Xavier Hernandez Creus

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
[video=youtube;d2Uguhsq4Qw]https://www.youtube.com/watch?t=75&v=d2Uguhsq4Qw[/video]

Hậu trường ngày Xavi chuẩn bị cho trận đấu gặp Depor - trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp tại La Liga. Người hâm mộ chào hỏi và gặp Xavi trên cả đoạn đường đến sân.

Đáng chú ý nhất là đoạn 2 đội ra sân. Xavi mải chém gió với trọng tài biên, luống cuống dẫn đội suýt ra sân như thường lệ cho đến khi Laure của Depor gọi lại và kéo tay Xavi không cho đi ra sân thì Xavi mới nhớ ra :D. Điểm đặc biệt của Laure: anh ta là cầu thủ xuất thân từ lò của Real Madrid.
 

beckenbia

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/12/09
Bài viết
3,868
Được thích
48
Điểm
48
Tuổi
29
Nơi ở
Đà Nẵng
Barça đồng
60
[video=youtube;4a6tB5de6_8]https://www.youtube.com/watch?t=43&v=4a6tB5de6_8[/video]​

Đừng nói "Tạm biệt", hãy nói "Hẹn gặp lại"!
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
http://www.mundodeportivo.com/futbol/fc-barcelona/20170713/424083076824/xavi.html
img_jlanuza_20170712-173055_imagenes_md_propias_jlanuza_jls_9755a-k50F-U4240830768249TG-980x554@MundoDeportivo-Web.JPG


- 37 tuổi rồi và vẫn bon bon. Bác định chơi hết phần bọn trẻ à?

Lâu dài thì không được, nhưng chắc cũng được dăm năm nữa. Anh vẫn trẩu lắm, đội lại đá ngon, anh đang rình học lỏm các phương pháp huấn luyện để phục vụ cho tương lai. Giờ anh ra sân tập in ít đúng kiểu học giơ tay chỉ đạo là chính. Nhưng anh vẫn máu đá lắm. Bét cũng phải thêm năm nữa nhá.

- Năm sau kỷ niệm 20 năm bác ra mắt Barça nhỉ?

Haizz, thời gian như chó chạy ngoài đồng. Vèo cái đã đến lúc nghiền ngẫm những điều tốt xấu đã trải qua. Nhưng cứ ẵm cúp thì kệ xác mấy cái đó. Sướng cái đã chú ạ.

- Bác giờ nghĩ nhiều trong vai cầu thủ hay vai chỉ đạo?

Thật sự thì năm mươi - năm mươi. Anh đang trải nghiệm ba cái triết lý, ví như đã tưởng tượng đội của mình mai sau sẽ chơi thế nào. Nhưng dĩ nhiên đó là kiểu chơi bóng của Barça. Rằng ta sẽ có mặt trong cuộc chơi ra sao, khi có bóng sẽ thế nào... anh nghĩ cứ như thể anh là huấn luyện viên cơ mà. Anh vẫn chạy trên sân và anh thật sự thích được đá nhưng anh cũng đang nghĩ đến tương lai Hà Nội cấm xe máy thì anh đi xe đạp điện.

- Đội bác nghĩ đến là Barça?

Chú hỏi thừa nhỉ, dĩ nhiên rồi, anh chẳng cần giấu. Đời anh ước được dẫn dắt Barça, biết đâu đấy anh lại đếch có khả năng dẫn dắt thì cũng biết đâu đấy chú nhỉ. Nhưng rõ ràng anh biết bản thân mình thích hợp ở băng ghế (huấn luyện) hơn là ngồi trong văn phòng, điều đó là rõ ràng cmnr. Để huấn luyện Barça bây giờ là ảo tưởng. Phải có sự chuẩn bị chu đáo và ủ mưu thật tốt vì sự đòi hỏi là rất cao. Anh đang trau dồi mấy cái đó đây chứ đâu.

- Cách đây vài năm bác nói bản thân mình không hợp với băng ghế. Điều gì đã thay đổi bác thế?

Giống như hồi từ đội trẻ lên đội một Barça thôi. Nó khiến ta thay đổi bởi ta bắt đầu quan sát, hiểu được vị trí của mình ở đâu. Lúc đó chú đếch thích ngồi trong phòng đâu. Chú sẽ thích ngồi ngoài sân gần các cầu thủ. Mấy năm trước cụ Johan dặn anh rằng điều tuyệt nhất đang chạy trên sân, còn điều tuyệt nhì là đứng ở băng ghế này. (Mie, sao chẳng thấy ông tướng quân nào nói thế với lính đang xông trận của mình nhỉ). Anh rất rõ ràng là sẽ không dính mông vào mấy cái văn phòng đâu.

- Mọi người đang thiếu kiên nhẫn nhìn bác tập luyện nhưng vẫn chẳng chịu đi học nâng trình nhỉ?

Đúng là họ có gạ anh đi học thật. Có nhiều đề nghị ngon lắm nhưng anh chẳng đi. Giờ anh vẫn đá được mà. Mấy thằng đệ như Messi, Iniesta, Busquets vẫn bon nên anh chưa dừng được. Anh vẫn chơi và chưa có thời gian để học lấy bằng huấn luyện. Rồi anh cũng sẽ tới Madrid hoặc về Liên đoàn Catalan để lấy bằng thôi. Sớm hay muộn chú khỏi giục. Anh nghĩ có khi hè tới anh đi.

- Em hỏi về Qatar nên anh trâu chắc éo muốn dịch.

- Từ phương xa, bác thấy Barça dạo này thế nào?


Anh thấy anh em đá tốt. Chúng ta vẫn có những cầu thủ xuất sắc thế giới như Leo, Neymar, Suarez. Họ là đám báo chí cạn lời. Hay ở những vị trí không có ai giỏi hơn Iniesta, Busquets hay Pique. Ta có Jordi Alba, Ter Stegen....ta có nhiều mục tiêu nhắm tới với cái mác ổn và sẽ ký với hai, ba hoặc bốn cầu thủ mới nhưng đó sẽ là đội bóng vi diệu.

- Bác nghĩ sao về Valverde?

Barça đã hoàn toàn thành công với lựa chọn của mình, một hành động ổn đấy. Ông ấy có kinh nghiệm lại có quá khứ gắn liền với Barça. Ông ấy tới cùng với Pozanco, người đã từng làm việc với bọn anh và am tường về mọi thứ ở đó. Barça sẽ thành công với Valverde, anh tin thế. (José Antonio Pozanco là trợ lý huấn luyện viên thể chất của Valverde).

- Bác đã dự đám cưới Messi với nhiều cầu thủ Barça. 'Sâu trong đáy mắt' bác thấy gì ở họ khi sắp vào thời Valverde?

À, có tý chút gọi là. Mấy đứa vẫn ngon lành, mạnh mẽ và không thôi khao khát hiếu thắng. Họ muốn làm những điều tốt cho đội bóng họ khoác áo và tớ chắc Valverde sẽ dẫn dắt một đội bóng tuyệt vời. Họ muốn thắng tất. Năm ngoái 'chỉ' ăn cái cúp nhà vua có vẻ là thảm họa. Năm trước họ lập cú đúp. Vấn đề có lẽ ta đã ám ảnh vì Madrid, nhưng Barça tiếp tục chinh phục các danh hiệu bởi vì ta có trong tay những cầu thủ giỏi nhất.

- Và bản hợp đồng mới của Messi?

Móa, đó là tin vui nhất. Messi cần Barça và Barça cần Messi. Đó là tin vui dành cho tất cả mọi người (trừ mấy thằng muốn bán Messi kiếm tiền mua hàng ngoài cho dày đội hình).

- Bác đã nói về việc tăng cường thêm người, hơn một lần bác nhắc đến Verratti. Đó có phải sự lựa chọn lý tưởng?

Đương nhiên rồi. Tớ là tớ ký ngay. Ta đang nói về cầu thủ xuất sắc, đứng tốp 3 thế giới ở vị trí của cậu ta. Thằng cu cực kỳ phù hợp đến hoàn hảo luôn, 200% nhé. Nó có ADN Barça, kỹ thuật tốt, khỏe như trâu và rất tinh tế. Tớ mong thằng bé sẽ ký hợp đồng với đội.

- Bác có thể tác động để cậu ta ký hợp đồng không?

Eo, có thể chứ. Tớ không biết số nhưng nếu điều đó quan trọng tớ sẽ làm ngay. Cậu ta vẫn còn trẻ. Là một Cule và trong vai một hội viên tôi muốn thấy Vợ-rất-tít ở Barça.

- Bác thân với đám Qatar, bác tác động đến PSG được không?

Thôi dẹp đi, tớ không chơi ba cái khoản này. Tớ cũng chẳng thích đàm phán hợp đồng. PSG đương nhiên tìm mọi cách để giữ cậu ta.

- Nhiều người tin rằng Verratti có kỹ năng của Xavi, đã thất truyền ở Camp Nou?

Vớ vẩn, kỹ năng Xavi vẫn ở đó. Ta có Iniesta, Busquets, Rakitic, Denis Suarez, kể cả là Leo. Mọi người đều có phong cách Barça. Chỉ là năm qua ta không giành nhiều danh hiệu như Madrid nên mọi người sồn sồn lên hết thôi. Barça vẫn là đội bóng ổn cả (trừ các chuyên gia đòi hỏi mua cả thế giới về đây).

- Paulinho có ấn tượng không bác?

Tớ có xem tý chút. Tớ nhớ từng đối mặt với cậu ta ở Confederations Cup 2013. Đó là một tay trâu chó, có kỹ thuật, nói chung là tốt. Giờ cậu ta ở Tàu khựa hay Tottenham thì tôi không để ý mấy. Nói chung ta đang nói đến một cậu thủ giỏi.

- Tình hình Iniesta có khiến bác nhớ đến lúc sắp nghỉ của mình?

Không, thằng hói đó đá hết mấy trận đinh trong khi năm ngoái tôi tránh hết. Iniesta khá dẻo dai. Nó có quyền quyết định và câu lạc bộ hiểu điều đó. Nếu bạn muốn gia hạn hợp đồng nữa hay không thì bạn sẽ phải tôn trọng điều đó. Thằng hói làm lên lịch sử Barça và là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử Tây Ban Nha. Tất cả phụ thuộc vào nó thôi và hy vọng thằng hói vẫn khỏe vì Barça cần nó. Tớ nghĩ việc thay đổi huấn luyện viên có thể giúp ích.

- Bác có lo lắng về Madrid, chúng nó vừa ăn C1 liên tiếp và không ngừng tăng cường lực lượng?

Công nhận bọn nó mạnh thật, không thể phủ nhận điều đó. Nhưng tớ mong và hy vọng thời gian tới chúng ta không sống trong sự thống trị của bọn kền kền. Tôi không thấy điều đó khi chúng ta có phong cách Guardiola. Trong vài năm tới ta vẫn giữ thế thượng phong và họ luôn phải nghĩ cách để đánh bại ta. Nếu chúng ta không sảy chân thì chúng ta sẽ ăn cả Liga và C1 bởi vì chúng ta có những cầu thủ giỏi nhất. Nhưng công nhận Madrid đang rất ổn, Thiết đầu công Zi hói đang làm tốt và quản lý đội bóng cũng tuyệt đấy chứ.
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Xavi: "Bóng đá có nhiều Simeone hơn Guardiola"

Xavi-v-Hassan-al-Thawadi.jpg
Tin rằng Xavi Hernandez từng là một "nhà tư tưởng không thể thiếu" của đội tuyển Tây Ban Nha – đội tuyển gần nhất mang đến cuộc cách mạng to lớn đối với dòng chảy bóng đá, Hoàng gia đã Quatar quyết định thuê anh về vào năm 2015. Kể từ đó, tiền vệ 37 tuổi người Catalunya mang đến những bài học bóng đá tại màu áo Al-Sadd, kết hợp cùng vai trò cố vấn cho những nhà hoạch định chiến lược của đất nước Tây Á.

Hiện tại, Xavi tham gia vào nhiều công việc: huấn luyện, thi đấu, hợp tác cùng Học viện Aspire, tham gia vào khâu tổ chức World Cup 2022 và làm phái viên của thành viên hoàng tộc Qatar, nhà Al-Thani – đưa ra những lời khuyên về việc đầu tư vào ngành công nghiệp bóng đá. Ở mảng bóng đá, đến tham vấn Xavi ở miền sa mạc của Doha không khác gì câu chuyện từ thời Hy Lạp cổ đại: con người đi tìm câu trả lời từ những nhà tiên tri.

Bóng đá trong những năm đã qua và tương lai sẽ như thế nào?

Tôi nghĩ vai trò của các HLV đang ngày càng trở nên vượt mức và quan trọng. Chúng ta đã cải thiện rất nhiều ở khâu thể lực, để giờ đây việc rê dắt bóng qua đối thủ trở nên hết sức khó khăn. Ngoài trừ Messi và Neymar, còn với Luis Suarez, hay cả Cristiano và Bale, họ đều gặp khó khăn trong việc rê dắt bóng vượt qua đối thủ, vì chúng ta đều đã ở mực ngang nhau về thể lực và khó có thể cải thiện tiếp. Chúng ta giờ đây tập luyện với những con chip gắn trên ngực, chúng ta điều chỉnh cự ly, tính toán quãng đường di chuyển, đo lường vận tốc,... Gần như không thể phát triển tiếp ở thể lực.

Anh có cho rằng chính Barça của Guardiola chịu trách nhiệm trong việc khiến khâu tấn công ngày càng trở nên khó khăn hơn, khi mà các khoảng trống giờ đây đang dần bị thu hẹp trên sân?

Chính xác: khía cạnh chiến thuật cũng đã bị khai thác. Guardiola luôn chú trọng vào các chi tiết. Ông ấy kiểm soát mọi vấn đề. Tôi thậm chí chưa bao giờ tập luyện cho những tình huống ném biên. Pep sẽ nói cho anh biết vị trí phải đứng khi đối thủ ném biên và tất cả chúng tôi đều được bố trí một cách tuyệt đối. Thỉnh thoảng, cầu thủ đối phương phải thốt lên: "Cái đ* gì thế này? Còn chỗ nào đâu mà ném nữa!" Pep kiểm soát tất cả. Vậy điều gì xảy ra? Một số sao chép điều đó một ít, như Joachim Low chẳng hạn, ông ấy đã học tập chúng tôi và áp dụng vào tuyển Đức. Còn số khác thì đi theo chiều ngược lại, giống như Simeone. Ông ấy có những cầu thủ tài năng như Koke phải phòng thủ lùi sâu, khép chặt khoảng trống, với ý định vô hiệu hóa thế áp đảo. Bóng đá đã bùng nổ hết mức ở khía cạnh thể lực và chiến thuật. Để giờ đây, thứ chúng ta còn lại để khai thác là khía cạnh kỹ thuật, tức đọc hiểu trận đấu để tìm cách tấn công. Khi đó, tài năng cầu thủ sẽ phát huy! Song, chúng ta vẫn chưa phát triển đủ mức. Bởi vì trong bóng đá, bạn sẽ có nhiều Simeone hơn Guardiola. Bạn có thể thấy rõ điều đó ở Premier League hiện tại. Có bao nhiêu đội bóng chọn cách chơi như của Pep? 3 chăng? Hay 4? Và bao nhiêu đội bóng chơi như Simeone, hoặc cứ cho phép bạn thoải mái chi phối trận đấu? 70%. Điều tương tự cũng diễn ra ở La Liga. Và khi đó họ lại lấy lý do: "Ừ thì, nhưng tôi làm sao có thể cạnh tranh sòng phẳng với City hay Barcelona đây." Ấy vậy mà những đội bóng ấy vẫn cứ làm điều tương tự ngay cả trước Leganes!

Vậy anh cho rằng ở La Liga và Premier League, đang diễn ra những điều tương tự?

Chúng ta nhìn thấy rõ ràng hơn trong mùa giải này ở Premier League, vì Guardiola luôn chiếm thế áp đảo các trận đấu, còn những người khác sẽ nói: "Bọn tôi sẽ quên quả bóng và lùi sâu." Họ thiếu đi những nỗ lực tìm cách khai thác việc áp đảo trận đấu. Cần phải mạo hiểm hơn. Nếu tôi thi đấu cho một đội bóng nhỏ trước Barça, điều tôi muốn làm sẽ là đoạt lấy bóng trong chân Barça. Câu hỏi được đặt ra là: Làm cách nào để phòng thủ trước Barça? Giống Paco Jemez: Tôi chọn đẩy cao đội hình pressing. Nếu anh để cho họ thoải mái chuyền bóng giữa vị trí Ter Stegen và Pique, Pique sẽ có thể dâng cao lên hàng tiền vệ, và với tôi, như thế đã là dấu hiệu của việc bị thủng lưới.

Những đội bóng kiểm soát bóng thường bị bế tắc, bởi vì giờ đây chúng ta có đến 22 cầu thủ cùng có mặt trong khu vực 50m sân. Làm cách nào để xử lý điều trái ngang này?

Chúng tôi đã từng luyện tập cho chuyện đó vào năm 2008. Với Luis Enrique cũng như vậy: khi đối đầu với 2 tuyến – mỗi tuyến 4 người của đối thủ, và họ bố trí người theo kèm tiền vệ trụ của anh, anh sẽ phải tìm kiếm khoảng trống thật nhanh bằng cách luân chuyển bóng từ cánh này sang cánh kia, nhưng không phải chuyền bóng liên tục theo chiều ngang sân của một tuyến, mà là đưa quả bóng từ tuyến 2 sang tuyến 3 của anh. Barça hiểu rõ những gì họ phải đương đầu. Chúng tôi tập luyện khâu chuyển đổi vị trí trên sân, khi gặp phải đối thủ bố trí đến 9 hậu vệ, lúc bấy giờ trung vệ của chúng tôi sẽ phải dâng cao hơn, dẫn bóng trong chân và xuyên phá các tuyến. Chúng tôi luôn tập luyện việc giữ bóng ở không gian hẹp, những bài tập về vị trí giúp bạn biết cách kiểm soát bóng trong chân chỉ bằng một chạm, từ đó có thể thoát sự kèm người của đối thủ trong 2 hay 3 mét.

Nhưng liệu có bao nhiêu cầu thủ có thể chơi bóng như thế trong không gian hẹp?

Anh có thể tập luyện được mà! Nhưng những người khác thì họ làm gì? Madrid của Mourinho chọn cách chơi trực diện, chuyền bóng vào khoảng trống sau lưng hàng thủ chúng tôi. Ông ấy nói với các cầu thủ không được chuyền bóng, mà hãy triển khai thật nhanh, khi mà họ có trong tay những "cửa thoát" là Di Maria, Cristiano, Benzema,... Giờ họ có Bale và những cầu thủ khác nữa. Họ không muốn chơi bóng.

Với City, chúng ta đang chứng kiến một câu chuyện lạ: họ xô đổ các kỷ lục mà không cần một trung phong cấm, cũng như không có những tiền vệ trung tâm thực thụ. De Bruyne là một cầu thủ chạy cánh, trong khi Silva là một tiền vệ công. Làm cách nào mà Guardiola biến họ thành những tiền vệ trung tâm?

De Bruyne và Silva đã thích nghi được với những vị trí đó, vì họ là mẫu cầu thủ biết cách xoay xở, điều chỉnh bản thân để nhận bóng trong 360 độ, họ quay người về mọi phía để nhìn toàn cảnh sân. Với phong cách của Guardiola, ông ấy sẽ luôn cần có những cầu thủ chạy cánh thuần, như Sane. Sane sẽ gặp khó khăn nếu thi đấu phía trong, vì cậu ấy không thể thực hiện những pha xoay người để tạo ra không gian, những pha xoay người như kiểu Messi, Iniesta, Silva, De Bruyne hoặc Gundogan hay làm. Ngay cả với Sterling, cậu ấy cũng có khả năng nếu buộc phải làm như thế. Nhưng Sane thì không. Sane luôn cần có khoảng trống nhiều. Giống như Bale: nếu anh để họ chơi phía trong, họ sẽ không còn nguy hiểm nữa. Anh phải để họ chơi ở hai cánh, để họ rê dắt bóng. Giống Cristiano. Cậu ấy gặp khó khăn nếu thi đấu ở giữa, ở phía trong, vì Cristiano không thể tự điều chỉnh cơ thể mình theo cách đó. De Bruyne và Silva đều là những cầu thủ tuyệt vời. Cứ như thể giờ đây chúng ta mới phát hiện ra được Silva vậy.

Anh nói về việc khuyến khích sự sáng tạo trong bóng đá. Vậy làm điều đó bằng cách nào đây?

Thông qua rondos! Có lẽ mọi người vẫn nghĩ chúng tôi chơi rondos cho vui. Nhưng không! Đó là một bài tập hết sức quan trọng. Anh phải dùng cả hai chân, nhìn về phía trước ở tuyến hai, chuyền bóng vào đó, anh thu hút đối thủ và khi anh ta tiến đến gần, pum, anh chuyền bóng sang hướng khác... Nó như bất tận. Đó là bài tập cho phép anh luyện tập khả năng chuyền bóng không giới hạn. Ví dụ: 7vs2, 5vs2 (trong trường hợp này thì rất khó nhằn). 9vs2 thì mới "vui". Hay như anh có thể chơi rondos với 3 cầu thủ ở giữa sân: 2 người pressing, người thứ ba lùi thấp tìm kiếm khoảng trống để chuyền, suy nghĩ chỗ nào thì có thể tìm thấy bóng... Nó buộc anh phải luôn nhìn xung quanh, tìm kiếm cầu thủ trong tư thế thoải mái để chuyền. Ở Barça, chúng tôi hiểu bóng đá là một mô hình không gian-thời gian. Ai vượt trội ở khoản đó? Là Busquets, Messi, Iniesta: họ đều là những bậc thầy không gian-thời gian. Họ luôn biết cách phải làm gì khi bị vây ráp. Rồi anh có những tiền vệ kiểu như Casemiro, nhưng cậu ta không hiểu rõ về không gian-thời gian. Ngược lại, Busquets thì không bao giờ có thể làm công việc bọc lót, che chắn khoảng trống như Casemiro nếu trận đấu là một đồng xu ngửa hoặc sấp.

Ngửa hay sấp là sao?

Ồ vâng: Madrid có một khe nứt, họ xuyên phá trung lộ, 7 cầu thủ tiến về trước, chỉ còn lại Casemiro che chắn toàn bộ không gian phía sau. Đấy là ý tôi khi nói ngửa hay sấp. Busquets không thể làm được như thế, vì ngay cả khi tôi nhanh hơn Busquets, Casemiro vẫn cực nhanh. Nhưng cậu ấy gặp những vấn đề với những thứ còn lại, vì cậu ấy không được tập luyện ở những khía cạnh đó. Cậu ấy có những khả năng khác, cậu ấy thiên về phòng ngự hơn, thu hồi bóng nhiều hơn, che chắn khoảng trống nhiều hơn, và chạy lên tham gia tấn công... Nhưng Casemiro không vượt trội về không gian-thời gian. Nếu cậu ấy tập luyện ở khâu này khi còn 12, 13 hay 15 tuổi, cậu ấy sẽ có thể phát triển được như thế. Vậy tại sao Kroos làm được? Vì ở Đức, các cầu thủ được tập điều đó. Tại sao Thiago làm được? Vì cậu ấy được phát triển khả năng đó ở Barça. Điều ngạc nhiên là khi anh tìm thấy một người cũng có được khả năng đó như Cazorla. Tôi từng hỏi anh ấy: "Anh học được ở đâu thế?", "Không, không, tôi được tập ở Aviles và rồi là ở Oviedo, sau này thì đến với Recreativo..." Luôn có những cầu thủ với tài năng tự nhiên. Tôi tự hỏi bản thân: Tại sao Barça lại không mang Cazorla về? Anh ấy đã có sẵn khả năng ấy rồi. Silva, Kroos, Modric nữa. Tại sao Barça lại không ký hợp đồng với họ? Họ là những cầu thủ mà rõ ràng có phẩm chất phù hợp với Barça. Tôi vẫn luôn thích tìm kiếm những cầu thủ có thể chơi bóng cho Barça. Một cầu thủ kiểu như Philipp Lahm chẳng hạn. Anh ấy có thể nhìn thấy mọi thứ trên sân!

Với Lahm và Alaba, Guardiola đã bắt đầu trào lưu sử dụng các hậu vệ biên bó vào bên trong, và họ trở thành những "tiền vệ".

Bóng đá của Guardiola là thứ bóng đá liên kết. Ông ấy luôn tìm kiếm nơi nào có khoảng trống để khai thác. Ví dụ, nếu anh chơi trước Levante và anh nhìn thấy các cầu thủ chạy cánh của họ theo kèm hậu vệ cánh của mình, giống cách Bielsa hay làm, thì anh sẽ phải kéo các hậu vệ biên của mình vào trong. Nếu các cầu thủ chạy cánh đối phương cũng chạy theo, rõ ràng là sẽ có không gian mở ra để chuyền bóng từ vị trí trung vệ lên cầu thủ chạy cánh của anh. Hầu như lúc nào các hậu vệ cánh cũng đứng trên mạch chuyền bóng đó, anh ta đứng giữa mạch chuyền bóng từ Pique lên Messi. Nếu anh di chuyển các hậu vệ cánh như Zabaleta hay Walker vào trong, sẽ có 1 trong 2 thứ xảy ra: hoặc cầu thủ chạy cánh đối phương không theo kèm anh ta và từ đó cho phép anh có thêm một nhân sự thoải mái ở bên trong, hoặc cầu thủ ấy theo kèm anh ta và anh có khoảng trống để chuyền bóng từ trung vệ đến cầu thủ chạy cánh của mình. Đó là không gian-thời gian. Với các đối thủ, họ gần như không thể kiểm soát được điều này, vì họ theo kèm một thì người còn lại sẽ có khoảng trống. Anh có thể tạo thế áp đảo vì lẽ đó.
Samarreta_Xavi.v1432222489.png


Chúng ta đã chứng kiến những sự thay đổi vị trí các cầu thủ như vậy từ Bayern của Guardiola hay Dortmund của Tuchel gây khó khăn thế nào cho các đối thủ, nhưng điều này cũng vắt kiệt thể lực và cả tinh thần cho chính đội bóng của họ. Làm cách nào để tránh chuyện đó?

Tôi không nghĩ như vậy. Đấy không chỉ là việc hoán đổi các vị trí trên sân. Chúng ta phải nói về khía cạnh đọc hiểu trận đấu. Anh không dạy các cầu thủ việc thay đổi vị trí trên sân. Anh dạy họ cách đọc hiểu trận đấu. Có một cầu thủ Qatar không hiểu được điều này, thế là tôi mới cầm bóng trong chân và di chuyển, anh ta chạy về phía tôi. "Anh đang làm gì vậy? Chúng ta sẽ đụng vào nhau mất thôi!" Anh ta tiến sát đến khoảng 1 mét và tôi nói "Nếu Maradona và Pele chơi bóng trong phạm vi 1 mét của họ, tôi sẽ là hậu vệ giỏi nhất thế giới khi đối đầu trước họ." Còn nếu họ có được 15 mét không gian, thì anh sẽ làm gì? Anh sẽ chọn ai để theo kèm? Họ có thể chuyền bóng cho nhau liên tục đến 3 ngày trời. Cruyff từng nói về đàn ắc-coóc-đê-ông: mở rộng mặt sân, đọc hiểu để tìm kiếm không gian. Nếu Iniesta ở đây, thì tôi không thể ở cùng chỗ đó. Cùng lúc ấy, nếu Iniesta bị áp sát, thì tôi phải trở thành "cửa thoát" hỗ trợ cậu ấy. Lợi thế của Barça chính là việc chúng tôi đã tập luyện những khía cạnh này trong suốt nhiều năm.

Tư tưởng của Barça là thứ gần nhất làm chuyển mình bóng đá thế giới. Rồi tiếp theo sẽ đến lượt mô hình nào?

Tài năng luôn thắng thể lực. Ngày mà chuyện đó không còn diễn ra nữa thì bóng đá sẽ trở nên nhàm chán biết nhường nào. Cá nhân tôi luôn cho rằng tài năng xếp thứ nhất, vì vậy thứ chúng ta cần làm là khai thác điều đó: giúp các cầu thủ hiểu rõ câu hỏi vì sao. Vì sao anh lại phải đứng ở đây? Vì sao anh lại phải tiến về quả bóng đúng thời điểm? Vì sao đồng đội của anh giữ chân trung vệ đối phương để anh có khoảng trống nhận bóng? Những thứ như vậy không tự nhiên diễn ra. Hãy nhớ lại trận thắng 2-6 của chúng tôi trước Madrid. Tại sao Messi có thể nhận bóng một mình giữa các tuyến của Madrid Vì Henry và Eto'o đứng ở không gian giữa trung vệ và hậu vệ biên của đối phương. Và các trung vệ không thể dâng cao tiến đến Leo, vì họ sẽ suy nghĩ rằng nếu làm như thế sẽ có khoảng trống để lại sau lưng. Gago và Lass thì đang theo kèm tôi và Iniesta, Leo được thoải mái. Đó là cách bạn tạo ra thế áp đảo. Và đó cũng là cách Guardiola cùng những trợ lý của ông ấy rất giỏi phân tích tìm ra. Luis Enrique cũng tương tự. Anh phân tích đâu là điểm để tìm kiếm sự áp đảo trước đối thủ, đâu là điểm để có thể thực hiện đường chuyền,...

Giờ đây, cụm từ "recurso" (phương án) ngày càng trở nên phổ biến. Có những HLV cầm các đội bóng biết cách kiểm soát bóng, chơi trên phần sân đối phương và họ nói rằng, họ cần bổ sung thêm phương án khác. Và thế là họ làm như Luis Enrique, hay như Lopetegui đang làm. Sau khi đã ghi bàn mở tỷ số, họ quyết định chơi bóng trên phần sân nhà của mình và chờ đợi thời cơ khai thác khoảng trống trên phần sân đối phương bằng những đường chuyền dài. Cứ cho rằng làm như thế sẽ giúp anh chắc chắn, an toàn hơn. Nhưng phải chăng sẽ rất nguy hiểm nếu kết hợp "hai thứ ngôn ngữ" theo cách này?

Luis Enrique đã làm điều đó hết sức giỏi. Nhưng tôi không thích cách của ông ấy. Hãy tưởng tượng bạn là một đội tuyển quốc gia và bạn đang dẫn trước 1-0 khi gặp Bồ Đào Nha ở World Cup. Tây Ban Nha nói: thay vì pressing cao độ và để lộ khoảng trống phía sau lưng hậu vệ, chúng tôi sẽ lùi về một bước như Luis Aragones từng làm. Khi đó, đối thủ đẩy cao đội hình pressing anh, anh có thể có được đường chuyền trực diện lên trên cho Diego Costa... hay như ở Barça là Luis Suarez hoặc cả Neymar. Chúng tôi từng áp dụng cách phản công này ở Barça. Luis Enrique sẽ mời gọi đối thủ đẩy cao đội hình để tung ra đòn phản công. Chúng tôi đã ghi bàn theo cách đó trước Atletico Madrid ở Copa. Suarez đón đường chuyền và vượt qua Gimenez. Hay như một pha xâu kim đối với David Luiz trước PSG. Và chúng tôi đều đang ở trên phần sân của mình lúc tình huống ấy diễn ra. Nếu là Barça của Guardiola thì khó mà tưởng tượng ra được cảnh đó. Nó còn tùy thuộc vào mỗi HLV nữa. Dẫu sao thì tôi cũng không thích cách của Enrique. Ngay cả khi đã dẫn trước 1-0 vào phút thứ 89, tôi vẫn muốn có bóng và không gian tôi cảm thấy thoải mái nhất chính là trên phần sân đối phương, để kiểm soát bóng, để tấn công.

Nhưng bên cạnh cảm nhận riêng đó của cá nhân anh, nếu anh có cả Iniesta, Silva và Isco trên sân, sẽ không giáo điều chút nào nếu cứ duy trì pressing quyết liệt nhỉ? Khi Tây Ban Nha hay Barça lùi về một bước, họ sẽ không đứng trước nguy cơ mất quyền kiểm soát bóng và mất tự tin?

Tôi tự hỏi bản thân: Làm thế nào tôi có thể phòng ngự khá hơn đây? Cứ đưa tôi quả bóng. Đối thủ không thể tấn công được anh đâu. Trước tiên đối thủ sẽ phải thu hồi bóng. Và khi làm được, anh ta cũng ở cách khung thành của anh tầm 70-80 mét rồi, chúng ta có một kết luận rất rõ ràng. Cách an toàn nhất là có bóng trên phần sân đối phương. Đó là lý do tôi không thể hiểu được vì sao có những HLV lại nói rằng "chúng tôi sẽ chỉ chơi bóng trên phần sân của chúng tôi." Hiện tại, đội bóng duy nhất trên thế giới vẫn cố gắng áp đảo trận đấu đến tận phút cuối cùng, mặc kể tỷ số có là gì đi nữa, chính là City.

Những đội bóng chơi trên phần sân nhà của họ sẽ phải tốn quãng đường nhiều hơn để tiến đến khung thành đối phương và ngược lại nếu bị phản công. Điều đó có ảnh hưởng gì đến những cầu thủ như Busquets, Iniesta hay Isco không?

Có chứ, nhưng các HLV biết cách để chuẩn bị khâu thể lực cho các tiền vệ và các cầu thủ chạy cánh có thể thực hiện quãng đường dài hơn. Với Luis Enrique, chúng tôi từng có những bài tập thể lực theo một cách khác. Với Paco Seirul-lo, chúng tôi tiến hành những bài chạy bứt tốc trong cự ly 10-15 mét một cách liên tục. Đó là bài tập cụ thể dành cho các tiền vệ và các trung vệ để họ đối phó với những tình huống phải di chuyển quãng đường dài. Simeone thì luyện tập cho các cầu thủ của ông ấy trong việc lùi sâu đội hình. Họ thường có những giai đoạn tiền mùa giải rất cực nhọc, vì đội bóng của họ sẽ phải luôn phòng thủ mọi lúc, khép chặt không gian, bọc lót cho nhau,... HLV tập trung vào những gì ông ta muốn trong lối chơi: từ khâu thể lực, kỹ thuật đến khía cạnh tâm lý. Simeone thuyết phục các cầu thủ như Koke làm những điều mà tôi thất hết sức khó khăn với cậu ấy... Nhưng họ thích cảm thấy thích cách đó. Tôi từng nhìn thấy trên băng ghế dự bị cảnh Cholo hạnh phúc trên đường băng chỉ đạo khi đội bóng của ông ấy không có bóng. Guardiola thì tập trung vào thứ bóng đá của ông ấy: di chuyển quãng ngắn khoảng 10 mét, những tình huống xử lý khéo léo, những pha di chuyển và chuyền bóng từ tuyến dưới. Chu vi chơi bóng cụ thể đối với các đội bóng của Pep là khoảng 30 mét. Còn với Simeone, ông luyện tập cho các học trò của mình chơi ở không gian lớn hơn.

Anh có nghĩ Guardiola đang là một con người khác ở City?

Ông ấy đang làm những điều khác trước đây. Ví dụ như ông ấy tập trung vào khâu phòng ngự những quả tạt (những quả căng ngang) từ hai cánh. Ông ấy tìm ra ai sẽ là người thực hiện những quả tạt đó, và bố trí cầu thủ đứng chặn trước cầu thủ sẽ nhận bóng để dứt điểm ở bên trong.

Vậy phải chăng vai trò của các HLV quá rõ ràng và ngày càng trở nên quan trọng, vì tính chất phức tạp của trận đấu?

Đúng vậy, bóng đá ngày càng trở nên giống với bóng đá Mỹ. Chẳng còn lại gì để cầu may nữa. Nhưng sau một thời gian nhất định, nếu Pep quyết định đi nghỉ mát, đội bóng vẫn sẽ biết cách tự vận hành. Vấn đề duy nhất là họ không thể phân tích được đối thủ. Tôi thì đã tự mình làm điều đó. Tôi nghĩ: Lối chơi của Villarreal là gì? Họ chơi khối kim cương ở hàng tiền vệ, luôn tìm cách để có thêm 1 cầu thủ ở trung tâm. Vì họ chơi với 2 tiền đạo, bạn sẽ nói Alves hãy dâng cao đá như một tiền vệ, vì chỉ cần 3 hậu vệ ở bên dưới là đủ để theo kèm Bacca và Bakambu. Tại sao lại phải cần đến 4 hậu vệ chứ? Vậy nên ít nhất, chúng tôi bấy giờ đã có thể cân bằng quân số với Villarreal ở hàng tiền vệ. Và tôi sẽ nói Messi cũng hãy lùi xuống chơi ở hàng tiền vệ luôn...

Có nhiều cầu thủ có thể chơi theo cách như anh muốn, hay nhiều cầu thủ chọn chơi theo cách Simeone muốn?

Còn tùy vào mỗi cá nhân nữa. Nhưng tôi nghĩ hầu hết các cầu thủ sẽ không lao ra sân chỉ để chạy và chạy. Họ muốn có bóng. Quả bóng là ma túy. Chúng tôi chơi bóng vì chúng tôi nghiện quả bóng.

Messi đọc trận đấu như thế nào nhỉ?

Xét về mặt chiến thuật, cậu ấy hiểu hết mọi thứ. Sẽ thật buồn nếu so sánh Messi với ai khác. Messi vượt trội ở mọi khía cạnh. Không gian, thời gian, vị trí các đồng đội, vị trí cầu thủ đối phương. Trước đó, cậu ấy đã quen với các trận đấu mất cân bằng nhờ vào khả năng và sức mạnh thuần túy của mình. Giờ thì Messi rê dắt bóng như một con quái vật: cậu ấy luôn nhử đối thủ. Messi nhìn thấy ai là người theo kèm mình và biết rằng cầu thủ ấy e sợ trước cậu ấy, nên cậu ấy sẽ đợi thêm một cầu thủ đối phương khác tiến đến và khi đã xuất hiện thế 3v1, Messi chuyền bóng. Tôi từng thấy LeBron James cũng làm điều tương tự. Trong trận chung kết giữa Cavaliers với Miami năm 2014. LeBron không phải là một cầu thủ cá nhân. Khi anh ấy bị 2 cầu thủ bám lấy, anh ấy sẽ chuyền bóng cho đồng đội trong tư thế thoải mái để ném bóng vào lưới. Iniesta và Messi làm giống như thế. Họ nhử đối phương cho đến khi có một đồng đội ở trong tư thế trống trải. Nếu anh tiến đến áp sát họ, họ sẽ chơi với quả bóng. Chúng tôi chơi với bóng từ khi còn là những đứa trẻ. Tìm kiếm không gian, tìm kiếm đồng đội trong tư thế thoải mái. Ngay cả Ter Stegen cũng hiểu điều đó. Cậu ấy tập luyện để biết điều đó. Cậu ấy phất những quả bóng dài và anh cho rằng "Ter Stegen đang phá bóng vu vơ". Không hề. Khi Bayern hành quân đến Camp Nou, họ cho người theo kèm một một với chúng tôi, nhưng Ter Stegen thì thoải mái. Cậu ấy thực hiện đường chuyền lên cho Suarez và nhờ đó, chúng tôi có một tình huống 3 đánh 3.

Anh nghĩ sao về World Cup tới?

Tôi thấy Brazil đã mạnh mẽ trở lại. Họ có một đội hình tuyệt vời. Và họ hội đủ cả hai khía cạnh: tài năng và thể lực. Brazil sẽ là một đối thủ khó nhằn cho tất cả. Vì thế mà thành công của tuyển Tây Ban Nha thật sự rất đáng khen. Vì chúng tôi hầu như không có những cầu thủ với thể lực vượt trội so với đối thủ. Chỉ có Ramos, Arbeloa, Puyol và những cầu thủ tí hon. Điều tương tự cũng diễn ra lúc này: tài năng xếp trên mọi thứ. Không một đội tuyển nào có được hàng thủ như Tây Ban Nha. Silva, Iniesta, Busquets,... Không thể có những con người tốt hơn được. Và những cầu thủ này gánh vác cả đội bóng. Rồi còn đó những cận vệ quen thuộc nơi hàng thủ như Alba, Pique, Ramos và Carvajal. Tây Ban Nha đã cải thiện rất nhiều ở khâu thể lực, nhưng họ sẽ không tài nào có thể so được với tuyển Đức về khoản đó. Tây Ban Nha phải dựa trên tài năng của cầu thủ.

Những cầu thủ mới nào anh cảm thấy ấn tượng?

Tôi rất thích Vitolo. Tôi nghĩ cậu ấy là một cầu thủ có thể đọc hiểu trận đấu tốt. Đôi lúc cậu ấy gặp khó khăn trong việc hiểu chuyện gì đang diễn ra xung quanh, khi nào thì nên rê dắt bóng, và khi nào thì không nên. Nhưng tôi nghĩ cậu ấy là một cầu thủ tuyệt vời. Saul cũng là một cầu thủ như vậy, tài năng của cậu ấy nên được khai thác tối đa. Tôi từng hình dung họ chơi trong màu áo Barça và suy nghĩ: Mẹ kiếp, ngon phải biết! Họ có thể trở nên giỏi hơn nhiều nếu được chơi trong một hàng ngũ mà nhân vật chính là họ. Họ có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Carvajal là một hậu vệ cánh xuất sắc nếu những chấn thương không trở thành rào cản. Thiago cũng là một cầu thủ tuyệt vời khác.

Anh nghĩ gì về Isco và Asensio?

Tôi nghĩ những cầu thủ trẻ này cần phải biết rằng Luis Aragones đã từng nói với tôi thế này: "Cậu muốn chơi bóng theo cách nào? Chơi thứ bóng đá đẹp hay thứ bóng đá chất lượng?" Lúc đầu tôi không hiểu hết điều ông ấy nói. "Nghĩa là sao thầy?" "Tôi sẽ trao cho cậu thứ bóng đá chất lượng. Bóng đá đẹp cũng tốt, phải, nhưng chỉ để lừa gạt được 4 người thôi." Tôi không muốn chỉ ra bất cứ cái tên nào, nhưng ở La Liga, tất cả chúng ta đều cảm thấy ấn tượng trước rất nhiều cầu thủ mà giờ đây đều biến mất không để lại dấu ấn nào. Phải, anh có thể rê dắt bóng, nhưng để làm gì? Messi có màu mè không? Không. Cậu ấy chỉ đơn giản hoàn thành công việc của mình, Messi là thứ bóng đá chất lượng, và khi đó, bóng đá chất lượng trở thành bóng đá đẹp.

Liệu tuyển Pháp đang có đội hình mạnh nhất?

Phải, cùng với Brazil và Đức. Cũng đừng quên Argentina. Argentina ở cùng đẳng cấp với Tây Ban Nha, nhưng vấn đề là họ chơi bóng với quá nhiều áp lực khiến họ không thể thể hiện hết khả năng. Nói Argentina không có các tiền vệ giỏi là không đúng. Tôi nghĩ Banega có thể chơi cho Barça. Mascherano không thể đá tiền vệ trụ? Anh ấy rõ ràng không có được kỹ thuật ở trình như Busquets, nhưng anh ấy đã cải thiện rất nhiều. Khi Mascherano đến Barça, anh ấy gặp vấn đề trong khâu điều chỉnh vị trí trên sân của chính mình, vì anh ấy chưa bao giờ cần phải làm thế trước đây. Mascherano có thể chơi bóng dài, hoặc chuyền bóng cho Pique, thế là đủ. Nhưng ở Barça, anh ấy cần phải làm nhiều hơn thế. Anh sẽ phải quan sát, hình dung, nhìn thấy cầu thủ nào không bị theo kèm và có đủ khoảng trống cũng như thời gian để nhận đường chuyền,... Barça là bài kiểm tra cuối cùng cho một cầu thủ. Đó là CLB khó khăn và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Madrid không có được thứ bóng đá nguyên chất như thế. Nếu hậu vệ của họ sút quả bóng lên khán đài, ổn thôi. Nhưng ở Camp Nou, nếu anh làm điều đó, sẽ có những tiếng la ó trên khán đài. Từ thời Cruyff đã như vậy.

Vậy anh không cho rằng người hâm mộ ở Bernabeu không đòi hỏi cao ở các cầu thủ?

Cả hai lực lượng CĐV điều đòi hỏi cao cả, nhưng sự khác biệt nằm ở việc Bernabeu muốn các cầu thủ phải chiến đấu, phải cống hiến hết mình. Họ không chấp nhận những cầu thủ lười biếng. Tinh thần của họ là tinh thần Juanito. Văn hóa của Madrid là tinh thần Juanito và Camacho. Còn văn hóa của Barcelona? Không phải là của Victor Munoz, hay của Caldere. Mà là văn hóa của Cruyff. Ông ấy xoay người, quan sát, hiểu bóng đá và không bao giờ mất đi điều đó.

PSG đang là đại diện của bóng đá hiện đại, nhưng lịch sử của họ thì chỉ mới gần đây. Anh sẽ xây dựng một đội bóng như thế nào khi các cầu thủ trở nên quan trọng hơn CLB?

Cầu thủ vẫn sẽ hết mực tôn trọng HLV. Ý tôi là: ngay cả khi một cầu thủ nhận lương 20 triệu còn HLV chỉ 5 triệu, anh vẫn sẽ phải lắng nghe ông ấy, đó là thái độ về sự tiếp thu. Chúng ta có thể đi đến một giới hạn khi một ngôi sao nghĩ rằng "Cái gã này đang nói gì với mình thế nhỉ?" Nhưng quan trọng hơn khâu thể lực và chiến thuật, điều một HLV cần phải làm chính là quản lý tập thể: nói chuyện với từng cầu thủ, hiểu cách quản lý những cá nhân khác biệt. Cũng như phải thẳng thắn: "Nếu cậu không tập luyện tốt, cậu sẽ không được ra sân cho dù cậu có là ngôi sao nào đi chăng nữa. Cậu cần phải biết rõ điều đó." Còn nói chuyện với tập thể: "Chúng ta có hai thứ không thể thương lượng; sự tôn trọng và thai độ." Suy nghĩ như một HLV, tôi nghĩ rằng có hai thứ mà một HLV không thể thiếu. Cầu thủ có thể mắc sai lầm. Nhưng hãy để họ mắc sai lầm vì ý tưởng của chính anh. Trí thông minh xúc cảm là nền tảng cơ bản với một HLV. Anh không thể đấu đá với các học trò của mình được. Anh phải tìm cách thu phục họ.

Đội hình của PSG vốn trước nay luôn tỏ ra rất chuyên nghiệp. Nhưng anh có cho rằng với việc mang về Neymar, họ đang dung túng cho tính vui chơi muốn làm gì thì làm, khi cậu ta có thể tự do về dự sinh nhận em gái mình ngay giữa mùa giải?

Neymar là một chàng trai ngoan. Cậu ấy thích được có niềm vui. Alves cũng thế. Mọi người nghĩ rằng Alves tiệc tùng hết ngày này sang ngày nọ chỉ vì anh ấy hay đăng các video chơi trống của mình lên Instagram. Nhưng anh ấy hết sức chuyên nghiệp. Đấy chỉ là phong cách sống của Alves mà thôi.

Nhưng Alves chưa bao giờ rời đội bóng để về dự sinh nhật em gái mình cả?

Đó còn tùy thuộc vào HLV. Cruyff cũng từng quản lý thành công những cầu thủ tương tự, như Romario. Đấy cũng đâu phải một trường hợp dễ dàng gì.

Anh có nghĩ Neymar đang là thủ lĩnh lúc này ở PSG?

Cậu ấy là một thủ lĩnh rất giỏi. Neymar xuất sắc trên sân. Cậu ấy còn có một cá tính mạnh mẽ và không bao giờ sợ hãi. Đó là những phẩm chất chất lượng của một thủ lĩnh. Cũng điều đó biến những cầu thủ trở nên vĩ đại. Thực tế, trong những hoàn cảnh khó khăn của trận đấu, Neymar sẽ dõng dạc nói "chuyền bóng cho tôi đi." Ở Barça, khi mọi thứ trở nên bế tắc, mọi cầu thủ đều muốn có bóng để làm nên khác biệt. Ai cũng có cá tính mạnh cả. Vấn đề là với PSG cũng như City trong những năm gần đây, các cầu thủ của họ không quen với việc phải chịu áp lực hay gánh nặng đè lên vai mình. Giờ anh hãy nhìn vào PSG và có thể thấy Cavani, Di Maria, Neymar, Verratti,... Họ đều đã giành được nhiều danh hiệu. Họ cùng có mặt ở đó. Neymar sẽ phát điên lên nếu họ không chuyền bóng cho cậu ấy. Như thế mới là hay đấy!

Anh có nghĩ Mbappe là cầu thủ có nhiều tiềm năng hơn tất cả sau thế hệ Messi?

Đúng vậy, Mbappe rồi sẽ trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Tôi nghĩ sau Messi và Cristiano, sẽ đến thời của Neymar trước. Cậu ấy là người Brazil và tuyển Brazil đang có những gì họ cần để có thể vào đến chung kết World Cup. Vì vậy, thời của Neymar có thể kéo dài trong 3-4 năm. Sau quãng thời gian này, sẽ đến lượt Mbappe. Chàng trai này có một tiềm năng hết sức khủng khiếp. Mbappe lại còn rất trẻ, mới chỉ 19 tuổi và cậu ấy đã là một quái vật. Nhưng tôi cũng không chắc một điểm. Tôi vẫn nghĩ tài năng là thứ quan trọng hơn thể chất. Neymar giống với Messi: vừa tài năng, vừa có thể chất. Ngay hiện tại, tôi nghĩ Mbappe đang có thể chất nhỉnh hơn tài năng. Và theo cách tôi nhìn nhận bóng đá, những cầu thủ sẽ tạo nên sự khác biệt bằng tài năng của mình. Cả Iniesta lẫn tôi đều không phải là những cầu thủ giàu thể chất, chúng tôi chỉ có tài năng. Những cầu thủ mang trong mình chiếc đũa thần ma thuật đều có cả hai: Maradona, Pele, Ronaldo Nazario, Messi, Neymar và Mbappe cũng như thế. Nhưng tôi nghĩ Mbappe sẽ giống với Henry hơn. Tôi nghĩ cậu ấy sẽ tiếp tục phát triển với Unai Emery. Ông ấy là một HLV giỏi biết cách phát triển cầu thủ. Nhưng nếu Mbappe đến Barça, cậu ấy sẽ có thể cải thiện được nhiều điều. Cậu ấy sẽ nắm bắt được hết mọi thứ. Nếu Guardiola huấn luyện cậu ấy, Mbappe sẽ từ mức 8,5 lên 9,5. Neymar đã là 9,5 rồi và rất khó để tiếp tục lên nữa. Mbappe thì còn phải hoàn thiện nhiều thứ, nhất là ở khía cạnh đọc hiểu trận đấu. Nhưng vì một thực tế là từ khi còn ở các lứa trẻ, một cầu thủ trẻ như Mbappe không cần phải suy nghĩ quá nhiều về trận đấu. Cậu ấy chỉ cần chơi bóng và tạo nên sự khác biệt dựa trên khả năng thuần túy mà thôi. Đó là dựa trên sức mạnh và tốc độ. Tôi muốn được nhìn thấy Mbappe đối đầu trước một hàng thủ kiểu như Atletico Madrid. Dựa trên cách nhìn bóng đá hiện tại của tôi, lúc này đây, Neymar vẫn là người xuất sắc hơn.

Nguồn dịch: Le Foot


Chi tiết...
 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,112
Được thích
141
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
401
Một bài viết hay. Mỗi tội là không chịu ngắt dòng nên nhìn hơi đau mắt
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
Nick này là robot tự động lấy bài viết từ trang chủ FCBVN về lại diễn đàn nên nó thường lấy rss và bỏ qua các lệnh khác biệt của joomla so với vbulletin ấy mà. Bài này là JBtheCuler dịch. Giờ lập ra cái trang Le Foot trên facebook gọi là fan page của riêng nhà báo. Anh em support lên có khi đập chết mie mấy lão như Quang Huy hay Phan Đăng nhể.
 

Nobitus

Juvenil B
Đầu quân
15/9/10
Bài viết
110
Được thích
3
Điểm
18
Barça đồng
0
Bài phóng vấn hay quá.

HLV tương lai của Barca đây rồi.
 

Spain_champion

Los Blaugrana
Đầu quân
23/6/09
Bài viết
1,023
Được thích
53
Điểm
48
Barça đồng
87
Bóng đá Cần nhiều Pep hơn con mợ Mou thì nghe hay hơn, dù sao mình vẫn rất nể phục Simeone.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Bài PV này mình cũng đã đọc nguyên bản tiếng Anh ngày hôm qua, đọc lại bài dịch lại của FCBVN thấy cũng khá sát với nội dung.

Nói chung là rất thích đọc mấy bài liên quan đến triết lý bóng đá của Barca, nếu mà nói về lý thuyết thì nó rất là đúng nhưng mà để thực hiện trên thực tế thì ko phải lúc nào cũng làm được mà phải cần những điều kiện đi kèm.

Tuy nhiên có một điểm trừ của những con người Barca đó là họ luôn chỉ coi thứ bóng đá mà họ chơi mới là chuẩn mực, mới là chơi bóng đá thực sự, tất nhiên tôi hiểu họ coi triết lý của họ giống như một thứ tôn giáo nhưng ko nên coi thường hay hạ thấp những thứ khác.

Thực tế chả có định nghĩa nào cụ thể chơi bóng đá nghĩa là gì, còn bóng đá khi bắt đầu nó hoàn toàn ko phải giống như cách Barca chơi vậy thì dựa vào đâu họ nghĩ rằng chơi như Barca mới là chơi bóng đá còn chơi không giống như thế thì không phải ?.

Mình lấy ví dụ như Ronaldo và Messi, hai người này có tố chất bẩm sinh hoàn toàn khác nhau, bẩm sinh bao gồm những gì liên quan đến thể chất như chiều cao-cân nặng-tốc độ.....vv, đó là những thứ chỉ có thể cải thiện chứ ko thể nào thay đổi được.

Chính vì những tố chất khác nhau đó mà Ronaldo cứ ép mình tập luyện giống Messi thì anh ta muôn đời hít khói Messi, nếu Xavi gạt bỏ thể chất ra khỏi tài năng như cách anh ta định nghĩa thì liệu Usain Bolt có được coi là tài năng hay không ?.

Cá nhân mình cho rằng PEP ko hề giống Xavi, mặc dù có chung hệ tư tưởng nhưng PEP là người biết tôn trọng những trường phái khác và luôn muốn học hỏi thêm còn với Xavi thì mình ko thấy điều đó qua bài phỏng vấn trên, anh ta có vẻ hơi cực đoan một chút với triết lý của mình, tự coi mình là bề trên sẵn và ko cần học hỏi những gì khác mình, điều này sẽ ngăn cản anh ta thành công được như PEP.

Thực sự khi rời Barca thì PEP cũng đã thay đổi (như chính Xavi cũng đề cập), tất nhiên vẫn có một vài nguyên tắc nhất định ko thay đổi nhưng cũng cải biến khá nhiều để phù hợp hơn với môi trường, con người mới do đó lối chơi của Bayern-MC cũng khác so với Barca ngày trước, Xavi thì có vẻ luôn lấy Barca của PEP là hình mẫu và áp dụng với mọi đội bóng mà anh ta dẫn dắt trong tương lai nhưng đâu phải lúc nào những con người như chính anh ta, Iniesta-Messi-Busquets cũng xuất hiện ở cùng 1 đội bóng nữa.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,157
Được thích
334
Điểm
83
Barça đồng
247
Một bài phỏng vấn khác của Juan G Arango. Trong bài phỏng vấn này Xavi chia sẻ nhiều điều thú vị về phong cách chơi bóng của Barca, phong cách huấn luyện của Pep Guardiola và các cầu thủ ngôi sao trên thế giới. Bác nào rảnh thì dịch cho mọi người đọc :D.

https://twitter.com/JuanG_Arango/status/950394452505452544
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Xavi: Bóng đá là Không gian - Thời gian

d-453815-xavi-young.jpg


Toàn văn bài phỏng vấn của Xavi trên Sofoot.com, FCBVN xin gửi đến các bạn bản biên dịch hoàn chỉnh.


Sofoot: Trong vài năm gần đây, bóng đá đang tập trung quá nhiều vào yếu tố thể chất đến mức dường như không thể cải thiện hơn được nữa. Nhưng yếu tố IQ thì vẫn có thể phát triển thêm?

Xavi: Tôi hoàn toàn đồng ý. Cần phải tập trung cải thiện hơn về từ duy chơi bóng và tài năng. Nhưng điều này tất nhiên phải phụ thuộc vào mỗi HLV khác nhau. Nhưng các bài tập hiện nay tập trung 60% vào thể chất cầu thủ và chỉ 40 % là dành cho phần chuyên môn. Nói cách khác, chỉ dành 0% cho việc luyện tập tư duy chơi bóng. Bạn không thể vào sân rồi chỉ hô "Tiến lên nào". Điều này tất nhiên cũng sẽ giúp ích nhưng không phải là tất cả. Trí óc mới là thứ cần tập trung phát triển trong tương lai của bóng đá.

Sofoot: Làm cách nào để có thể phát triển khía cạnh trí tuệ trong bóng đá?

Bóng đá là môn thể thao mà bạn cần quan sát những gì diễn ra xung quanh và tìm ra giải pháp tốt nhất. Nếu không thể liên kết với mọi thứ xung quanh, bạn không thể hiểu được hết và không thể làm được gì cả. Không gian –thời gian là những thứ cần phải nắm bắt được trong bóng đá. Và nếu bạn không thể tìm ra nó, không suy nghĩ về nó thì rất khó để chơi bóng. Điều gì tạo nên sự khác biệt trong bóng đá hiện nay? Tài năng. Tài năng là gì? Đó là việc kiểm soát những gì bạn làm và những gì người khác làm. Bởi bạn chơi bóng bằng cái đầu của mình chứ không phải là bằng đôi chân. Tôi hâm mộ Usain Bolt, một VĐV phi thường. Thể chất là điều không ai có thể so sánh với cậu ấy. Ai nhanh hơn cậu ta được chứ? Không ai cả. Nhưng với tất cả sự tôn trọng, cậu ta chả thể làm được gì trên sân bóng đâu.

Sofoot: Tại sao vậy?

Bởi bạn đâu thể thay thế tốc độ của tư duy và sự hiểu biết về bóng đá bằng yếu tố thể chất được. Đó là điều không thể. (Anh đứng dậy và đi đến người bạn tên Matias). Nếu tôi chuyền bóng đến chỗ anh và Martias di chuyển từ vị trí này sang vị trí kia thì anh phải quan sát xem cậu ta đang ở đâu trước khi anh di chuyển phải không? Phải quan sát và đánh giá tình huống trước rồi mới đưa ra quyết định. Khi bạn ngước đầu lên, bạn đang tư duy , bạn kích hoạt các neuron thần kinh của mình. Nói cách khác, tôi đưa bóng cho anh và bảo: "Chuyền trái bóng đi và Martias sẽ chuyền lại cho anh."Lúc đó bạn đâu cần phải suy nghĩ đâu. Bạn chỉ đang làm như cái máy mà thôi.

Sofoot: Có vài trung tâm huấn luyện tin rằng việc tập liên tục một khâu nào đó sẽ dẫn đến sự hoàn hảo...

Thật là đau lòng khi nghĩ thế đấy. Nếu một HLV bảo tôi: "Xavi, chuyền bóng cho Martias, người sẽ chuyền cho Xavier, Javier chuyền cho Xavi, Xavi lại chuyền lại cho Martias. Và tiếp tục như vậy trong 10 phút." Mục đích ở đây là gì vậy? Nó cải thiện mặt gì? Có lẽ là số lượng đường chuyền?. OK, có thể là mặt kĩ thuật. Nhưng liệu não bạn có thực sự hoạt động không? Chúng ta đang mắc kẹt trong các quy tắc vật lí máy móc rồi đó. Trong vài buổi tập, các cầu thủ được yêu cầu chạy 10m mà chẳng có lí do hữu dụng nào c"Sau đường chuyền thì bạn phải bứt tốc." Nhưng chạy đi đâu? Tại sao cần làm thế? Chạy là điều tốt nhưng hãy thực hiện nó một cách thông minh.

d-453815-xavi-panenka-ball.jpg


Sofoot: Cầu thủ ít nhất cũng cần phải hiểu lí do vì HLV làm vậy chứ?

Riêng tôi, tôi luôn có ý nghĩ sẵn sàng hỏi như vậy. Tôi cần phải hiểu những gì đang sân ra ở trên sân. Tại sao? Làm thế nào? Ở đâu?. Những câu hỏi này luôn hiện hữu trong đầu tôi và sẽ tiếp tục tồn tại khi tôi bắt đầu làm HLV. Chúng ta đều không thể có một ý nghĩ giống nhau được. Có các cầu thủ chuyên nghiệp không hiểu những gì xảy ra ở trên sân. Đơn giản là họ không được luyện tập để phát triển tài năng, luyện cách nghĩ cần phải hiểu những gì diễn ra ở sân.

Sofoot: Nhà vậy lí Jean Piaget cho rằng sự thông tuệ là những gì chúng ta làm mà không biết tình thế chúng ta đang gặp phải...

Tôi không thể đồng ý hơn. Sự thông tuệ là khả năng phản ứng và thích nghi với vấn đề mà chúng ta gặp phải. Biết cách giải quyết vấn đề cho dù chưa bao giờ gặp phải thực sự là thông tuệ đó. Trong cuộc sống thường ngày, trong bóng đá nữa : "Điều này là điều mới, tôi không biết gì về nó cả nhưng tôi sẽ cố để hiểu nó."Trong trận đấu ở sân Bernabeu, cách Dani Alves xử lí mọi việc ở cánh phải thực sự phi thường. Cậu ấy ở khắp mọi nơi. Thực sự là một cầu thủ xuất sắc đấy. Nhưng Alves không chơi bóng bằng đôi chân đâu. Cậu ấy dùng bộ não của mình. Verratti cũng vậy. Cậu ta chơi bóng như thế nào? Với các neuron của mình. Nhỏ con và không hề nhanh nhẹn nhưng thông minh. Cậu ấy rất giống tôi. Nếu không dùng đầu để thi đấu, Verratti không thể chơi bóng.

Sofoot: Trong lần đầu gặp Iniesta ở La Masia, có phải anh đã nói: "Nếu cậu ấy không thành công thì cậu ta là một thằng ngốc...

"
Andres là một trường hợp đặc biệt. Cậu ấy là một tài năng không bình thường chút nào. Thất bại là điều không thể xảy ra với cậu ấy. Có một Iniesta khác tại học viện, tôi luôn nhớ tên cậu ấy: Mario Rosas. Tôi quan sát cậu ấy chơi bóng từ năm 15, 16 hay 17 tuổi gì đó và thốt lên: "Khi chàng trai này lên đội một, Camp Nou sẽ bị mê hoặc." Cậu ta là sự tổng hòa giữa Laudrup và Messi, thật đấy. Chơi tốt bằng hai chân, rê bóng tốt, thực sự toàn diện. Cậu ấy có tất cả nhưng lại lạc lối. Điều này đã khiến tôi bị sốc. Có lẽ cậu ấy không đủ chuyên nghiệp hay không có tâm lí vững vàng, chúng ta không thể biết được. Giai đoạn thiếu niên là khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời. Luôn luôn tồn tại những sự lo lắng: Liệu mình có thể chơi bóng cho Barça? Liệu mình có thể thi đấu tại giải chuyên nghiệp? Liệu mình có thể được lên tuyển? Các vấn đề này có thể giải quyết nếu có tâm lí ổn định và sự trợ giúp từ gia đình. Tôi đã thành công nhờ sự bảo vệ của gia đình. Gia đình của Andres cũng rất tuyệt vời và dạy cậu ấy những giá trị đích thực. Nhưng có những cầu thủ có cuộc sống hỗn loạn và vấn đề phụ huynh đầy phức tạp. Khi bạn không có sự động viên từ những người thân thiết, thực sự mọi chuyện rất khó khăn.

Sofoot: Anh là người rất tự tin. Nhưng trước khi giành vô số danh hiệu với Barça và TBN, anh có nhiều lần nỗi lo về tương lai. Làm cách nào anh có thể lột xác từ một cầu thủ không ai đặt niềm tin để trở thành một tấm gương?

Gặt bỏ những nỗi lo là một phần nghĩa vụ trong bóng đá. Hiện tại, tôi đã là một 'lão tướng' rồi. Tôi đã trưởng thành hơn và khi nhìn lại quá khứ, tôi học hỏi được nhiều điều. Năm 2005, khi tôi đang bình phục chấn thương, có người đã nói: "Chết tiệt, thật tệ khi cậu dính chấn thương!" Tôi sẽ đáp: "Ồ không đâu, anh đang nói gì vậy?" Nếu không có các chấn thương, tôi sẽ chả hiểu nổi lí do vì sao cần chăm sóc bản thân đâu. Trước đó, tôi chưa bao giờ vào tập gym cả. Tôi không hề có tý cơ bắp nào và điều này thực sự khó nhằn đấy. Đầu gối của tôi tự nhủ: "Này thằng khốn kia, mày phải đi tập gym. Nếu tiếp tục như thế này thì chẳng thi đấu được mấy trận đâu." Đó là bài học đắt giá. Puyol, Valdes và tôi đều trải qua tình trạng này khi bắt đầu sự nghiệp. Các vấn đề tại Barça khá là phức tạp.

Sofoot: Anh đã trải qua nhiều khó khăn trong quãng thời gian đầu ở Barça?

Nhiều người từng nhận xét tôi là bệnh ung thư của Barça, tôi không đủ khả năng để thi đấu cho CLB này. Nếu có tôi, đội bóng chả thể nào vô địch Champions League. Họ nói tôi và Iniesta không thể chơi bóng cùng nhau được. Thật hão huyền...Iniesta và tôi cùng xuất hiện trên sân bóng ư? Đó là điều cấm kị cho đến khi Frank Rijkaard và Luis Aragones xuất hiện. Đó là những người giúp chúng tôi được chơi bóng cạnh nhau lần đầu tiên. Họ đã đặt niềm tin vào chúng tôi. Và chúng tôi đã khiến họ tự hào. Và may mắn hơn cả, chúng tôi đã giành nhiều danh hiệu. Nếu không, chúng tôi đã bị 'giết' mất rồi. Bóng đá là vậy đó. Bạn cần có suy nghĩ rằng khi đã là cầu thủ chuyên nghiệp, cần phải đối mặt với các chỉ trích. Điều khá buồn cười là ai cũng nghĩ họ hiểu hết về bóng đá. Những người hiểu bóng đá đó chỉ biết chỉ trích và chỉ trích. Vì vậy, cần phải nắm rõ bản chất của bóng đá.

Sofoot: Maradona gọi anh: "Bậc thầy bóng đá"...

Nghe rất tuyệt , đúng không? Một lời khen đến từ Maradona, một thần tượng đấy. Nhưng tôi không phải là một thiên tài bóng đá. Tôi chỉ là một học trò trong ngôi trường của Cruyff. Cruyff đã đúc kết khái niệm bóng đá trong câu này: "Bóng đá cần chơi bởi trí óc." Tôi cần dùng đầu để chơi bóng. Tôi không phải là Mbappe. Cậu nhóc thi đấu như thế nào? Chạy, đẩy bóng, vượt qua các đối thủ. Tôi không có đôi chân như Mbappe, tôi dùng bộ não của mình. Tôi được bù đắp như vậy đó. Tôi đến Barça từ năm 11 tuổi và ngày đầu tiên, tôi thúc ép mình học mọi thứ. Tôi không thể chơi bóng mà không hiểu rõ mọi thứ diễn ra trên sân. Nhiều thứ còn sâu xa hơn cả việc dùng chân và trái bóng. Mỗi suy nghĩ, mỗi câu hỏi đặt ra sẽ mở thêm một cách nhìn mới. Vì sao chúng ta phải tạo không gian cho người khác? Logic cả đấy. Thử tưởng tượng nhé, tôi có bóng, muốn chuyền cho đồng đội nhưng đối thủ lại ở giữa hai chúng tôi và muốn cướp bóng. Nếu có đủ không gian giữa tôi và đồng đội, đối phương chả thể làm được gì c"Nếu hắn lao đến tôi, tôi sẽ chuyền cho đồng đội". Và pam, trái bóng đã đi theo hướng khác. Nếu đang ở không gian bị hạn chế, chuyện mất bóng là khá dễ. Triết lí của Cruyff là vậy đó. Nếu không có bóng, bạn làm gì? Phòng ngự từ xa và lùi sâu. Tại sao vậy? Khiến đối thủ mất hết không gian. Bạn trao cho đối thủ ít không gian bao nhiêu, họ sẽ ít cơ hội tiếp cận khung thành đội bạn bấy nhiêu. Bóng đá là gì? Không gian - Thời gian.

Sofoot: Cụ thể là anh đã nắm bắt trận đấu như thế nào vậy?

Bạn làm gì khi có bóng? Tìm kiếm không gian thoải mái để có thêm thời gian suy nghĩ. Bạn làm gì khi không có bóng? Giảm thiểu không gian của đối phương để khiến họ không thể tìm ra phương án giải quyết. Nếu làm đúng như vậy, đối thủ sẽ bị hạn chế không gian-thời gian và dẫn đến sai lầm. Ít không gian để luân chuyển bóng, ít thời gian để suy nghĩ. Tổng thể là như vậy nhưng khi áp dụng nó, bạn phải chú ý đến các tiểu tiết. Ví dụ, khi bạn đang đứng ở giữa sân, bạn có cơ hội để tìm hiểu xem những gì đang diễn ra ở trên sân. Nhưng khi đứng ở trên khán đài và bên đường biên thì quan sát như thế nào? Đơn giản thôi, tôi vẫn có thể theo dõi các cầu thủ làm gì. 'Nhưng chúng ta đang làm cái gì vậy, làm cách nào để quay lưng quan sát đây?' Không, bạn phải quan sát sân đấu một cách kĩ càng. Nếu bạn có bóng và di chuyển làm sao để có thể quan sát được toàn sân thì bạn đã làm đúng. Tôi có thể có thêm thông tin về không gian và thêm thời gian để suy nghĩ. Hoàn toàn dễ hiểu, đúng không? Thế nhưng nhiều cầu thủ vẫn tự đẩy mình vào thế khó, như đẩy bóng vào góc sân chẳng hạn. Bạn phải quay lưng lại và phí phạm một đống thời gian. Thời gian là vàng ngọc đấy.

d-453815-xavi-ball.jpg


Sofoot: Phẩm chất tốt nhất của anh là gì?

Giống như nhiều người, tôi chắc chắn có tài năng bẩm sinh. Kĩ thuật của tôi đâu có tệ. Nhưng phẩm chất tốt nhất của tôi chính là tốc độ tư duy. Tôi rất thích chơi 'toros' (đá ma). Ai cũng nghĩ đây là bài tập khởi động đơn giản nhưng nhầm rồi đấy. Đó không phải là để vui đùa và mà để học hỏi đấy. Chơi trò này rất tốt cho kĩ thuật, cho tốc độ đưa ra quyết định, cho nhãn quan chiến thuật. Nó giúp bạn cải thiện cách chuyền bóng, cách nhận biết các cầu thủ, cách di chuyển. Trong 'toros', bạn không thể quay lưng với người khác, bạn cần quan sát tất cả những gì đang diễn ra. Vì vậy, bạn cũng cải thiện thêm 'lòng vị tha' ở đây. Nếu đồng đội đang ở thế khó thì đừng có chuyền bóng cho anh ta. Hãy tìm kiếm giải pháp khác.

Sofoot: Bóng đá ngày này đang đầy rẫy các thống kê.

Tôi bật cười khi họ nhét GPS vào người chúng tôi. Khi nhìn vào số liệu, thống kê: "100 đường chuyền, 80 đường chuyền chuẩn" Ô thật vậy sao? Làm cách nào mà bạn biết được đó là đường chuyền chất lượng? Làm cách nào để đếm số đường chuyền như vậy? Họ chỉ có thể tính số đường chuyền từ người sang người khác. Với GPS thì chỉ có thể đếm được vậy thôi. Một cầu thủ này đang cầm bóng nhưng chuyền cho người khác với bốn cầu thủ đối phương ở sau lưng. Đó chắc chắn là một đường chuyền tệ. Một đường chuyền tốt là đường chuyền giúp đồng đội có thể thoải mái nhận bóng, GPS không thể đếm được đâu. Tôi không cảm thấy thích thú với thống kê khi chuyền bóng như thể vứt đi gánh nặng và đẩy người khác vào thế khó. Tôi có trách nhiệm không bị mất bóng, cùng với đó là giúp đồng đội không để mất bóng. Sự khác biệt giữa các đội bóng đẳng cấp và xoàng xĩnh chính là chất lượng các mạng lưới các đường chuyền. Thống kê không thể thay thế được cảm xúc đâu.

Họ tin rằng Modric đã đá tệ trước PSG? Xin lỗi, nhầm rồi. Cậu ấy đã mất bóng nhiều nhưng đã tạo ra không gian, giảm bớt gánh nặng cho đồng đội và khiến PSG bị 'tổn thương'. Đóng góp của cậu ấy không thể đong đếm được. Nếu sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc mất bóng, hãy làm như Modric và Iniestgiữ bóng, tạo nên không gian và tìm kiếm các đồng đội đang ở vị trí thoải mái nhận bóng. Chắc chắn luôn có một cầu thủ trên sân không bị kèm. Bạn biết vì sao không? Bởi vì luôn có giải pháp là chuyền về cho thủ môn đấy. Khi trận đấu bắt đầu, 11 cầu thủ đối đầu với 11 người bên kia sân. Nhưng khi có bóng rồi, chỉ 10 đấu 10 thôi. Và một người đang tự do để đón bóng.

Sofoot: Có một số HLV tìm ra giải pháp tốt nhất cho các cầu thủ và yêu cầu họ chơi phòng ngự...

Phần lớn là như vậy. Dù tấn công hay phòng ngự thì đều phải tìm ra cầu thủ thoải mái để có thể nhận bóng nhưng lí do không hề giống nhau đâu. Guardiola muốn tìm ra giải pháp tốt nhất để đẩy bóng tiến về khung thành đối phương. Có những HLV lại tìm giải pháp để chống việc đối thủ tiếp cận khung thành của mình. Simeone là một ví dụ điển hình.

Sofoot: Anh là một trong những người tiên phong trong bóng đá tấn công. Liệu chơi phòng ngự có xứng đáng được ca ngợi như tấn công?

Phòng ngự cũng là một nghệ thuật như tấn công. Tôi tôn trọng cách chơi này. Điều khiến tôi buồn nhất chính là phòng ngự và yếu tố thể chất đang là xu hướng mọi người chú ý đến chứ không phải kĩ thuật và tài năng. Nếu vậy, xem bóng đá thật nhàm chán.

Sofoot: Anh có biết nhiều người nói là đang nhàm chán khi xem Barça thi đấu?

Thật không thể tin nổi! Đội nào đá chán cơ? Barça hay đội mà họ đối đầu? Đôi lúc tôi nghe rằng: "Barça không đủ nguy hiểm". Làm cách nào có thể được như vậy khi có đến 11 cầu thủ đối phương đứng trước khung thành? Đó là điều không thể. Lùi sâu đội hình như vậy là đội không muốn chơi bóng. Có nhàm chán không khi theo dõi một đội bóng tiêu tốn thời gian hay phá bóng lên khán đài để giảm thiểu nhịp độ trận đấu? Nó từng xảy ra và tôi tự hỏi: "Làm cách nào mà mình tìm được không gian? Làm gì có chút nào đâu?" Nhưng thực ra là có đấy. Bạn phải chuyền bóng từ vị trí này sang vị trí khác, di chuyền liên tục và không gian sẽ hiện ra thôi. Tôi dành cả cuộc đời để tìm kiếm nó, tìm cách để tạo ra nó. Không gian ở đâu? Làm thế nào để nó hiện ra? Tôi quay đầu về mọi hướng. Tôi từng có biệt danh: "Cô gái trong phim 'Lễ trừ tà'". Tôi không thể xoay đầu mình 360 độ như cô ta được nhưng tôi luôn quay đầu quan sát hơn 500 lần mỗi trận.

d-453815-xavi-panenka.jpg


Sofoot: Theo nhà nghiên cứu từ Na Uy, anh sản sinh ra 0,8 thông tin/ giây. Điều này có diễn ra thường xuyên không?

Bộ não của tôi như một bộ vi xử lí vậy: lưu trữ thông tin và dữ liệu. Quay đầu quan sát giúp tôi làm điều đó. Nó chính là cách cơ bản để kiểm soát không gian-thời gian. Tôi nghĩ: "Đồng đội mình đã bị kèm, nên tôi quay đầu để tìm giải pháp khác". Sau lưng tôi, đối phương sẽ nghĩ: "Mình sẽ cướp bóng từ anh ta, anh ta đang quay lưng về phía mình nên không thấy gì đâu". Nhưng thực chất tôi biết có người sau lưng chứ. Tôi thấy người đang kèm đồng đội của mình đang lao về phía tôi cùng lúc với người ở sau lưng tôi. Trước khi họ có thể tiến đến vị trí của tôi, tôi đã chuyền bóng cho người đồng đội không có ai theo kèm lúc đó. Tôi tìm được không gian và giải pháp trong vài giây. Messi làm gì vào thời điểm hiện tại? Vì sao không ai có thể sánh bằng cậu ấy? Bởi cậu ấy có tất cả. Cậu ấy không chuyền bóng một cách ngẫu nhiên, không đẩy bóng đi một cách ngu ngốc. Không hề, Messi thu hút hậu vệ đối phương và pam, chuyền cho đồng đội đang thoải mái nhận bóng: "Ôi vãi c**, cậu ta rê bóng qua bốn cầu thủ và tạo không gian cho đồng đội. Cậu ấy quá giỏi."

Sofoot: Không phải ai cũng có Messi trong đội của họ...

Không phải ai cũng chơi bóng như Barça. Barcelona khác những nơi khác bởi chúng tôi học cách để tư duy. Khi tôi lên ĐTQG, các cầu thủ khác không chơi giống như chúng tôi. Họ không có cách nhìn nhận bóng đá như chúng tôi. Điều này cũng đã xảy ra với các cầu thủ mới gia nhập Barça. Lần đầu tiên tôi thấy Abidal thi đấu, tôi cảm thấy quá thất vọng...

Sofoot: Anh ta là một thảm họa?

Không hẳn vậy, nhưng anh ấy không đạt trình độ của Barça. Và rồi anh ấy bắt đầu tư duy về trận đấu, quan sát, đặt ra các câu hỏi, tìm cách để trả lời. Khả năng thích nghi nhanh chóng đã giúp Abidal trở thành hậu vệ hay nhất thế giới. Ít nhất là trong mắt tôi. Anh ấy thật phi thường. Abidal là một ví dụ điển hình: chỉ cần một chút khuyến khích, tư duy và nhẫn nại, ai cũng có thể chơi bóng thông minh hơn.

Sofoot: Quá đơn giản không khi chỉ cần sự khuyến khích cũng có thể làm được?

Vì chúng ta ai cũng nghĩ rằng đó là điều không thể. Nếu tôi làm HLV và đó là giấc mơ của tôi, tôi muốn đội bóng của mình có bóng. Khi nào tôi cảm thấy bình tĩnh ở trên sân? Khi đội tôi kiểm soát bóng. Khi tôi là HLV thì cũng vậy đó. Cruyff đã nói gì? "Chỉ có duy nhất một quả bóng thôi". Và ông ấy nói đúng. Nếu tôi có bóng, tôi chẳng cần phòng ngự. Đối thủ phải đuổi theo để có bóng. Nếu họ cướp được, tôi phải giành lại bóng sớm nhất có thể. Tôi muốn kiểm soát bóng 99%, 100% nếu có thể. Có bóng như là một sự khuyến khích với các cầu thủ. Trong bóng đá, luôn có hai mẫu HLV: một dạng sợ có bóng bởi không biết làm gì với nó. Dạng còn lại thì sợ không có bóng, bởi không biết sẽ làm gì nếu thiếu nó. Hai dạng HLV này có cách tư duy khác nhau. Nhưng với tôi, làm ơn hãy trao cho tôi quảbóng.

Sofoot: Không có bóng là cảm giác khó chịu?

Nếu không có bóng, tôi cảm giác không thể tận hưởng nổi trận đấu. Bạn phải chơi với Iniesta mới hiểu cái khoái cảm đó. Bạn cần thi đấu với Messi để hiểu cảm giác như vậy. "PAM, PAM, PAM". Và Leo, Iniesta lao đến. Busquets cũng ở đó nữa. Chúng tôi có năm, sáu đường chuyền liên tục. Chúng tôi làm thế không phải chỉ để là tấn công. Đó còn là khoái cảm.

Sofoot: Messi và Iniesta đã đập nhả bóng trong phạm vi 2m. Bên cạnh khoái cảm chơi bóng, cụ thể cách này phục vụ cho mục đích gì?

Để thu hút đối phương. Tôi nói với đồng đội của mình: "Hãy lao về hướng này, cậu và tôi. Pam, pam, pam". Dù thắng 2-0 đi chăng nữa chúng tôi vẫn thích làm vậy.
d-453815-xavi-torres-ronaldo-messi-kaka.jpg


Sofoot: Như vậy các anh đang sỉ nhục đối phương?

Không hề nhé. Nếu chúng tôi buộc phải dùng các đường chuyền ngắn vậy thì không gian chỉ đủ để làm vậy thôi. Và nếu có không gian, có nghĩa là có đối phương đang chờ đợi chúng tôi ở sau lưng. Mỗi cầu thủ luôn bị trái bóng thu hút cho dù đội bóng đó có chơi kiểm soát bóng đi chăng nữa. Cầu thủ muốn có bóng nhiều hơn nữa khi đang thua. Để có thể lội ngược dòng, nếu cần thiết để thu hồi bóng, họ sẽ lao vào chúng tôi. Chúng tôi thì đâu thể cho họ bóng được. Chúng ta thấy gì? Hai cầu thủ, người thì bị kèm, chuyền bóng cho nhau ở đường biên. Ví dụ nếu chúng tôi đang thua, Messi sẽ tìm cách để tạo ra không gian, thu hút đối phương lao về phía cậu ấy để có thể chuyền bóng cho các đồng đội không còn bị kèm nữa.

Sofoot: Có đôi chút hơi máy móc?

Lặp đi lặp lại một điều chỉ tốt khi bạn thực sự hiểu nguyên nhân đằng sau hành động ý. Tôi dành cả cuộc đời để nhận bóng trong tư thế quay lưng và quay đầu để nhận biết đối thủ đang ở đâu. Bộ não của tôi sẽ nói: "Đây này, kìa kìa. Ở kia có hai người. Vậy thì chuyền bóng sang cánh kia." Đôi khi theo dõi trận TV, tôi: "Họ tấn công tệ quá". Họ luôn tấn công vị trí đông cầu thủ đối phương. Tại sao vậy? Bạn không thể tấn công nếu bị áp đảo quân số được. Ok, ba đấu hai. OK thì ba đấu ba. Nhưng đó là con số tối đa rồi. Ngay khi bị áp đảo quân số, bạn cần đổi ngay sang thế trận có tìm được không gian và thời gian.

Sofoot: Dù máy quay trên truyền hình có nhiều góc độ, liệu anh có thể nhận ra không gian-thời gian qua TV?

Khi xem TV, tôi sẽ nghiền ngẫm. Nếu bạn thôi xen ngang, tôi sẽ nói: "ê, tôi đã cố gắng để hiểu trận đấu. Xem bóng đá như xem phim vậy. Nếu bạn làm tôi sao nhãng, tôi không thể hiểu được 'cuộc hội thoại' giữa các cầu thủ trên sân. Hãy nói chuyện với tôi khi đang diễn ra pha quay chậm ý. Tôi không thích vợ tôi xen ngang: "Xavi, em không hiểu chỗ này." Tôi cũng không thích trả lời các câu hỏi của các người bạn. Tôi đang nghiền ngẫm những gì tôi theo dõi. Suy nghĩ là những gì tôi có được từ bóng đá. Tôi không phải là Messi. Cậu ấy có thể rê qua bốn người còn tôi thì không.

Sofoot: Có lẽ bởi không ai dạy anh làm vậy

Đó không phải là thứ có thể học được đâu. Khi bạn không có tốc độ và kĩ thuật như tôi chẳng hạn, bạn sẽ được bù đắp mặt khác. Trong các pha đối đầu, tôi có thể dễ dàng loại bỏ đối phương. Nhưng bạn đã thấy tôi đảo chân như rang lạc bao giờ chưa? Chưa bao giờ nhé.

Sofoot: Tại sao?

Tôi không thoải mái khi thi triển kĩ năng đó. Đó không phải là con người của tôi. Tôi không giỏi mặt đó. Tôi thoải mái hơn khi tạo ra hàng loạt các cơ hội. Đưa tôi trái bóng và tôi sẽ không để mất nó. Bởi tôi suy nghĩ. Bởi tôi quan sát. Bởi tôi đã tập luyện cả đời để làm điều đó. Bởi nó nó đã tồn tại sau bên trong neuron thần kinh của tôi rồi.

Sofoot: Bên cạnh theo học ở La Masia và xem bóng đá, anh có thói quen đi hái nấm. Các hoạt động này có giúp ích gì cho anh?

Tôi luôn có một điều thích làm, đó là quan sát. Khi tôi bước vào một căn phòng, tôi phân tích vì sao cái ghế, bàn lại đặt ở đó. Tôi luôn thích ngồi ở nơi có thể quan sát toàn bộ căn phòng. Đó là phản xạ tự nhiên. Bởi tôi thích kiểm soát mọi thứ. Tôi không sự ngạc nhiên vì tôi luôn muốn biết mọi thứ diễn ra như thế nào. Tôi luôn thích sắp xếp mọi việc kể cả thời khóa biểu của mình. Tôi biết mình phải làm gì mỗi giờ mà không cần ai nhắc. Đó là lịch trình hoạt động trong não của tôi.

Sofoot: Anh có giỏi trong trò Teris?

Đùa tôi à? Tôi là một nhà vô địch đấy. Anh có muốn biết các viên gạch rơi nhanh đến như thế nào không? Tôi chơi đến trình như vậy rồi đó. Tôi chỉ chơi mỗi trò này trên Game Boy. Đó là trò chơi mà anh không thể làm gì ngoài sắp xếp các viên gạch vừa vặn vào một vị trí nhất định, dự doán hình dạng của viên tiếp theo. Đó là một trò chơi giúp khả năng nhận thức của bạn phát triển. Đôi khi bạn không thể chơi Teris, bạn chỉ có một không gian chật hẹp, phải tìm ra cách giải quyết, dự đoán hình dạng viên tiếp theo, lựa chọn phương án phù hợp để xếp nó vào đâu. Đó chính là không gian-thời gian đó, giống như bóng đá vậy. Ai chơi Teris rồi sẽ hiểu tôi đang nói gì. Bạn dựng lên cả một đống gạch rồi chờ một viên thích hợp để phá hủy hết. Việc dự đoán trong Teris giống như bóng đá vậy, đó là điều tiên quyết.

Sofoot: Anh có thấy các viên gạch khi ở trên sân bóng không hay tưởng tượng ra điều khác?

Khác chứ. Anh cần tính toán đường đi của bóng, khoảng cách. Tôi cần phải sửa sai cho cả các đồng đội: "Tại sao lại cách tôi có 2m như vậy? Lùi ra 30m đi!" Tôi là người hạnh phúc nhất thế giới khi thấy các đường di chuyển ở trên sân. Bởi điều này sẽ gia tăng các phương án chuyền bóng. Sau khi nhận được thông tin, trước khi đưa ra quyết định, não tôi sẽ gửi một tín hiệu: "Đây là lúc cần chuyền bóng rồi." Nó sẽ xảy ra khi mọi yếu tố không gian-thời gian đầy đủ cả. Thường thì đó là các đường chuyền dứt khoát.

Sofoot: HLV Emery nói ông ấy muốn các cầu thủ phải thông minh hơn mình. Làm cách nào anh có thể dẫn dắt nhóm các cầu thủ không hiểu trận đấu được như anh?

Tôi sẽ cố dạy cho họ ý tưởng chơi bóng của tôi. Đảm bảo việc khích lệ tài năng. Nhưng tôi không thể loại bỏ khía cạnh thể chất được, một điều cần thiết đấy. Nhưng tôi không muốn hậu vệ của mình chỉ phòng ngự đơn thuần. Không, tôi muốn anh ta phải chơi bóng, lao lên phía trước. Hãy hỏi Machesterano xem cậu ấy học được những gì ở Barcelona. Cậu ấy là người thông minh. Như Abidal và Umtiti vậy. Umtiti đang hậu vệ hay nhất thế giới. Vì sao ư? Bởi cậu ấy không giành mọi thời gian chỉ để phòng ngự. Cậu ấy chơi bóng, suy nghĩ, tiến lên phía trước và tham dự vào lối chơi chung. Tại Lyon, cậu ấy chỉ giành bóng và chỉ hài lòng khi chuyền bóng cho tuyến tiền vệ. Ở Barça, cậu ấy tham dự vào lối chơi nhiều hơn nữa, khiến công việc của tuyến tiền vệ trở nên dễ dàng hơn. Khi cậu ấy lao lên, điều này cho cậu ấy thêm lựa chọn để chuyền bóng. Nó cũng cho cậu ấy thêm không gian và thời gian để suy nghĩ.

Sofoot: Còn Dembele thì sao?

Cậu ấy cần thời gian. Barça như là bài kiểm tra cuối cùng cho mỗi cầu thủ vậy. Như thế Dembele đang lấy bằng thạc sĩ bởi không phải ai cũng chơi bóng cho Barça. Vì sao? Bởi ở đây bạn cần hiểu biết gấp ba lần nơi khác. Dembele là một tài năng lớn, rất tốc độ nhưng ở đây cậu ta không có không gian chơi bóng nhiều như thời còn ở Dortmund hay Rennes đâu.

Sofoot: Vậy cầu thủ này cần làm gì?

Cậu ấy cần học cách nghĩ nhanh hơn, xử lí hàng nghìn thông tin trên một giây. Lúc đó chúng ta sẽ xem liệu cậu ấy có tư duy được không. Cậu ấy cần phải tự nhủ: "Tôi là một cầu thủ Barça". Bạn cần phải có tâm lí mạnh mẽ, có niềm tin mãnh liệt. Có nhiều cầu thủ dành 15 năm ở Barça, bởi họ có cá tính. Nhưng có nhiều cầu thủ xuất sắc không thể thành công bởi họ không thể đối đầu với áp lực. Trong buổi tập, bạn sẽ thấy rõ họ, bạn tự nhủ với chính mình: "Họ sẽ phá vỡ tất cả. Họ sẽ là huyền thoại". Nhưng không đâu. Ngay khi bước vào sân đấu, chân họ sẽ bắt đầu run lên và không muốn bóng. Bạn bắt đầu thắc mắc: "Cái đ** gì đã xảy ra với họ vậy?"

img-we-are-the-champions-1521623715_x1200_articles-453815.jpg


Sofoot: Đó có phải là nỗi sợ hãi kinh điển mà Jorge Valdano từng nhắc đến?

Đúng đấy. Sức mạnh tinh thần chính là thứ giúp các màn trình diễn trở nên ổn định. Điều này giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Khi có 'lửa' trên sân, Sergio Ramos, Marcelo hay Modric không hề lảng tránh nó. Ngược lại, có khoảng khắc thì những cầu thủ kiểu này xuất hiện. Lucas Vazquez đã làm gì trong trận PSG? Cậu ấy bước vào sân với khát vọng chiến thắng. Như một quả tên lửa vậy. Chàng trai này lao về phía Kimbempe. Và bạn buộc phải suy nghĩ: "Cậu ta đang làm gì vậy? Đang bị điên à?" Ồ không, cậu ấy chỉ là có tâm lí vững vàng mà thôi.

Sofoot: Anh đã chơi cho Barça, một CLB có triết lí đặc trưng. Nhưng anh cũng thi đấu bên cạnh nhiều cầu thủ ngoại quốc. Theo quan điểm của anh, có nhiều tư duy chơi bóng khác nhau không?

Nó không hề phụ thuộc vào quốc tịch mà là cá tính của mỗi cầu thủ. Rõ ràng các cầu thủ Brazil không hề có nhãn quan như cầu thủ Đức được. Nhưng họ chơi bóng với niềm vui. Họ đối diện với các vấn đề tốt hơn. Khi nhìn Alves, Marcelo hay Neymar, bạn có thể tin rằng họ thi đấu như thể trên đường phố mà không có áp lực nào cả.

Sofoot: Hậu vệ Godin nói rằng trách nhiệm trên sân của anh ấy quá lớn khiến việc chơi bóng không bao giờ còn là niềm vui. Anh hiểu ý của anh ấy không?

Khi bạn hiểu rõ trách nhiệm là gì, bạn chịu đựng nhiều hơn. Tôi đã sống với điều này vào thời điểm đầu của sự nghiệp. Bạn muốn làm đúng và mọi người tôn trọng bạn hơn. Bạn muốn thành công nên việc ra sân không phải là chuyện đùa. Tuy nhiên, cậu ấy vẫn có niềm vui đôi lúc đó chứ. Thật không thể nào không có niềm vui được đâu.

Sofoot: Anh có nghĩ Godin phá quá nhiều bóng để tránh việc áp lực khiến anh ấy không thể tận hưởng việc chơi bóng?

Godin là một hậu vệ phi thường. Anh ấy không làm vậy bởi vì anh ấy thích thế. Chúng tôi không thi đấu cùng vị trí nên tôi không thể hiểu rõ được đâu. Nhưng này, tôi không thể thấy niềm vui khi làm điều đó đâu. Hãy phá bóng vào phút 93, khi cần giữ vững tỉ số ý. Nhưng ở phút 60 hay 70, làm vậy để làm gì? Bạn vẫn còn nhiều thời gian để tìm kiếm giải pháp và gia tăng lợi thế mà. Phá bóng là một sự thất bại của đầu óc. Khi bạn giành được bóng rồi và lại để mất nó, bạn đã trao quyền kiểm soát bóng cho đối phương. Đừng làm vậy. Hãy tìm không gian, chuyền bóng cho thủ môn, rê bóng, giành quyền ném biên bằng cách sút vào người đối phương. Làm gì cũng được chứ đừng phá bóng đi. Trách nhiệm của tôi là ngăn cản tôi làm chuyện như thế.

Sofoot: Anh cảm thấy thế nào khi đưa ra quyết định tệ?

Như thể trái tim nhảy khỏi lồng ngực vậy.

Xavi Hernandez Tôi hâm mộ Usain Bolt, một VĐV phi thường. Thể chất là điều không ai có thể so sánh với cậu ấy. Ai nhanh hơn cậu ta được chứ? Không ai cả. Nhưng với tất cả sự tôn trọng, cậu ta chả thể làm được gì trên sân bóng đâu.

Biên dịch: Hà Sơn


Chi tiết...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Đố ai biết Xavi không bao giờ rê
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Đây là bản báo cáo đánh giá cầu thủ (technical report) về Xavi Hernandez cách đây 25 năm về trước, khi anh còn đang chơi cho đội U14 của Barcelona ở La Masia. Đây là một phần tài liệu trích trong quyển sách “La Masía: formando personas más allá del deporte” (Tạm dịch: “La Masia: Phát triển con người vượt xa khía cạnh thể thao”) của tác giả Cristian Martin, được nhật báo MARCA đăng tải.

Xavi stats


Và đây là nội dung bản báo cáo đánh giá Xavi Hernandez.

? Những sai lầm khi chạy: Chạy bằng gót chân, các bước di chuyển chậm và gặp vấn đề trong tăng tốc.

? Thăng bằng: Trung bình.

? Phối hợp: Tốt. Di chuyển đúng vị trí, nhưng thiếu tốc độ.

? Sự linh hoạt: Trung bình. Cần phải tập luyện nhiều để cải thiện khoản này.

? Kỹ thuật: Tốt, nhưng không phải thế mạnh. Có khả năng xoay sở trong trận đấu để chiếm lợi thế ở bất kỳ tình huống nào.

? Sức khỏe: Tốt. Có mọi thứ mà một tiền vệ giỏi cần.

? Sức chịu đựng của cơ bắp: Tốt (200m).

? Tốc độ: Trung bình. Cần phải nhanh nhẹn hơn và cải thiện tốc độ di chuyển.

? Tốc độ xuất phát: Trung bình.

? Tốc độ đỉnh: Trung bình.

? Khống chế bóng: Xuất sắc. Bù cho sự hạn chế về tốc độ di chuyển là kỹ năng khống chế bóng đặc biệt xuất sắc.

? Chuyền bóng: Rất tốt. Cần cải thiện khả năng chuyền bóng bằng chân trái để tối ưu khả năng. Đây chính là thế mạnh trên sân.

? Tạt bóng: Tốt. Nhưng hầu như không bao giờ tự rơi vào hoàn cảnh phải tạt bóng.

? Sút bóng: Chấp nhận được. Nên cải thiện khoản này một khi lên tham gia tấn công, giống Guardiola.

? Xoay trở: Rất tốt. Ý thức tốt trong việc bảo vệ quả bóng trong chân. Hầu như không bao giờ để mất bóng.

? Rê dắt: Tốt. Dù không phải là kỹ năng thường xuyên dùng đến nhưng có trình độ rê dắt ấn tượng.

? Cảm quan không gian và vị trí: Xuất sắc. Đây hiển nhiên là điểm mạnh nhất. Luôn luôn có mặt đúng chỗ, luôn luôn tham gia hỗ trợ đồng đội và là phương án phối hợp, thoát pressing hữu hiệu của các đồng đội.

? Quyết liệt/hung hãn: Trung bình. Bộ kỹ năng xử lý bóng đỉnh cao khiến khoản này khó có thể đánh giá được.

Đọc chi tiết...
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470
Van-Gaal-vs-Xavi.jpg


Thanh niên lơ ngơ xách giỏ về nhà hóng cơm mẹ nấu bị huấn luyện viên nhắc nhở: Tháo mấy cục chì ở chân ra đê cu!
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
24
Barça đồng
0
Thần tượng Xavi
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,249
Solutions
1
Được thích
561
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
2,470

Cụ nào ở xã tìm cách kiếm được chi tiết toàn bộ cuộc phỏng vấn này của Xavi nhé. Mình muốn đọc qua xem ông thánh nhà mình chém thế nào.

Hiện có thông tin Xavi sẽ không về xã nhà nếu các đồng đội cũ là Messi, Busi, Pique và Alba vẫn còn thi đấu vì ngại ra lệnh cho các đồng đội cũ và cũng đang hạnh phúc ở Qatar đến hết 2020. Do đó Victor Font coi như mất 50% giá trị kế hoạch tranh cử.

Mặt khác ở Pháp có tranh cãi nhiều vì sao Xavi thì có mặt ở Dream Team trong khi Zi hói lại không có mặt. Cuộc tranh cãi này còn hay ho hơn Messi với Gaynaldo nhiều.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
34
Barça đồng
0
Mặt khác ở Pháp có tranh cãi nhiều vì sao Xavi thì có mặt ở Dream Team trong khi Zi hói lại không có mặt. Cuộc tranh cãi này còn hay ho hơn Messi với Gaynaldo nhiều.

Cái này cần gì phải tranh cãi, Xavi thì sánh thế quái nào được với Zidane, cầu thủ hoàn hảo nhất lịch sử bóng đá.

Còn mang cái Dream Team kia ra làm chuẩn mực đánh giá số 1 thì hơi hài bởi vì huyền thoại bóng đá thì rất nhiều trong khi đội hình thì hữu hạn nên việc bình chọn chỉ là tương đối thôi.

Nhắc lại Zidane là cầu thủ duy nhất trong lịch sử đạt đủ trọn bộ các danh hiệu cao quý nhất từ tập thể đến cá nhân gồm : World Cup- Euro- C1- Ballon d'Or- FiFa Best Player.

Zidane ghi bàn quyết định giúp đội bóng của mình chiến thắng trong 2 trận chung kết lớn nhất thế giới bóng đá là chung kết WC + C1 (nhắc lại là bàn quyết định chứ không phải là bàn thắng tô điểm), trong đó bàn thắng ở chung kết C1 còn ở dạng siêu phẩm.

Zidane thực sự là thủ lĩnh, là siêu sao nổi bật nhất của 1 tập thể nhiều ngôi sao, màn trình diễn cuối cùng của ông ở WC 2006 là màn trình diễn cá nhân xuất sắc bậc nhất trong lịch sử bóng đá cho dù kết thúc của nó không có hậu.

Xavi là một cầu thủ rất xuất sắc về mặt chuyên môn nhưng để so về tầm vóc, về dấu ấn, về sự nổi bật thì hoàn toàn không có cửa với Zidane.

Mà xét đến vị trí thi đấu thì thực ra Zidane với Xavi cũng không hẳn tương đồng, đó có thể là lý do Zidane bị xếp vào đội hình Dream Team 2.

Xavi là một tiền vệ trung tâm thuần chất, nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết lối chơi, phát động tấn công, thỉnh thoảng có tham gia tấn công nhưng cực ít.

Zidane thì được sử dụng đa dạng hơn, lúc thì là tiền vệ trung tâm giăng ngang ở sơ đồ 4-4-2 nhưng lúc thì lại chơi hộ công phía sau bộ đôi tiền đạo hoặc tiền đạo cắm duy nhất, còn khi về Real thì lại dạt trái như kiểu Ribery-Ronaldinho, tức là không phải thuần bám biên mà vẫn di chuyển tự do nên tầm ảnh hưởng tới lối chơi vẫn lớn.

Sở dĩ Zidane được sử dụng đa dạng như vậy bởi ông có bộ kỹ năng rất toàn diện từ chuyền bóng-đi bóng-kiến tạo-dứt điểm cùng khả năng kiểm soát bóng thượng thừa trong khi đó Xavi chỉ nổi bật nhất là 2 kỹ năng kiểm soát bóng + chuyền bóng, tất nhiên xét về IQ bóng đá + nhãn quan chiến thuật thì cả 2 người đều là bậc thầy rồi.

Còn lại Xavi không đột phá được như Zidane, không có thể hình như Zidane, không có khả năng ghi bàn như Zidane, ngoài ra còn cả tư chất thủ lĩnh nữa, Zidane có thể ít nói và ít thể hiện nhưng cá tính của ông rất mạnh, ông có một cái uy rất lớn khiến người khác tự khắc phải nghe theo, điều này được thể hiện rất rõ khi ông làm chủ được phòng thay đồ đầy rẫy những cái tôi ở Real hay đa sắc tộc ở tuyển Pháp ngày xưa.
 

Chủ đề mới nhất

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top