ vỡ. Điều này đã được phủ nhận hoàn toàn khi hai mùa gần đây nhất, số bàn thua mà Barca có là cực ít.
 
Sự yếu đuối của hàng thủ Barca vẫn có thể được bộc lộ, nhưng thử hỏi có đội nào có hàng công với mười cầu thủ ?
 
Không biết là tốt hơn, hay tệ hơn, nhưng với cách thể hiện của mình, Barca luôn tạo ra sự trình diễn. Fan hâm mộ Barca là những người đòi hỏi nhất trong bóng đá. Phương châm “một chiến thắng bằng mọi giá” không được áp dụng tại Catalunya. Triết lý của Barca là tấn công, tấn công ngay từ tiếng còi khai cuộc.
 
Sẽ chẳng ai có thể tưởng tượng được một Barca chơi với phong cách “đặt chiếc xe bus trước khung thành” chỉ để giành được một chiến thắng. Với họ, chỉ là bóng đá tổng lực, thứ bóng đá thuần khiết mới chính là bản sắc.

Chiến thắng bằng cái đẹp

Có thể Barca sẽ không thể thành công mãi với những gì chúng ta đang thấy. Nhưng một điều tồn tại, đó là màu cờ sắc áo và triết lý bóng đá của chúng ta, nó sẽ không bao giờ thay đổi cho dù các huấn luyện viên tới rồi đi. Đây là điều độc nhất mà không phải câu lạc bộ nào cũng có được.
 
Xbarcax - Theo http://bleacherreport.com
 
 
Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.

Top Bloggers

  • Sample avatar

    Bằng Nguyễn

    Cựu Chủ tịch FCBVN

  • Sample avatar

    Hoàng Thông

    Nhà báo

  • Sample avatar

    Mạnh Hiển

    Bí thư xã