Cảm nhận về nhân vật trong truyện của Kim Dung

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Đúng là dân không chơi võ lâm. Thằng Trương coi là võ Thổ. Đập chết đám Nga My võ Thủy nhé. Thời đấy đứa nào đi coi tuổi. Gặp thằng chém bay nửa người chưa kịp hỏi mày mạng gì :cuoimim:

[FONT=&quot]Tương tự Trương Vô Kỵ có vẻ học được nhiều ngón võ tuyệt chiêu hơn Chu Chỉ Nhược - đại khái Cửu Dương chân kinh, Càn Khôn đại nã di, Thái Cực kiếm, Thái Cực quyền, v.v... Nội cái Càn Khôn đại nã di - một môn võ tối cao của Minh giáo thời đó có mãnh lực biến đối thủ dùng gậy ông đập lưng ông - Vô Kỵ đã học được trong lúc bị nhốt với Tiểu Siêu ở trong mật động của Quang Minh Ðỉnh - nếu theo đúng mô tả của chính tác giả - cũng đủ dùng để chế ngự được Cửu Âm Chân Kinh, nếu không kể đến các thứ võ lâm chi bảo như Thái Cực kiếm và Thái cực quyền. Càn Khôn Ðại Nả Di chắc chắn - theo lôgích của mô tả trong truyện - sẽ chế ngự được thế đánh móc vào sọ người kiểu Cửu Âm bạch cốt trảo trong Cửu Âm Chân Kinh bởi nó có thể khiến bàn tay bạch cốt trảo quay về tự móc sọ của người xử dụng nó để tấn công mình! Trong khi ấy Chu Chỉ Nhược theo với ước đoán của độc giả (vì đoạn Chu Chỉ Nhược luyện Cửu Âm Chân Kinh tác giả dấu không kể ra) chỉ biết có Cửu Âm Chân Kinh và rất có thể chỉ biết qua loa về Nga Mi kiếm pháp bởi lúc Diệt Tuyệt Sư Thái nhường ngôi chưởng môn Nga Mi cho họ Chu, Diệt Tuyệt Sư Thái đang sắp sửa tự tử nên chưa có thì giờ truyền lại trọn vẹn các ngón nghề của Nga Mi kiếm pháp cho nàng. Thế mà Kim Dung tự ý cho Vô Kỵ gần như bất lực trước Chỉ Nhược và có vẻ "dưới cơ" Chu Chỉ Nhược. Thật bực mình!!!

[/FONT]
[FONT=&quot]Trước hết xin xét kĩ lại "Cô Gái Ðồ Long" tức Ỷ Thiên Ðồ Long ký. Trương Vô Kỵ mạng gì? Ðầu tiên ta để ý Vô Kỵ bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh cho bị bệnh gần chết. Huyền Minh thần chưởng lại là một băng hàn chưởng thuộc thế âm chỉ có Cửu Dương chân kinh - thế dương, chất nóng - mới trị được thôi. Sau đó Vô Kỵ làm Giáo chủ Minh giáo biểu hiệu bằng ngọn lửa, rồi lại mang vào nhiệm vụ đi tìm lại Thánh Hoả lệnh. Hỏa hỏa hỏa. Ðích thị Vô Kỵ mang mạng Hoả. Còn tại sao tác giả gọi Huyền Minh thần chưởng thứ chưởng đã khiến cho Vô Kỵ bị trọng thương gần 8, 9 năm trời mà không gọi Huyết Minh hay Hồng Minh thần chưởng cho có vẻ rùng rợn? Huyền tức Ðen chỉ mạng Thuỷ, Thuỷ (nước) dập hay khắc được Hoả (lửa). Thế Chu Chỉ Nhược mang mạng gì mà Vô Kỵ phải chịu xếp de? Ta xem binh khí hay võ công chính của Chu Chỉ Nhược là gì? Ỷ Thiên kiếm? Không phải, Ỷ Thiên Kiếm thật sự của Diêt Tuyệt Sư Thái, nó màu xanh và Diệt Tuyệt Sư Thái mạng Mộc - dễ bị Vô Kỵ làm cho quê mặt vì Vô Kỵ mạng Hoả - Mộc chỉ sinh Hoả (gỗ chỉ bị cháy vì lửa) thôi chứ không khắc được Hoả. Ta nhớ lại Chu Chỉ Nhược nghe lời dặn dò của sư phụ Diệt Tuyệt Sư Thái lo đi ăn cắp bảo đao Ðồ Long để rồi dùng Ỷ Thiên Kiếm chặt vỡ đao Ðồ Long để lấy quyển bí kiếp Cửu Âm Chân Kinh được dấu trong đao Ðồ Long. Mạng Chu Chỉ Nhược dính liền với đao Ðồ Long (thầm phục dịch giả Từ Khánh Phụng không biết vì sao ông dịch tựa Ỷ Thiên Ðồ Long Ký thành ra Cô Gái Ðồ Long - và tất nhiên Chu Chỉ Nhược chính là Cô Gái Ðồ Long - sự nghiệp của họ Chu đã dính liền với đao Ðồ Long). Ðao Ðồ Long màu gì? Kim Dung đã tả Dư Ðại Nham lần đầu thấy đao Ðồ Long, chàng cầm lấy, lau sạch và đem đến gần ánh lửa xem cho kĩ, thấy nó màu ÐEN sì, chẳng phải sắt và cũng chẳng phải vàng... (Chương Thứ 3). Màu đen đích thị là màu của mạng Thủy. Mạng của Chu Chỉ Nhược là mạng Thủy (4)[black]. Thủy khắc Hoả (mạng của Trương Vô Kỵ). Nước dùng để làm tắt lửa!! Và đó cũng xảy ra cùng lúc với chu kỳ Âm thịnh Dương suy. Vô Kỵ phải dưới cơ Chu Chỉ Nhược dù giỏi võ và nội công thâm hậu hơn Chu Chỉ Nhược!!! Vô Kỵ mang tên với nghĩa đơn sơ "Không kị thứ gì hết" thật ra lại kị Thủy và những chất âm đó chứ![/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Chưa hết, nếu ta nhớ ở đoạn cuối khi Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược đấu nhau với 3 vị sư ở chùa Thiếu Lâm trước mặt bao nhiêu quần hùng. Chu Chỉ Nhược định dùng đòn lén để hạ thủ Tạ Tốn, đột nhiên xuất hiện một thiếu nữ mặc áo vàng phi thân từ đâu đến chỉ múa vài đường quyền qua cây gậy trúc đã đủ áp chế Chu Chỉ Nhược. Trước khi cáo biệt giới võ lâm thiếu nữ áo vàng đó tiết lộ nàng từ núi Chung Nam đến, tức con cháu của Thần Ðiêu đại hiệp Dương Quá! Thế nhưng tại sao Kim Dung cho họ mặc áo vàng? Lại không mặc áo xanh lam hay áo tím cho có màu sắc đỡ chói và thơ mộng? Áo vàng dùng để ám chỉ mạng Thổ. Thổ trị Thủy. Chỉ có nàng thiếu nữ áo vàng (Thổ) mới có cơ trị được Chu Chỉ Nhược (Thủy) theo đúng rơ và cơ sở của Ngũ hành!!!

[/FONT]
(Trích dẫn trong "Thử đọc lại Kim Dung I")
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Chuẩn đúng là Kim lão gia quan trọng cái ngũ hành tương khắc lắm, hồi trước đọc cái bài phân tích Ngũ Bá trong Xạ Điêu tượng trưng cho phương Tây (Âu Dương Phong), Liên Xô (Bắc Cái), Nhật Bản (Đông Tà), Việt Nam (Nam Đế), Trung Quốc (Trung Thần Thông) thấy cũng hợp lý :)).
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Tây độc Âu Dương Phong mạng Kim nên chỉ sợ mỗi Nam Đế mạng Hỏa. Cao thủ nhất trong Ngũ bá là Trung thần thông Vương Trùng Dương cũng không trị được Tây độc vì mang mạng Thổ. Do vậy Kim Dung phải cho lão đi mượn chiêu Nhất Dương chỉ của Nam Đế để trước lúc chết mới dọa được Tây độc không trộm Cửu Âm chân kinh.
Tây Độc và Bắc Cái không khắc chế lẫn nhau (Kim với Thủy) nên đánh nhau bất phân thắng bại rồi cả 2 cùng chết =))
Chu Bá Thông võ công cực cao vẫn bị vợ chồng Đông Tà lừa đến đảo Đào Hoa rồi giam ở đó và lừa lấy được cả Cửu Âm chân kinh vì Mộc khắc Thổ.

Nói chung tất cả các truyện của Kim Dung đều xây dựng trên thuyết Âm dương ngũ hành nên không có nhân vật mạnh nhất. Luôn có nhân vật này khắc chế được nhân vật kia
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
''Hồi còn nhỏ, rất nhỏ, vừa mới biết chữ thì tôi đã đọc nhiều bộ truyện kiếm hiệp. Tất nhiên, tính huyễn hoặc, phiêu lưu, kỳ bí… trong những câu chuyện đó đã thu hút tôi. Tôi đắm đuối trong thế giới võ hiệp ly kỳ, đọc 1 cách hối hả, không chọn lọc, mà cũng vì không biết chọn lọc.

Sau này, lớn hơn, thì đã bắt đầu biết đọc truyện hay, truyện dở… cũng đọc, nhưng ít hơn. Ngày đó tôi say mê Kim Dung cực kỳ, mê tính cách quyết liệt gần như ích kỷ của Dương Qua, mê tính cách hào sảng, phóng khoáng tự nhiên của Lệnh Hồ Xung, mê kiểu thông minh mà dại gái của Trương Vô Kỵ, mê tính cách hồn nhiên đơn thuần của Địch Vân…
Lời văn của Kim Dung, qua phần dịch của Hàn Giang Nhạn lại càng trôi chảy, bay bướm tự nhiên, nói theo kiểu kiếm hiệp thì là lưu thủy hành vân, nước chảy hoa trôi. Tình tiết có thắt có mở, lồng vào đó nhân sinh quan, triết lý đời người. Nhưng có gì đó mà tôi thấy chưa thỏa mãn với những trang viết bay bổng ấy, đến khi đọc Cổ Long thì mới hiểu.
Cái thiếu của Kim Dung chính là thiếu chất lãng tử thực sự, rất đời, và nhiều khi vô cùng cay đắng, mà chất “vũ hiệp hiện thực” này thì Cổ Long lại quá thừa!
Cổ Long viết khá nhiều, chắc chừng hơn 60 bộ, trong đó già nửa là … dở! Nhưng có can hệ gì, khi tôi chỉ là người đọc, không phải nhà phê bình, nên truyện hay thì tìm đọc, truyện dở thì khỏi.
Trong những tác phẩm hay của mình, Cổ gia luôn viết về cuộc sống khá nghiệt ngã, đằng sau những gì hào nhoáng của hiệp khách giang hồ, đằng sau những phận đời lãng tử lang thang vô định. Khác hẳn với Kim Dung, nhân vật chính thường chẳng khi nào để tâm đến cơm áo gạo tiền, những nhân vật trong tác phẩm của Cổ Long đều phải đối mặt với những cam go thường nhật, những thử thách cay đắng đời thường, như cái đói, như giàu sang, như kim tiền, như mỹ nữ…
Văn của Cổ Long thiên về tình bằng hữu, tình yêu ông tả không phải không hay, nhưng không sâu đậm bằng tình bạn. Tình bạn của Cổ Long nặng về tình, lụy về nghĩa, và vì thế nhiều lúc ông đã cho nhân vật mình nếm trái đắng từ những tình bạn tưởng chừng sâu đậm nhất.
Đọc Cổ Long, ta dễ dàng đồng cảm, vì câu chuyện đó dường như chẳng phải thời xưa, mà thời nay cũng nhan nhản, cũng phải cơm áo gạo tiền, cũng phải lo toan trăm nẻo. Đớn hèn và dũng khí đôi khi cách nhau 1 lằn ranh mỏng. Tả về bức cung, ông chỉ viết vài dòng đơn sơ, như trong truyện Đa Tình Hoàn: ”Đem chúng đi, nuôi cho chúng thật béo tốt phởn phơ!” Đơn giản, con người chỉ sung sướng mới có thể béo tốt phởn phơ, và khi sung sướng thì dũng khí cũng bị mài mòn. Giọng văn vô tình mà lại khiến người xem giật mình, nhói lòng.
Cổ Long viết văn theo cảm tính nhiều hơn, và ông chủ yếu là viết về nhân tính, như ông tự nhận. Đọc những tác phẩm nổi tiếng của ông như Đa tình kiếm khách vô tình kiếm, Thiên nhai minh nguyệt đao, Hoan lạc anh hùng, Tiêu Thập Nhất Lang… đa số đều xoáy vào những bề mặt trái phải, thiện ác của con người, hơn là những cơ mưu, những vũ công kỳ lạ.
Tôi thích đọc vũ hiệp vì tôi thích thả hồn phiêu lãng, làm cánh chim bay khắp cùng trời cuối đất, điều mà trong thế giới thực có lẽ tôi chẳng thể nào làm được. Tôi thích Cổ Long hơn Kim Dung có lẽ vì tôi hiểu những kẻ lãng du cũng có nhiều mất mát và cay đắng.
Nhưng trong những mất mát và cay đắng ấy, Cổ Long luôn đưa lại 1 dư vị ngọt ngào. Giống như lời bài hát trong truyện Anh Hùng Vô Lệ:”Lãng tử ca đi ca lại, không ca bài ca buồn”
Truyện Cổ Long cũng chưa khi nào là bài ca buồn…
~~~~~~~~
Tác giả: Cổ Phi Long

khá giống cảm nhận của bản thân mình
 

barcano1

Không có gì là mãi mãi, Nothin' lasts 4ever
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
3,385
Được thích
3
Điểm
38
Nơi ở
BMT, Daklak
Barça đồng
0
Mấy truyện của Cổ Long tiên sinh không biết ai dịch mà ý thơ, nhạc lai láng, có phần sinh động, thu hút hơn so với nguyên tác.

"Trời mênh mang.
Đất thênh thang.
Chứa chan huyết lệ,
đời đoạn can tràng.
Một vào Vạn Mã.
Đừng mong trở lại gia đàng"
[Biên Thành Lãng Tử]
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
825
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
31
Barça đồng
233
[video=youtube;2T7ESthcBFc]https://www.youtube.com/watch?v=2T7ESthcBFc[/video]

có bác nào đọc bộ này không buồn đến não lòng :pudency:
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Luôn mang trong lòng hình bóng của Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh. Vì tình yêu dành cho hai người.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
lenh-ho-xung-ly-a-bang-sau-nhieu-bien-co-chi-mong-con-gai-song-vui-ve0.jpg
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Ý là Lệnh Hồ Xung phải cẩn thận với Superman hả :))
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top