Bài học Del Bosque

Messi có thể sẽ hy sinh để thu hút hậu vệ Real Madrid

La Liga
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Trước tiên phải khẳng định thành công của Tây Ban Nha tại 2 kỳ World Cup và Euro gần nhất có công lớn của Del Bosque. Ở Euro 2012, ông mang đến thứ chiến thuật lạ lùng đó là đội hình không tiền đạo khi cần tìm kiếm bàn thắng và tung tiền đạo vào sân khi cần...phòng thủ! Cho tới trước trận bán kết, người ta đã không ngừng phê phán lối chơi ban chuyền luẩn quẩn, thiếu sinh khí ở giữa sân của tuyển Tây Ban Nha.

Tuy lối đá đó khiến người xem buồn ngủ thật nhưng lại rất an toàn: không có khoảng trống mênh mông bên phần sân nhà để cho đối phương có cơ hội phản công do đội hình không dâng lên quá cao và số lượng nhân sự ở giữa sân thì đông hơn quân Nguyên!

Dưới thời Pep, việc đoạt bóng ngay khi mất bóng đã trở thành thương hiệu. Nhưng cũng có nhiều hạn chế vì khi đó toàn đội phải bọc lót cho nhau cực tốt. Khi tiền đạo dâng cao sát biên ngang, tiền vệ cánh cũng phải dâng lên cao để bọc lót khoảng trống phía sau lưng tiền đạo cánh. Rồi hậu vệ cánh cũng phải dâng lên cao để bọc lót cho tiền vệ cánh. Còn Valdes thì hẳn nhiên là anh không thể dâng lên cao để bọc lót cho hậu vệ cánh được, và đó là lý do khi không thể đoạt được bóng ngay của đối thủ, Barça sẽ bị phản công với một khoảng trống mênh mông giữa hậu vệ và thủ môn.

Với đội hình 4-6-0, việc hi sinh tiền đạo cánh vừa giúp cho đội hình không phải dâng lên quá cao, đồng thời tăng cường sự chắc chắn ở khu vực giữa sân.

Del Bosque không phải là người đầu tiên chơi với hơn 4 tiền vệ trên sân. Pep mới là người đầu tiên áp dụng nó nhưng có vẻ lối đá này phù hợp với những giải đấu lớn hơn là chặng đường trường Liga.

Ép sân hay đôi công?

Nếu cứ trình diễn thứ bóng đá cống hiến như hai trận siêu cúp hồi đầu mùa, nếu như hàng hậu vệ không mơ ngủ và nếu như Valdes không mắc lỗi nữa thì Barça sẽ chiến thắng và thắng thuyết phục! Nhưng có được 3 cái nếu đó không đơn giản. Đơn cử như với hàng hậu vệ tơi tả hiện tại, chúng ta không tìm đâu ra lý do để yên tâm với cả 3 cái chữ nếu đó.

Trong khi đó, Hector Cuper – HLV của Valencia năm nào hẳn giờ là fan cuồng nhiệt của Mourinho bởi lối đá phản công “đẹp mắt”, “hoa mỹ” và vô cùng hiệu quả. Và ông hẳn là sẽ thích cả 4 bàn thắng của Real vào lưới Ajax tuần vừa rồi với một siêu phẩm của Benzema và một hattrick đẹp mắt của Ronaldo. Một chiến thắng “thuyết phục” và “ấn tượng” dành cho một đội-bóng-nhỏ Real Madrid.

Các con số thống kê nói gì trong số 17 bàn thắng của Real tính tới hiện tại? 3 bàn đến từ tình huống cố định, 2 quả phạt đền, 6 bàn thắng đến từ những pha tấn công trong đó ngài Roberto ManCity - một-đội-bóng-nhỏ-hơn, đóng góp tới 3 bàn. Còn lại là 7 bàn đến từ những pha phản công nhanh trong đó có 4 bàn vào lưới đội-bóng-lớn Ajax và 2 bàn vào lưới đội-bóng-lớn-hơn- Barça!

Vậy thì, Tito! Ông có định học hỏi gì từ Del Bosque hay không?

Khoảng cách 8 điểm như chiếc còng kìm bớt sự hưng phần của Real. Còn 5 điểm là con số cho sự hồi sinh của Real.

Còn tôi, tôi thích số 11.

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.