PEP G-O-D-IOLA: Người truyền giáo

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0

Mới đây PEP khẳng định mình không phải là HLV hay nhất đồng thời cho rằng những thành công lớn nhất sự nghiệp của ông là do sở hữu những cầu thủ xuất chúng (đang nói về Barca và MC chứ với Bayern thì PEP hoàn toàn không hề nổi bật), trong đó còn khẳng định rõ nếu không phải dẫn Manchester City thì Pep không thể vô địch ('There are incredible managers, they don't have these players, they don't have these big clubs. Give me a team that is not like Manchester City, I am not going to win.' ).

Mình thì nghĩ đây là những lời nói thật lòng của PEP, ở thời điểm mà ông đang thất bại toàn diện trước Klopp thì những lời nói thật này chắc chắn sẽ được cảm thông, còn nếu nói ở thời điểm cách đây 2 năm (khi ông giành 100 điểm với MC còn Klopp vẫn đang xây dựng lại Liverpool) thì nó lại trở thành quá giả tạo.

Những lời tự đánh giá bản thân của PEP này mình tin rằng xuất phát từ chuyên môn của ông ấy chứ không phải là chiêu bài "giả khiêm tốn để người khác nâng mình lên" bởi vì ở thời điểm này chả ai nâng nổi ông ấy lên nữa sau sự thật quá phũ phàng.

Hy vọng PEP tiếp tục ở lại MC sau mùa này để tiếp tục so tài cùng Klopp (kể cả khi MC không mang về được Messi) còn nếu ông ấy chạy trốn sang PSG thì nói thật là rất thất vọng về tinh thần chiến đấu của PEP.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,250
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,483
À, ý của lão hói thì là mà Park Hang Seo mới là HLV giỏi nhất ấy mà.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
MC ăn quả cấm 2 năm dự C1 thì PEP rời đi gần như là chắc chắn rồi, mình thì vẫn dự đoán từ đầu là sẽ đến PSG.

Chỉ sợ sang PSG rồi kéo Messi sang thì quá khó để ngăn PEP có cái C1 thứ 3, thử tưởng tượng cái hàng công Neymar-Mbappe-Messi nó quá khủng khiếp, bên dưới còn có Verratti làm bóng.

Động thái phạt MC là một dấu hiệu tốt từ UEFA, mấy thằng dầu mỏ đã lũng đoạn bóng đá TG suốt mấy năm qua rồi, tăng giá + lương cầu thủ phi mã dẫn đến bọn cầu thủ ngày càng mất dạy.

Còn thằng Juve đòi mời PEP đúng là hoang tưởng, PEP mà về chắc sút gần hết cả đội hình, tiền đâu ra mà sắm lại =)).

Mà biết đâu về lại Barca nhỉ, có bác nào trông mong không ? :D
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
MC ăn quả cấm 2 năm dự C1 thì PEP rời đi gần như là chắc chắn rồi, mình thì vẫn dự đoán từ đầu là sẽ đến PSG.

Chỉ sợ sang PSG rồi kéo Messi sang thì quá khó để ngăn PEP có cái C1 thứ 3, thử tưởng tượng cái hàng công Neymar-Mbappe-Messi nó quá khủng khiếp, bên dưới còn có Verratti làm bóng.

Động thái phạt MC là một dấu hiệu tốt từ UEFA, mấy thằng dầu mỏ đã lũng đoạn bóng đá TG suốt mấy năm qua rồi, tăng giá + lương cầu thủ phi mã dẫn đến bọn cầu thủ ngày càng mất dạy.

Còn thằng Juve đòi mời PEP đúng là hoang tưởng, PEP mà về chắc sút gần hết cả đội hình, tiền đâu ra mà sắm lại =)).

Mà biết đâu về lại Barca nhỉ, có bác nào trông mong không ? :D

chỉ mục.jpg


Băm vào mặt mày
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Một mùa giải thất bại thảm hại của Pep với chỉ 1 League Cup giành được, PL bị bỏ cách tới 20 điểm , C1 thì bị loại ở tứ kết trước 1 đội dưới cơ hơn hẳn.

Nếu không phải là Pep thì thành tích trên chắc chắn sẽ bị sa thải nếu là bất kỳ HLV nào khác.

Thành tích ở C1 của Pep đúng là thut lùi dần qua mỗi năm, từ vô địch với Messi đến bán kết với Bayern rồi tứ kết với MC.

Điểm đáng chú ý là trước Pep thì cả VG-Heynckes đều giúp Bayern vào được chung kết, Pellegrini cũng giúp MC vào tới bán kết.

Thành tích cao nhất của Pep khi rời Messi chỉ là VĐQG nhưng có tới 7 HLV khác nhau cũng đều làm được điều tương tự với MC-Bayern nếu chỉ xét từ năm 2010.

Điều Pep làm hơn họ có lẽ là kỷ lục điểm số của MC (chứ ở Bayern thì kỷ lục cũng không bằng nổi Heynckes) có lẽ bởi vì ở MC thì 2 người tiền nhiệm trước đó chỉ là Pellegrini-Mancini.

Điều đáng nói ở đây là Pep chưa bao giờ tự mình xây dựng 1 đội hình nào, ông chỉ thừa hưởng lại các key-player rồi bổ sung thêm vài vị trí theo ý mình, ngoài ra việc nâng tầm cầu thủ cũng không phải là từ con số 0 (khi họ mới ra lò).

Điểm mạnh nhất của Pep là hệ thống chiến thuật nhưng cái này cũng là sự thừa hưởng trực tiếp từ Johan Cruyff, khác với nhiều HLV khác phải tự mình cóp nhặt khắp nơi để tự xây dựng nên hệ thống chiến thuật của riêng mình thì Pep chỉ việc bê nguyên từ Cruyff và phát triển lên.

Kể cả những cựu cầu thủ lên làm HLV như Zidane chẳng hạn thì ông cũng không có được người thầy có được triết lý rõ ràng và mạch lạc như Cruyff để chỉ việc áp nguyên cả bộ vào, những HLV lớn nhất trong sự nghiệp của Zidane đều thiên về việc dụng nhân nhiều hơn.

Pep cần phải làm mới mình, bớt bảo thủ chỉ áp đặt 1 chiến thuật duy nhất.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Pep và Barca đều đang khủng hoảng, có khi nào có một cuộc tái hợp trong tương lai gần?

Mà có thể nói rất nhiều vấn đề của Barca đến từ việc cố tái tạo thành công và lối chơi thời Pep và hậu Pep (điều không thể được), như tiền vệ trụ phải chơi giống Busi, tiền vệ trung tâm phải giống Xavi-Iniesta rồi loay hoay mất vài mùa tìm người thay thế Alves, Neymar v.v., vừa không thể thực hiện vừa làm thui chột nhiều tài năng. Để thoát khỏi vũng lầy chúng ta cần một HLV có đủ cá tính để áp đặt lối chơi của mình phù hợp với tình hình hiện tại và bổ sung thêm vài cái tên phù hợp với lối chơi đó. Nhìn sang Bayern München, Liverpool để học tập. Thực chất đội hình Barca không hề tệ trừ một vài vị trí như hậu vệ phải, có sự kết hợp giữa các cựu binh và nhiều tài năng trẻ rất triển vọng.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Siêu cầu thủ Ronaldinho ra đi có thiên tài Messi kế tục

Bây giờ Messi sắp hạ cánh mà chưa có truyền nhân
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,250
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,483
Siêu cầu thủ Ronaldinho ra đi có thiên tài Messi kế tục

Bây giờ Messi sắp hạ cánh mà chưa có truyền nhân
Về lý thuyết là thằng hám tiền Brazil. Nhưng nó không chịu được thời gian và mong muốn vừa nhanh đạt đỉnh cao vừa nhiều tiền bao bố, bao gái nên đã nhảy sớm. Cũng giống trường hợp Thiago được nhắm thay Xavi nhưng không chịu được ngồi ngoài nên đã bay. Giờ chỉ còn Dembele và Ansu Fati.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Về lý thuyết là thằng hám tiền Brazil. Nhưng nó không chịu được thời gian và mong muốn vừa nhanh đạt đỉnh cao vừa nhiều tiền bao bố, bao gái nên đã nhảy sớm. Cũng giống trường hợp Thiago được nhắm thay Xavi nhưng không chịu được ngồi ngoài nên đã bay. Giờ chỉ còn Dembele và Ansu Fati.

Tưởng thế thôi, nhưng thực ra "nó" không đủ. Trông vào đội tuyển Brazil như thế nào là biết. Tài năng hạng bét so với quá khứ.

Mọi chuyện đã diễn ra đúng với tính cách của nó
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Thằng Neymar phá Barca quá nhiều. Sau mùa 2016-2017 đáng ra đầu tư vào tiền vệ hậu vệ thì lại phải loay hoay vá lại hàng công. Hậu quả là bây giờ.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,250
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,483
Thằng Neymar phá Barca quá nhiều. Sau mùa 2016-2017 đáng ra đầu tư vào tiền vệ hậu vệ thì lại phải loay hoay vá lại hàng công. Hậu quả là bây giờ.
Cái này là gián tiếp phá. Cũng trách là ta quá mải mê duy trì cây đinh ba nên vung tiền bằng được mua bom tấn. Hàng thủ có mua Umtiti nhưng lại là đứa nửa mùa.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Pep và Barca đều đang khủng hoảng, có khi nào có một cuộc tái hợp trong tương lai gần?

Mà có thể nói rất nhiều vấn đề của Barca đến từ việc cố tái tạo thành công và lối chơi thời Pep và hậu Pep (điều không thể được), như tiền vệ trụ phải chơi giống Busi, tiền vệ trung tâm phải giống Xavi-Iniesta rồi loay hoay mất vài mùa tìm người thay thế Alves, Neymar v.v., vừa không thể thực hiện vừa làm thui chột nhiều tài năng. Để thoát khỏi vũng lầy chúng ta cần một HLV có đủ cá tính để áp đặt lối chơi của mình phù hợp với tình hình hiện tại và bổ sung thêm vài cái tên phù hợp với lối chơi đó. Nhìn sang Bayern München, Liverpool để học tập. Thực chất đội hình Barca không hề tệ trừ một vài vị trí như hậu vệ phải, có sự kết hợp giữa các cựu binh và nhiều tài năng trẻ rất triển vọng.

Bác phân tích chính xác, vấn đề chính của Barca chính là đặt ra một hình mẫu rồi cố gắng uốn nắn mọi thứ theo cái hình mẫu cố định đó, kể cả việc tuyển mộ HLV sở dĩ nhiều ông không tên tuổi có thể dẫn dắt Barca chỉ đơn giản bởi 2 chữ "triết lý".

Nói chung việc cố định 1 hình mẫu có cái hay mà cũng có cái dở, cái hay là hình thành được 1 bản sắc rất rõ rệt (cái này thì không CLB nào bằng được Barca) qua đó định hình được cụ thể hướng đi ngay từ khâu đào tạo trẻ nhưng cái dở là bó hẹp trong một khuôn khổ mà không tiếp nhận được những cái hay khác.

Bóng đá nói riêng hay thế giới xã hội nói chung luôn rất đa dạng và nhiều màu sắc, không có cái gì được coi là chuẩn mực cố định cả, chỉ cần thay đổi góc nhìn thì cái sai cũng có thể trở thành đúng và ngược lại, cho nên người giỏi nhất là người biết tận dụng được tất cả, biết tiến biết lui, biết biến hóa theo thời cuộc.

Lấy ví dụ như bóng đá Đức trước đây nổi tiếng bởi sự khô khan và thực dụng nhưng họ đã biết tiếp thu cái mới để phát triển theo hướng kỹ thuật hơn, cởi mở hơn về cách đá và đạt được thành quả như bây giờ,

Ở cấp độ CLB thì cần phải nhắc tới Real, đội bóng này chỉ cần giỏi là chiêu mộ chứ không cần biết phong cách là gì, phục vụ chung cho mục đích chiến thắng cuối cùng.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0

Guardiola và mặt trái của thành trì triết lý​


Vung tiền mua thêm hậu vệ chỉ là giải pháp vá víu cho hàng thủ Man City, bởi vấn đề sâu xa nằm ở chiến thuật của HLV Guardiola.


Những vấn đề Man City đang gặp phải ở hàng thủ là hệ quả từ việc Guardiola tôn thờ đến cứng nhắc triết lý bóng đá của ông. Ảnh: Times



Những vấn đề Man City đang gặp phải ở hàng thủ là hệ quả từ việc Guardiola tôn thờ đến cứng nhắc triết lý bóng đá của ông. Ảnh: Times


Pep Guardiola là một trong những HLV vĩ đại nhất lịch sử, hoặc cũng có thể là HLV vĩ đại nhất. 16 tháng trước, khi Man City đăng quang ở vòng hạ màn Ngoại hạng Anh, đó là chức VĐQG thứ tám trong10 mùa giải ông làm HLV tại Tây Ban Nha, Đức rồi Anh. Man City của Guardiola còn lập hai kỷ lục giành nhiều điểm nhất trong một mùa giải Ngoại hạng Anh. Nhưng sau đỉnh cao ấy, lần đầu tiên sau 12 năm ông làm HLV đỉnh cao, sự thống trị của thời đại Guardiola bị lung lay.

Man City đã thua 10 trong 36 trận gần nhất ở hạng đấu cao nhất nước Anh. Số trận thua này nhiều hơn một trận so với toàn bộ ba mùa giải của Guardiola ở Bundesliga cùng Bayern, ít hơn một so với số thất bại suốt bốn năm ông lĩnh ấn ở Barca. Dù trận thua Leicester City hôm 27/9 mới là lần đầu tiên một đội bóng của Guardiola nhận năm bàn thua trong một trận đấu, đó cũng đã là lần thứ năm kể từ tháng 9/2019, Man City nhận tối thiểu ba bàn thua trong một trận. Điều gì đang xảy ra? Nó là một chuỗi trận đen đủi với các lỗi cá nhân không thể lường trước, hay kỉ nguyên của Guardiola đang bị phá hủy vì sự tàn bạo của Ngoại hạng Anh?

Có một điều chắc chắn: Các hàng phòng ngự của Guardiola sẽ hoàn hảo nếu họ... không phải phòng ngự. HLV người Catalonia không bao giờ chủ trương cho các hậu vệ làm công việc phòng thủ đơn thuần. Ông là người nâng tầm khái niệm thủ môn trong vai trò một người làm bóng, và sau một thất bại cũng dưới tay Leicester năm 2016, Guardiola nói: "Tôi không phải HLV của những cú tắc bóng".

Thay vào đó, các đội của Guardiola ngăn đối phương ghi bàn bằng cách cầm bóng áp đảo ngay bên phần sân đối phương, để giảm thiểu số pha dứt điểm của đối thủ. Đội hình Man City luôn dâng rất cao, cầm bóng nhiều vượt trội, mà một thống kê của mùa 2018-2019 có thể là ví dụ tiêu biểu: Trung vệ Aymeric Laporte của Man xanh có số đường chuyền trung bình mỗi trận bên phần sân đối phương cao hơn cả... tiền vệ sáng tạo đội Tottenham mùa ấy Christian Eriksen.


Thảm bại 2-5 dưới tay Leicester tại Etihad hôm 27/9 đang phơi bày những vấn đề của hàng thủ Man City. Ảnh: PA


Thảm bại 2-5 dưới tay Leicester tại Etihad hôm 27/9 đang phơi bày những vấn đề của hàng thủ Man City. Ảnh: PA


Mặt trái của cách chơi này là nếu vượt qua hàng thủ dâng cao của Guardiola, đối thủ sẽ có khoảng trống mênh mông phía sau để tấn công. Các đội của Guardiola luôn cố gắng không cho đối phương vượt qua phòng tuyến này, và thường thì họ thành công. Trong bốn mùa dưới trướng Guardiola, Barca chỉ nhận trung bình 0,74 bàn thua mỗi trận. Tại Bayern, tỷ lệ này là chưa đến 0,57. Trong ba mùa đầu ông ở Man City, thống kê ở mức rất tốt là 0,78. Nhưng kể từ đầu mùa 2019-2020, City đã nhận hơn một bàn thua mỗi trận.

Man City cố gắng giảm số cú dứt điểm mà đối phương tạo ra. Tính từ đầu mùa giải trước, tỷ lệ này là 7,4 lần mỗi trận, thấp nhất Ngoại hạng Anh. Nhưng càng ngày, vấn đề không còn nằm ở số lượng mà chuyển sang chất lượng. Trong ba mùa đầu tiên của Guardiola, theo dữ liệu từ công ty phân tích bóng đá Statsbomb, số bàn thắng kỳ vọng mà City phải đối mặt dao động từ 0,09 – 0,1, ở mức thấp nhất xét trong mặt bằng Ngoại hạng Anh. Nhưng mùa trước, thống kê này tăng lên mức cao nhất giải đấu, 0,12. Rất thường xuyên, thủ môn Ederson phải đối mặt với những cơ hội mười mươi của đối phương.

"Các đội bóng dễ dàng đối mặt thủ môn Man City chỉ sau một đường chuyền vượt tuyến", James Yorke, người đứng đầu bộ phận thống kê của Statsbomb lý giải. "Trong hai mùa trước đây, họ chỉ chịu 21 cú sút và nhận ba bàn thua sau các cơ hội từ chuyền vượt tuyến. Mùa 2019-2020, họ cũng nhận từng ấy cú sút, nhưng chịu tới bảy bàn thua từ các pha bóng kiểu này".

Man City chưa thủng lưới từ các đường chuyền vượt tuyến của đối phương mùa này, nhưng sự sợ hãi của Guardiola được mô tả là dễ cảm nhận. Hình bên dưới cắt từ trận đấu đầu tiên mùa này gặp Wolverhampton: Kyle Walker, Nathan Ake và Benjamin Mendy đều đứng trên vạch giữ sân, trong khi John Stones lùi khá sâu. Vì thế, Joao Moutinho rất dễ đặt Daniel Podence trong thế đối mặt Ederson, với một đường chuyền trực diện.


Man City


Hàng thủ Man City trong một lần dâng rất cao, với Mendy, Ake và Walker đều đứng từ vạch giữa sân trở lên. Ảnh: Sky Sport


Thiếu sự liên kết là một điểm yếu lớn của hàng thủ Man City, và điều này làm lộ thêm một hạn chế nữa mà Guardiola tạo nên cho đội bóng: Sự thiếu ổn định trong khâu nhân sự. Mùa trước, Guardiola có 144 lần thay đổi người ở đội hình chính, nhiều nhất Ngoại hạng Anh. Kể từ đầu năm 2020, chỉ hai lần ông giữ nguyên hàng thủ trong hai trận đấu liên tiếp ở giải đấu cao nhất bóng đá Anh.

Làm hậu vệ của Guardiola là công việc cực khổ. Hậu vệ ấy vừa phải có khả năng điều tiết bóng để xây dựng lối chơi tấn công cho cả đội, vừa tham gia phòng ngự ở khoảng trống mênh mông mà đội bóng tạo ra. Các hậu vệ phải có tư duy chiến thuật tốt, kỉ luật, khả năng liên kết với nhau, và khả năng đọc tình huống.

Ở Barca, Guardiola có Carles Puyol, Gerard Pique, Dani Alves và Eric Abidal. Tại Bayern, ông sử dụng Jerome Boateng, Dante, Joshua Kimmich và David Alaba. Bayern đến giờ vẫn đang chơi với hàng thủ dâng cao tương tự nhờ có Kimmich, Alaba và Alphonso Davies. Nhưng ở hàng thủ Man City hiện tại, trừ Laporte, không ai ở tầm cỡ những hậu vệ mà Guardiola từng có. Vì thế, ông phải xoay vòng. Khi nhân sự không làm nổi những gì ông yêu cầu, Guardiola đành loay hoay thử đủ phương án để thay đổi, và vô tình làm giảm sự gắn kết giữa các hậu vệ với nhau.

Trong cuốn tiểu sử về Guardiola, ký giả Guillem Balague viết: "Guardiola tìm kiếm một giải pháp lý tưởng, thứ không hề tồn tại... Ông không sẵn sàng làm bất cứ điều gì trái với triết lý bóng đá của mình". Xuyên suốt sự nghiệp, trung thành với triết lý là một điểm mạnh của Guardiola, nhưng khi đối diện với tình cảnh hiện giờ, tuỳ biến và linh hoạt có lẽ là hướng tiếp cận tốt hơn.


Thủ môn Ederson nhiều lần bị đẩy vào tình huống đồng đội mất bóng và đối mặt với cơ hội mười mươi của tiền đạo đối phương. Ảnh: PA.


Thủ môn Ederson nhiều lần bị đẩy vào tình huống đồng đội mất bóng và đối mặt với cơ hội mười mươi của tiền đạo đối phương. Ảnh: PA.


Trả lời phỏng vấn sau trận thua Leicester, tiền vệ Rodri vô tình tiết lộ về cách mà sự bảo thủ của Guardiola làm tổn hại đến các học trò. Anh mô tả cách tiếp cận trận đấu bằng phản công của Leicester "không phải là phương án tôi yêu thích". Rodri còn nói thêm: "Tôi không biết liệu chúng tôi quá kém hay họ quá hay..., nhưng cầu thủ chúng tôi chỉ cố gắng lặp đi lại lại lối chơi của mình, hai lần rồi ba lần..., còn đối phương thì cố khiến chúng tôi mất bóng rồi ghi bàn".

Phát biểu này chỉ ra một sự thật: Man City luôn cố chơi theo cùng một cách trong mọi tình thế của trận đấu. Trong các trận thắng của họ mùa trước, số bàn thắng kỳ vọng của họ lên đến +30,3, so với của Liverpool chỉ là +13,1. Nhưng Liverpool chỉ đánh rơi 5 điểm tính từ đầu mùa trước (tất cả đều trong các trận thủ tục khi họ đã vô địch), còn City đánh rơi tới 12 điểm. Trong khi Liverpool biết khi nào nên đóng lại trận đấu, thì đội bóng của Guardiola cứ thế xông lên tấn công - điều giúp họ ghi nhiều bàn, nhưng thỉnh thoảng trừng phạt họ.

"Những con số đó cho thấy Liverpool thực dụng hơn nhiều", Yorke nói. "Triết lý của Guardiola bảo thủ hơn Juergen Klopp. Man City có thể khôn ngoan hơn nếu biết cách nhận định thế cục. Liverpool cũng giỏi kiểm soát trận đấu, nhưng họ không bị cuốn vào điều đó".

Trong hành trình tìm ra một giải pháp lý tưởng, Man City lại sục sạo trên sàn chuyển nhượng, và lập kỷ lục của CLB với một hậu vệ khi chi 79 triệu USD mùa trung vệ Ruben Dias từ Benfica. Đây là hậu vệ thứ 15 được Man City mua về kể từ năm 2016, nâng tổng số tiền CLB chi vào hàng thủ thời Guardiola lên 561,5 triệu USD (tương đương 479,2 triệu euro).

Guardiola buộc phải tìm kiếm cầu thủ mới để bảo vệ thành trì triết lý mà ông theo đuổi, còn Man City không có lựa chọn nào khác, ngoài mở két. Chuyện này chỉ chấm dứt, khi nào Guardiola tìm ra giải pháp hoàn hảo cho triết lý của ông - điều có vẻ rất khó xảy ra trong ngắn hạn.

Nguồn: VnExpress
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Bài viết trên khá hay chỉ trừ duy nhất 1 câu: "Pep Guardiola là một trong những HLV vĩ đại nhất lịch sử, hoặc cũng có thể là HLV vĩ đại nhất". =)))
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Vĩ đại hay không thì tùy quan điểm từng người. Nhưng 2 lần đập chết lão HLV mà đám MNSĐ cho là vĩ đại thì cũng đủ nói lên cái tầm của Pep. =))
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Chiến thuật nào thì rồi cũng đến lúc bị khắc chế thôi. Không phải ngẫu nhiên mà tuổi đời ở đỉnh cao của HLV thường chỉ là 10 năm.

Các HLV thuộc dạng "liệu cơm gắp mắm" có thể còn có nhiều thành công hơn (Zidane với 3 C1) nhưng các tên tuổi được lịch sử nhớ đến là những người có đóng góp cho sự phát triển của hệ thống chiến thuật bóng đá (Rinus Michels, Johan Cruyff, Sacchi, Pep...) hoặc khoa học quản lý (Arsene Wenger, Sir Alex Ferguson...).

Đóng góp của Pep cho hệ thống chiến thuật là gì? Nói ngắn gọn: Trước Pep thì sân đấu được chia thành 5 khu vực là hai biên, trước khung thành, giữa sân và trước khung thành đối phương. Các đội bóng muốn tấn công hiệu quả thì phải bơm bóng vào trước khung thành đối phương. Đây là thời điểm các số 10 tỏa sáng rực rỡ. Về sau các HLV thiên về phòng ngự như Mourinho kéo người về bịt chặt khoảng không này lại (như Chelsea giai đoạn 2005-2006) và bóng đá tấn công tưởng như thất thế. Lúc này thì Barca của Pep là đội đầu tiên tận dụng một cách hiệu quả một khái niệm mới là "bán không gian" (haft space), không gian ở giữa khu vực hai biên và khu vực giữa sân để kéo hậu vệ đối phương khỏi không gian giữa sân. Đây là thời điểm số 9 ảo Messi bắt đầu trở thành cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử.

Trớ trêu là bây giờ Pep lại đang chết cũng chính vì đối phương cũng đã học cách khai thác khoảng bán không gian này. Xem trận Leicester - City là thấy rất rõ.
 
Sửa lần cuối:

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Chiến thuật nào thì rồi cũng đến lúc bị khắc chế thôi. Không phải ngẫu nhiên mà tuổi đời ở đỉnh cao của HLV thường chỉ là 10 năm.

Các HLV thuộc dạng "liệu cơm gắp mắm" có thể còn có nhiều thành công hơn (Zidane với 3 C1) nhưng các tên tuổi được lịch sử nhớ đến là những người có đóng góp cho sự phát triển của hệ thống chiến thuật bóng đá (Rinus Michels, Johan Cruyff, Sacchi, Pep...) hoặc khoa học quản lý (Arsene Wenger, Sir Alex Ferguson...).

Đóng góp của Pep cho hệ thống chiến thuật là gì? Nói ngắn gọn: Trước Pep thì sân đấu được chia thành 5 khu vực là hai biên, trước khung thành, giữa sân và trước khung thành đối phương. Các đội bóng muốn tấn công hiệu quả thì phải bơm bóng vào trước khung thành đối phương. Đây là thời điểm các số 10 tỏa sáng rực rỡ. Về sau các HLV thiên về phòng ngự như Mourinho kéo người về bịt chặt khoảng không này lại (như Chelsea giai đoạn 2005-2006) và bóng đá tấn công tưởng như thất thế. Lúc này thì Barca của Pep là đội đầu tiên tận dụng một cách hiệu quả một khái niệm mới là "bán không gian" (haft space), không gian ở giữa khu vực hai biên và khu vực giữa sân để kéo hậu vệ đối phương khỏi không gian giữa sân. Đây là thời điểm số 9 ảo Messi bắt đầu trở thành cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử.

Trớ trêu là bây giờ Pep lại đang chết cũng chính vì đối phương cũng đã học cách khai thác khoảng bán không gian này. Xem trận Leicester - City là thấy rất rõ.

Theo bác Hạ thì triết lý của Klopp có ảnh hưởng gì từ Pep không ? Pep nổi lên từ năm 2009 còn Klopp bắt đầu được biết đến vào năm 2011 khi dẫn dắt Dortmund vô địch Bundesliga (còn ông nhận chức ở Dortmund thì cùng thời điểm Pep nhận chức ở Barca).

Nói về đánh bại Mourinho (HLV được coi là tiêu biểu của trường phái phòng ngự) thì Klopp cũng làm được khi cùng Dortmund khiến Real bế tắc tới 3/4 lần gặp nhau mùa 12/13, trong đó có lẽ là HLV đầu tiên và duy nhất cho đến giờ đánh bại Mourinho tới 4-1 tại một trận bán kết C1 dù Real có thể coi là đội bóng có lực lượng mạnh nhất mà Mourinho từng dẫn dắt.

Em nghĩ sẽ khá sai lầm nếu bỏ qua người Đức trong việc đưa bóng đá tấn công trở lại thắng thế bóng đá phòng ngự, thực tế người Đức đã bắt đầu làm cách mạng bóng đá từ đầu những năm 2000 và thành quả đầu tiên chính là màn trình diễn ấn tượng của tuyển Đức tại WC 2006, đó là lần đầu tiên trong lịch sử người ta thấy một tuyển Đức thi triển lối chơi tấn công rực lửa và ấn tượng như thế.

Bắt đầu từ thời điểm đó bóng đá Đức bắt đầu thay đổi phong cách sang cả cấp CLB, điển hình là biểu tượng của họ là Bayern cũng thuê Van Gaal dẫn dắt năm 2009 khi đây là HLV có phong cách thiên về kiểm soát bóng và áp đặt lối chơi chủ động => theo em thì Van Gaal mới chính là viên gạch đầu tiên và có ảnh hưởng rõ rệt nhất để chuyển biến phong cách của Bayern trước khi nó đạt đến đỉnh cao dưới thời Heynckes, bị thụt lùi khi Pep cầm quân và mới trở lại bản sắc dưới thời Flick.

Bóng đá Đức thực tế là xuất phát trước so với bóng đá Tây Ban Nha về cuộc cách mạng bóng đá tấn công nhưng chưa đủ con người để thành công sớm như TBN, do đó để TBN chiếm sóng từ 2008-2012 với thành công cùng lúc của cả Barca + đội tuyển quốc gia tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại (11 năm kể từ ngày Pep ra mắt bóng đá TG) thì chính các HLV người Đức mới đang là đại diện cho thứ bóng đá hiện đại nhất, thêm một HLV người Đức nữa (Nagelsmann) đánh bại toàn diện các HLV ưu tú nhất của trường phái phòng ngự (Mourinho-Simeone), bán kết C1 góp mặt 3/4 HLV là người Đức và chung kết thì là cuộc đấu trí nội bộ của họ.

Cho nên em nghĩ cần phải tách bạch giữa bóng đá tấn công kiểu Đức (mà đại diện tiêu biểu là Klopp) với bóng đá tấn công kiểu Pep, cũng đã có nhiều bài phân tích về sự khác biệt phong cách của 2 HLV này cho dù nhìn qua thì họ khá giống nhau (Link tham khảo: ).

Pep thực tế là sinh ra rất đúng thời điểm, ông đến Barca khi đội này hội tụ sẵn được những tài năng vô cùng hiếm có lại còn đang đạt độ chín, bản thân đội tuyển TBN cũng đã vô địch Euro 2008 như sự báo hiệu cho một giai đoạn thống trị của họ (chức vô địch này không hề liên quan đến Pep), cần phải biết rằng HLV dẫn dắt TBN vô địch 2 giải đấu lớn tiếp theo là Del Bosque cũng là một người rất giỏi khi từng vô địch C1 tới 2 lần.

Thành công của tuyển TBN trong cùng giai đoạn như sự cộng hưởng với thành công của Pep ở Barca, tất nhiên để so lối đá thì Barca hấp dẫn hơn vì có những ngoại binh như Messi-Eto-Alves nên Pep được vơ hết ánh hào quang của giai đoạn này, người ta thi nhau mổ xẻ và ca tụng Pep như một đấng sáng tạo mà bỏ qua rất nhiều yếu tố khác tạo nên Barca + TBN cực thịnh ở giai đoạn này mà không bao giờ có thể lặp lại.

Nếu chiến thuật của Pep thật sự hiệu quả thì nó phải được chứng minh ở nhiều môi trường khác nhau (giống như cách bóng đá Đức đang thành công) chứ không phải chỉ với một môi trường duy nhất có quá nhiều thuận lợi, Pep tiếp tục được hưởng lợi bởi truyền thông với thành tích 100 điểm cùng MC ở Premier League, tại sao nói hưởng lợi bởi rõ ràng giải Anh được nhiều người xem nhất thế giới, chứ thực ra Real-Barca cùng giành 100 điểm cách đấy không lâu ở TBN thì người ta coi đó là điều hiển nhiên, Conte giành tới 102 điểm với Juventus thậm chí còn chả được nhắc tới => 100 điểm suy cho cùng thì vẫn chỉ là 1 chức vô địch quốc gia, giống như cái thành tích bất bại của Wenger năm 2004 cũng được ca ngợi quá lố mà họ quên mất rằng mùa giải đó thì Arsenal chỉ có đúng 1 danh hiệu duy nhất nhưng đó chính là bóng đá Anh nơi mọi thứ đều được thổi phồng quá mức mà Pep đã hưởng lợi từ nó để kéo dài được sự ngộ nhận thêm một thời gian nữa.

Tuy nhiên đã là bản chất thì sớm muộn cũng sẽ phải phơi bày thôi, nếu Pep của hiện tại cầm 1 đội bóng như Barca năm 2009 thì em tin chắc vẫn sẽ đè bẹp cả thế giới thôi, MC sa sút chính là bởi Pep không thay thế được những con người đã làm nên thành công cho ông như Kompany-Silva-Fernandinho-Aguero (nguyên 1 trục dọc từ dưới lên trên) chứ chiến thuật của Pep không cao siêu đến mức người ta phải mất 10 năm để giải, mà thực tế ngay khi rời Barca thì Pep đã bị giải mã ở C1 lâu rồi (ngay mùa đầu tiên dẫn dắt Bayern đã bị thua 5-0 trước Real), chả qua ở giải quốc nội thì Pep toàn dẫn dắt những đội bá quá nên thất bại đến muộn hơn thôi.
 

N.T.G.1

Los Blaugrana
Đầu quân
24/9/09
Bài viết
1,256
Được thích
119
Điểm
63
Barça đồng
72
Trước khi viết cái gì thì định nghĩa cho rõ. Lối chơi mà Kloop áp dụng người ta chưa gọi tên đến tầm "Triết Lý" Như những gì Pep đã có.

Nói là có bản sắc riêng thì có nhưng chưa đủ tầm "Triết lý". từ Triết Lý đến thực tế là một khoảng cách khá xa, Pep đã chứng minh triết lý đó khi còn ở Barca, và phần nào ở Bayer, rồi 2 mùa vô địch ở MC.

Sự phát triển bóng đá và các hình thái chiến thuật cũng như cách chơi đều có vòng xoáy của nó.

Khi Pep cùng Barca tạo ra một lối chơi, một triết lý thì nó sẽ tạo ra những luồng thích ứng với cái đỉnh cảo đó. Bao gồm những người học theo lối chơi cầm bóng, những khối bê tông trước khung thành và những thế trận Pressing điên cuồng.

Trải wa nhiều năm những khối bê tông chỉ là tạm bợ, chỉ có Pressing tầm cao mới có thể khắc chế được lối chơi của Pep - Johan. Bời vì đpn giản là hậu vệ luôn là thằng cầm bóng kém nhất đội và khoảng cách từ hậu vệ đến Khung thành là ngắn nhất. Để làm được việc đó thì cả hệ thống phải Pressing không bóng một cách khủng khiếp để bóng không thể lên đến hàng tiền vệ và cũng không cho hàng tiền vệ nhiều thời gian cầm bóng. - Đây vẫn là chân lý mà Johan đã nói: Nếu không ngăn được đội bạn cấm bóng thì phải để cho thằng kém nhất đội bạn cầm bóng.

Hiện giờ Kloop phải mua bằng được Thiago, vì sao? Vì bản chất của bóng đá vẫn phải là CẦM BÓNG.

Không thể lúc nào cũng ném quả bóng cho đội bạn rồi ép hậu vệ đội bạn cầm bóng và ép cho đội bạn sai lầm và ăn bàn được.

Cho nên theo vòng xoáy này, sẽ có người tiếp nối Pep để phát triển nghệ thuật CẦM BÓNG đến một bước cao hơn.

Tất nhiên, chân lý trên bàn cũng phải gặp thời, thời của những cầu thủ có thể thực thi ý tưởng ấy, và cầu thủ thì cần có thời gian với thích ứng được xu thế phát triển. Hy vọng rằng Barca trở lại với La Masia và lại là lá cờ đầu cho xu hướng này. Vì Pressing và thoát Pressing cũng là một phần trong triết lý tổng thể của Johan, Pep và Barca. La Masia có đủ mọi điều kiện để làm việc này, giờ chỉ còn thiếu một ngọn hải đăng sáng chói dẫn dẵn những mảnh ghép đang rơi rụng khắp nơi tề tựu về đây và làm nên kỷ nguyên mới.
 

caesar

Juvenil A
Đầu quân
24/7/09
Bài viết
309
Được thích
52
Điểm
28
Barça đồng
224
Chờ đến khi có một thiên tài nữa ra đời
 

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top