Chiến thuật F.C Barcelona

soonchee1

((= Mr. Youtube =))
Đầu quân
14/6/11
Bài viết
174
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
0
( (=[video=youtube;PnqAkY7K1Y4]http://www.youtube.com/watch?v=PnqAkY7K1Y4&feature=g-all-f[/video]=) )
 

Chicky

Tiểu học xã
Đầu quân
6/6/12
Bài viết
13
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
38
Barça đồng
0
Chơi bóng ĐƠN GIẢN thật là khó, càng khó hơn khi những pha "biểu diễn kỉ thuật, làm trò khỉ" lại nhận được sự tán thưởng quá nhiều từ phía khán giả.
 

duonga2

Ăn hại FCBVN
Đầu quân
2/2/11
Bài viết
483
Được thích
3
Điểm
18
Barça đồng
0
[video=youtube;wfWtbgobWyY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=wfWtbgobWyY#![/video]
 

soonchee1

((= Mr. Youtube =))
Đầu quân
14/6/11
Bài viết
174
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
0
Barcelona Skill:handball:
Vol.1
[video=youtube;W4ox_ykUKI4]http://www.youtube.com/watch?v=W4ox_ykUKI4&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=7&feature=plcp[/video]​
Vol.2
[video=youtube;rZQXrgd07t4]http://www.youtube.com/watch?v=rZQXrgd07t4&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=6&feature=plcp[/video]​
Vol.3
[video=youtube;3mGxhumG50Q]http://www.youtube.com/watch?v=3mGxhumG50Q&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=5&feature=plcp[/video]​
Vol.4
dis???​
Vol.5
[video=youtube;qKvVmd7eZmM]http://www.youtube.com/watch?v=qKvVmd7eZmM&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=4&feature=plcp[/video]​
Vol.6
[video=youtube;qjZXJ11C0eM]http://www.youtube.com/watch?v=qjZXJ11C0eM&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=3&feature=plcp[/video]​
Vol.7
[video=youtube;ijDeZQf4vgI]http://www.youtube.com/watch?v=ijDeZQf4vgI&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=2&feature=plcp[/video]​
Vol.8
[video=youtube;3BJy771VCvY]http://www.youtube.com/watch?v=3BJy771VCvY&list=UUY-FFhlARTrnNkE3aPR10Gg&index=1&feature=plcp[/video]​
UP................
 

pan

Barça B
Đầu quân
18/2/12
Bài viết
553
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
30
Nơi ở
pleiku, bất tận phố núi
Barça đồng
0
Sự khác biệt của Tiki Taka

Sau thất bại của tuyển Olympic TBN đã để lại nhiều vấn đề đáng bàn trong mối liên hệ về lối chơi với Barca. Cũng những con người có kĩ thuật tốt cùng thể hiện một lối chơi nhưng nó đem lại các kết quả khác nhau.
Lối chơi Tiki taka thì đã được nghiên cứu rõ và với nhiều góc nhìn khác nhau nhưng thực tế những gì trong những nghiên cứu đó chỉ làm cho ta thấy được vẻ bề ngoài của lối chơi này mà thôi. Tại sao các chuyên gia, các HLV hàng đầu có thể tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của Tiki Taka, nắm được cái cốt của bản chất sự vận hành lối đá này nhưng lại không thể vận dụng một cách hoàn hảo theo ý của mình.

315374_124054337737695_1269237210_n.jpg


Tôi xin đưa ra hai yếu tố quan trọng trong bản chất của Tiki Taka, đó là yếu tố cần và đủ, cần ở đây là lối đá ấy phải có những cầu thủ có kỹ thuật tốt và chiến thuật riêng trong mỗi trận đấu và tất yếu là lối đá nhỏ, còn yếu tố đủ thì ở trong chính các cầu thủ.
Olympic TBN có những cầu thủ chất lượng và được kiểm chứng quá rõ ràng ở CLB của họ, họ có kĩ thuật rất tốt,(tất nhiên là so với mặt bằng của Olympic) đủ sức áp dụng được lối chơi Tiki Taka, nhưng những gì thể hiện vừa qua nó không thể gọi là Tiki Taka được.
Các cầu thủ trẻ nhưng kinh nghiệm thì dày dặn hơn rất nhiều so với các cầu thủ cùng trang lứa ở các đội khác, sự bỡ ngỡ không phải là khó khăn gì, tuy thế họ vẫn không làm gì được trong chính sự bất lực trong chính lối đá của mình.
Con người trong điều kiện cần ấy thì đã có nhưng để cho họ thành một khối thống nhất là cả một vấn đề lớn, Barca và Olympic TBN đều dùng những con người có đủ phẩm chất, nhưng Barca đã tạo ra cái chung cho tất cả các cầu thủ đó là bộ máy khổng lồ làm một công việc trong sự gắn kết của hàng tá các công việc, "công việc" là chạy chỗ, quan sát, chuyền và ban bật, những pha đột phá mà không làm hỏng "cái chung", chọn chỗ, hoàn thành nó bằng những bàn thắng theo nhiều cách khác nhau. Olympic TBN họ cũng làm đúng như thế nhưng ở cái mức mà các cầu thủ có kỹ thuật đều làm được, chuyền khi đồng đội có khoảng trống, chạy vào vị trí thuận lợi, nhưng tất cả chỉ là sự đơn điệu không khó cho đối thủ chơi phòng ngự bình tĩnh hoá giải, nó không quá đặc biệt và quan trọng là thiếu người dẫn dắt lối chơi cho toàn đội. Olympic TBN chỉ có thể đưa bóng ra hai biên nhờ những pha sử lý của các hậu vệ mà đưa bóng lên, Martinez, Mata, Isco họ vẫn chạy và duy chuyển nhưng họ không thể lùi về sau hơn để có thể phát động các đường bóng theo ý muốn, họ không (hay là không thể) tạo ra sự khác biệt ở tuyến giữa. Có thể sự bế tắt đã dẫn đến sự thay đổi nhưng quá muộn, Muniain đã đợi quá lâu để bóng tới chân, và khó có thể chờ đợi cơ hội sẽ đến với mình và các tiền đạo phía trên khi các tiền vệ không thể cầm bóng, anh lùi sau để có bóng, cố gắn đưa bóng lên thật nhanh và tạo ra nhưng tình huống đột phá. Thật là tồi tệ khi những pha bóng cá nhân lúc này đã là quá trễ và không đúng thời điểm, cầu thủ chuyền hỏng hoặc tạo thế khó cho đồng đội dù đứng ở các vị trị thuận lợi đó chính là lúc nhìn thấy rõ thất bại. Mọi thứ là bắt nguồn từ yếu tố đủ.
Như đã nói ở trên thì các cầu thủ vấn chạy chỗ, di chuyển không bóng nhưng nó sẽ không bao giờ đúng với "định nghĩa" của Tiki Taka bởi vì bóng không đến được những vị trí mà các cầu thủ đã tạo ra từ chính cái mục đích di chuyển nhiều này. Sâu xa hơn nữa thì để việc duy chuyển ấy sẽ không trở thành vô nghĩa khi những con người đó phải hiểu nhau và cần có sự cảm nhận trong từng vị trí và điều này thì không thể có ở một tập thể mới chỉ chơi với nhau được vài trận (ở Barca nó là cả một quá trình dài). Một điều quan trọng nữa đó là tinh thần và niềm khao khác chiến thắng đã xuất hiện trong sự tức giận khi họ rơi vào bế tắc, đáng lẽ ra sự xung mãn và nhiệt huyết ấy phải thể hiện ngay từ đầu. Barca trong những trận đấu khó khăn bị đặt trong thế thua nhưng Xavi, Iniesta, Messi vẫn bình tĩnh tổ chức tấn công theo đúng lối chơi không để làm mất nhịp, họ thi đấu như chưa bị dẫn bàn những đường chuyền vẫn sáng tạo không rối rắm, bình thản đến nguy hiểm, ép đối thủ lùi về khu cấm địa và tổ chức các đợt đánh phá. Sức ép không phải do đội bóng đó đang thắng hay đang thua tạo ra mà đến từ sự chuẩn xác và phải "chấp hành" lối chơi Tiki Taka trong suốt trận. Họ chỉ cần chơi nó như là điều tất yếu thì mọi sức ép sẽ chắc chắn dồn về đối thủ, và phải thật kiên trì không chút nao núng sốt ruột thì việc đưa bóng vào lưới là lẽ đương nhiên. Nhưng các cầu thủ trẻ của TBN đã rời bỏ lối chơi của mình chỉ vì họ đã để thua 1 bàn.
(Chỉ có một điểm mà Olympic TBN giống Barca đó là sự thiếu may mắn!)
Do đó không phải bất kỳ đội nào cũng có thể chơi lối đá Tiki Taka, kỹ thuật là một điều cần thiết nhưng nó không phải là quan trong nhất, cần phải có tinh thần chiến đấu và theo đuổi triết lý này một cách bền vững.

Bản tin trên trang chủ: Olympic Tây Ban Nha về nước sớm - Sự khác biệt của Tiki Taka
 
Sửa lần cuối:

pan

Barça B
Đầu quân
18/2/12
Bài viết
553
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
30
Nơi ở
pleiku, bất tận phố núi
Barça đồng
0
Không có phương án B

với 3 điểm có được sau sự thể hiện khá tốt của các cầu thủ dù thể lực chưa được hồi phục hết sau khi khoác áo đội tuyển quốc gia. Một trận thắng không quá lấn lướt và chúng ta có sự chuẩn bị cho các trận đấu khác ở phía trước được thuận lợi hơn trong bối cảnh lịch thi đấu khá dày. Ở trận này tốc độ của các pha bóng của Barcelona không nhanh hơn thường lệ, ngoài lý do trên thì bên phía đội bạn họ có sự phân bố đều ở hàng thủ, rất chịu khó di chuyển và bắt người với nền tảng thể lực tốt nên họ giảm được các tình huống lên bóng của đội chủ nhà. Sức ép tạo ra từ bên phía chúng ta không làm cho đối thủ quá e sợ, các cầu thủ Zaragoza rất thoải mái dàn sếp tạo ngược trở lại những đòn phản công khi có cơ hội. Nhưng dù sao những đòn đáp trả ấy lại không quá nguy hiểm với Valdes. Một trận đấu mà Barcelona không tốn quá nhiều sức với một chiến thuật cũ nhằm cho một chặng đua dài.
Nhưng thực chất chiến thuật mà BHL đề ra đã có tác động gì tới kỉ nguyên mới dưới thời Tito. Chiến thuật của Pep với sơ đồ thông thường là 4-3-3, câu lạc bộ đã trải qua một loạt thành công trong lối chơi. Đặc điểm để nhận ra đó là nguyên tắc vàng ở trục giữa với Busquets-Xavi-Iniesta-Messi, và những đường lên bóng hầu hết đổ dồn về đôi chân của 4 cầu thủ này. Còn mùa này sự luân chuyển bóng như vậy vẫn được đảm bảo, chỉ khác là các đường bóng tới mấu chốt cuối đã được thay đổi. Cánh trái của Barcelona là nơi bóng được phân ra từ Xavi, Iniesta và dồn tới hàng tiền đạo ở trung tâm, điều này so với các mùa trước đó là cả một sự thay đổi lớn khi các đường lên bóng chủ yếu là diễn ra ở cánh phải nơi mà Alves đảm nhiệm. Sự ăn ý giữa Messi-Alves cùng với đó là sự năn nổ lên công về thủ của hậu vệ Brazil đã làm biến hóa cho các pha bóng ở cánh phải. Giờ đây sự ổn định của Alves đã không được như trước và cũng thật khó để cho Tito tiếp tục những ý tưởng tấn công từ cánh phải khi mà sự thể hiện tuyệt vời của tân binh Alba đã làm đổi hướng sức mạnh sang cánh đối diện. Nhưng cái cốt lõi ở đây vẫn là sức ép lớn được phát huy, duy trì ở những cánh phát động tấn công và cánh đối diện thì kéo dãn hàng phòng ngự bằng cách thu hút hậu vệ đối phương ra sát biên theo kèm một tiền đạo cánh, như ở thời Pep tiền đạo đá dạt cánh trái làm nhiệm vụ này là Henry, Perdo, Villa, Iniesta, và thực chất là các cầu thủ của ta đều có thể đá được ở vị trí này, họ có thể đổi vị trí cho nhau giữa hai cánh đối diện. Bây giờ, con người ở hai bên cánh vẫn thế nhưng cánh phải chủ yếu là giảm độ chật chội ở trung tâm chứ không như trước nữa.
Tất nhiên là Barcelona không phải đá lệch hoàn toàn một bên và nhiệm vụ kéo dãn hàng thủ đối phương cũng không phải là phương án duy nhất. Với nhiều tiền vệ hơn ở trung tâm thì sự cân bằng giữa hai cánh được ổn định, chúng ta có nhiều cách tiếp cận khung thành hơn, chẳng hạn cánh trái thì "đóng cột" vị trí của Iniesta và Alba, họ phối hợp ăn ý với tiền đạo cùng cánh và tạo ra cơ hội cho sự xâm nhập của messi trong khu cấm địa, khi có Xavi ở trung tâm và thêm một cây chuyền là Cesc chơi nhô cao và phân bố vị trí còn lại sẽ giúp tạo ra các tình huống ở cánh phải. Các tiền đạo làm nhiệm vụ thu hút ở cánh phải như Pedro, Sanchez còn có thể chớp lấy các tình huống ngon ăn nơi mà các cầu thủ đối phương ít để ý nhất.
"Barcelona không có phương án B" họ chỉ đang cố làm tốt phương án đang chơi mà thôi. Nhưng chắc chắn Tito không thể dựa mãi vào các pha phối hợp ở cánh trái để tìm đột biến. Alba chơi như một Alves trong thời đỉnh cao, sự năng nổ rất chịu khó di chuyển đã tạo ra kế sách mới cho các trận đấu ở mùa giải này, nhưng Alba cũng không phải là siêu nhân có thể giữ vững thể lực hay phong độ để đáp ứng cách tấn công này. Do đó chúng ta cần tìm ra thêm đột biến ở những vị trí khác. Đây là vấn đề mà người viết thực sự nhường lại cho tính toán của Tito cho lối chơi tấn công ở mùa này.
Cái mới tiếp theo mà hầu như đã xuất hiện ở các trận đấu Barcelona dưới thời Tito, mà cũng có thể nó đã được áp dụng ở cuối mùa giải vừa rồi, đó là việc Messi đã trở thành cầu thủ tự do trên hàng công. Messi tự do tìm vị trí và đón bóng bất cứ đâu trên phần sân đối phương, tùy theo tình huống mà anh lại xuất hiện ở các nơi trong hàng thủ đối phương. Như cánh trình bày trước đó với lối chơi ban bật bên cánh và tung ra các đường chuyền thuận lợi hơn vào trong trung tâm cầu gôn đã phát huy sự đột biến mà cánh chơi này đem lại, và như thế Messi có nhiều khoảng trống hơn. Để nhìn nhận rõ hơn thì ta cùng xem cái cánh mà đối phương bố trí hàng thủ:
Đối thủ khi chơi với chúng ta thường thì họ sẽ không phân định rõ ràng vai trò bắt người cố định, có nghĩa là hậu vệ sẽ theo sát hai bên biên của mình, các trung vệ thì không có di chuyển nhiều họ chỉ cố định vị trí trong vòng cấm địa và bắt người ngay khi bị "hở", còn các tiền vệ đặc biệt là tiền vệ phòng ngự thì đá lùi rất sâu và hoạt động rộng theo chiều ngang sân từ cánh trái sang cánh phải hoặc gần như "biến" thành một trung vệ thứ 3. Khi có quá nhiều tiền vệ như vậy nó sẽ hình thành lớp bê tông thật thụ. Còn các tiền vệ công thì chỉ bắt người trong phạm vi của mình. Đó là cánh đầu tiên khi họ chơi, cách thứ hai đó là giao nhiệm vụ bắt người cho từng cá nhân và có nhiều thay đổi khác. Chẳng hạn, một trong hai trung vệ sẽ theo kèm như hình với bóng với Messi, ngoài ra còn cử thêm các tiền vệ phá lối chơi ở giữa sân, bắt chết các đường chuyền ngay khi mới ra khỏi chân các hậu vệ của Barcelona, các tiền vệ phòng ngự di chuyển nhiều hơn vừa tạo sức thép ở ngay giữa sân nơi mà Xavi hay Iniesta phát động lối chơi, và tất nhiên họ cần có thể lực tốt để đáp ứng yêu cầu chơi "rát" ngay giữa sân và luôn có mặt kịp thời ở trước vòng cấm. Cả hai cánh trên của đối phương đều có ít nhiều nhược điểm và nó bộc lộ ra khi chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở Barcelona đó là sự di chuyển tự do của Messi. Đối với cánh thứ nhất thì hàng thủ đối phương đã chủ động lùi sâu và chúng ta dễ dàng đưa bóng tiến sát khu cấm địa, và ta chỉ cần tìm cách phá rối một tí ở hai cánh và ở vị trí của một trong hai trung vệ kia là có thể làm hở "sườn" và các khoảng trống sẽ xuất hiện. Các pha phối hợp của hậu vệ dâng cao cùng với các tiền đạo cánh là có thể thu hút hàng thủ, đối phương lo lắng sẽ có những khoảng trống trước cầu gôn bởi những pha phối hợp như thế và các trung vệ sẽ bọc nó lại ngay, và điều tất nhiên là sau khi che chắn cho nỗi lo đó thì lại tạo nên khoảng trống khác tại ngay vị trí cũ mà họ đảm nhiệm và khi đó Messi chỉ cần lởn vởn trong vòng cấm và xuất hiện ở đó khi không có ai theo kèm thì dễ dàng chừng phạt đối phương. Còn cánh thứ hai khi bị bắt quá chặt bởi một hay hai người thì Messi sẽ lùi về sau có khi là nửa sân, và với việc di chuyển như thế khiến các cầu thủ theo anh bối rối và nếu họ theo cho đến cùng thì lại hở đằng sau cho các cầu thủ khác của Barcelona tận dụng, còn nếu bỏ mặc Messi di chuyển tự do như thế thì anh càng thoải mái và các tình huống có bóng của Messi thật sự là nguy hiểm trước vòng cấm. Ngoài ra hàng thủ của đối phương phải di chuyển rất nhiều và tốn khá nhiều sức. Thường thì ta thấy các đội yếu chơi theo cánh thứ nhất. Nhưng kiểu gì thì chúng ta cũng có phương án đối phó với hai thể loại này. Nhưng cái gì cũng có tính tương đối của nó, chưa chắc việc di chuyển ấy của Messi đã đem đến hiệu quả và ngay cả cách phòng ngự của đối phương có dám khẳng định là họ không măc sai lầm không. Vì thề chỉ cần chúng ta hoặc đối phương, ai có sự ổn định hơn thì sẽ giành chiến thắng. Và thường những ai hâm mộ bóng đá gọi chiến thắng của CLB mình là đẳng cấp và bản chất của nó không gì ngoài hai từ "ổn định". Ổn định sẽ tạo nên đẳng cấp!


P/s: do bài này được viết sau trận gặp Zaragoza nhưng ý chính là nằm ở mục này.
 
Sửa lần cuối:

gavrotte

Đội trưởng Barça Hà Đông
Cán bộ Xã
Đầu quân
22/12/10
Bài viết
1,048
Được thích
8
Điểm
38
Tuổi
41
Barça đồng
0
Cảm ơn Pan vì những bài viết gần đây. Góp ý với bạn nên chấm câu khi đã trọn ý. Có câu pan viết thậm chí ngắt ra thành 3 câu được. Nếu tôi ở tuổi 70 mà đọc được hết bài của pan thì đến đứt hơi mà chết thôi.
Thân.
 

pan

Barça B
Đầu quân
18/2/12
Bài viết
553
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
30
Nơi ở
pleiku, bất tận phố núi
Barça đồng
0
[video=youtube;el-lLh7iLkY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=el-lLh7iLkY[/video]​

Sau khi xem xong cái video trên mới đáng để những ai hâm mộ Barcelona và lối chơi hiện tại có cái nhìn mới về những khía cạnh trong bóng đá của chúng ta.
Một buổi tập diễn ra bình thường trước các trận đấu và cùng với đó cho thấy hình ảnh đẹp của các Cule trên khán đài, sự háo hức của họ chẳng khác gì mấy so với lúc xem Barcelona thi đấu.
Về mặt chuẩn bị cho việc tiếp đón Espanyol chúng ta đã được xem các cầu thủ của mình đang rất thoải mái, hòa nhịp lại trái bóng sau thời gian nghỉ ngơi. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi xem toàn bộ buổi tập của Barca và nó đem lại cái nhìn mới về chiến thuật của chúng ta. Ngoài việc thưởng thức các trận dấu để đưa ra các nhận xét về con người về lối chơi chung thì các buổi tập thế này đã giải thích rõ thêm cho cái cách mà Barca đang đi. Tất nhiên là những buổi tập công khai trước công chúng như vầy cũng chỉ đem đến một số thông tin ngoài lề hơn là cách vận hành lối chơi và chiến thuật nhưng dù sao cũng đủ để ta cảm nhận được cái hay của một tập thể lớn.

Mình có xem qua cái video trên và cũng đưa ra tổng hợp sơ bộ trong buổi tập này để dẫn chứng một số ý kiến về cách chơi của Barcelona:
8'7 đến 12'4: các cầu thủ khởi động làm nóng người. (mất 4phút)
12'34 đến 29'14: các cầu thủ chuyển sang "trò đá ma" (có nhiều từ dùng cho cách tập này, mình gọi tạm là vậy) (mất 17 phút)
31'20 đến 42'25: các cầu thủ chuyển một một bài tập cấp cao hơn. (mất 11 phút)
43'10 đến 52'27: Sau khi nghỉ ngơi các cầu thủ lại tiếp tục "trò" ở trên và kết thúc. (mất 9 phút)

Các bài tập "đá ma" đem lại sự gắn kết cho các cầu thủ và giúp họ có cảm giác bóng tốt. Cảm giác bóng tốt ở đây là việc họ tiếp xúc
bóng trong tư thế khó hoặc khoảng trống bé cùng sự áp sát nhanh của "người bị" sao cho gọn nhất và phù hợp nhất. Họ phải đưa ra giải pháp tức thời để khắc phục nó. Đấy chính là nguyên tắc vô hình khiến cho tốc độ suy nghĩ và cách đá ban bật diễn ra nhanh hơn và đạt độ chính xác cao. Tất nhiên cái việc chơi bóng kiểu như thế này cần phải tiếp xúc nhiều và sẽ càng được cải thiện khi họ chơi bên cạnh những con người giỏi nhất, và điều đó lý giải tại sao các đội bóng khác cũng tập tành như vậy nhưng cũng không thể bắt trước được. Tốc độ ta xem khi các cầu thủ bật và chạy chỗ thật khiến cho ta ngưỡng mộ và khâm phục kể cả đối phương, nhưng cái tuyệt vời nhất lại không phải là vẻ bề ngoài mà nó tiềm ẩn trong bộ óc với một tốc độ suy nghĩ cực nhanh để đưa ra các giải pháp. Đó lại là cái khó cho những câu lạc bộ khác và ngay cả những tân binh. Thực tế đã cho thấy một số cầu thủ đã không đáp ứng được vẻ bên ngoài kia chứ chưa nói đến bí quyết bên trong.

Bài tập nâng cao mà tôi nói ở trên lại có tính tập thể và tính chiến thuật cao hơn việc "đá ma". Các cầu thủ chia ra làm 3 nhóm, một nhóm mặc áo pitch đỏ, một nhóm mặc áo tập và nhóm còn lại mặc áo pitch xanh lá. Có nhiều điều để nói về cách tập này, đầu tiên là nhóm mặc áo pitch xanh lá chỉ có vài cái tên trong đó có Messi, Xavi và Pinto các nhóm còn lại có 8 người. Cả ba nhóm đều chơi bóng trong một diện tích nhỏ, họ được quyền chạm bóng nhiều hơn nhưng vẫn tuân thủ về tốc độ và tự do cho việc chọn vị trí. Cách đá này mang tính đối kháng nhưng ở mức chanh chấp không có các tình huống dứt điểm thay vào đó họ giữ và chuyền bóng để không cho nhóm khác chạm vào. Hai nhóm áo đỏ và áo tập sẽ phải thay thế nhau cho việc một bên cầm bóng và bên kia cố giành lại nó, trong khi đó Messi và Xavi chỉ có nhiệm vụ kiểm soát (luôn ở bên đội cầm bóng). Đây có lẽ là cách mà ban huấn luyện muốn giúp cho khả năng điều phối của Xavi đạt ổn định cao và khả năng gắn kết của Messi với các đồng đội. Mức chơi như vậy giúp họ phát huy các kĩ năng đã có trong bài tập "đá ma" và bổ sung thêm cho việc di chuyển và kiểm soát bóng, một điều không thể thiếu.
Một số hình ảnh bên lề:
53'27: Màn lộn nhào của Messi
56'25: Các cầu thủ tặng bóng cho người hâm mộ trên khán đài.
 

peplatoi

Mầm non xã
Đầu quân
15/1/13
Bài viết
2
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
32
Barça đồng
0
các bác ơi một vài link bị Youtube chặn rồi, có bác nào up MF để ae cule down về xem đc không ^^
 

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
32
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
SƠ ĐỒ 3-4-3 CỦA TATA MARTINO

Chiến lược gia người Argentina đang áp dụng sơ đồ chiến thuật này theo một cách đặc biệt cho Barça, như ông từng triển khai khi còn dẫn dắt Newell’s Old Boys.

Comparativa-entre-Newell-s-y-e_54390896773_54115221154_600_396.jpg

Trong buổi họp báo đầu tiên trên cương vị HLV trưởng Barça, khi được hỏi liệu Barça có chơi theo sơ đồ 3-4-3 mà Pep và Tito từng áp dụng, Tata Martino nở một nụ cười đầy bí ẩn, câu trả lời vẫn được đưa ra nhưng nó không phản ánh điều ông đang thực sự nghĩ trong đầu vào thời điểm đó. Đến thời điểm này, đáp án cho câu hỏi ấy đã có mà không cần câu trả lời của Tata. Barça đang đá 3-4-3, như Newell’s của Tata trước đây. Sergio Busquets của Barça và Mateo của Newell’s là điểm nhấn trong sơ đồ 3-4-3 đó.

Trong sơ đồ 3-4-3 của Barça, Tata khuyến khích hai hậu vệ cánh là Alves và Alba (hoặc Adriano) dâng cao tham gia tấn công một cách dữ dội nhất có thể, nhưng không được phép lơ là khâu phòng ngự. Có vẻ Tata quá tham lam, nhưng đây là bài toán về cách kiềm chế ham muốn tấn công.

3-4-3 của Tata khác với của Pep. Thời Pep, Alves hoặc Adriano (cánh phải) được phép dâng cao đá như một “extremo” ảo. Khi đó, hàng thủ còn lại Puyol, Pique và hậu vệ trái. Trong khi với Tata, ông tạo nên một kim tự tháp nơi hàng thủ với Pique và Mascherano trấn giữ trước khung thành của Valdes, chóp kim tự tháp là Busquets, 3 cầu thủ này tạo nên hàng thủ Barça. Khi kim tự tháp được xây cũng là lúc 2 hậu vệ cánh dâng cao hợp với 2 cầu thủ tiền vệ còn lại là Xavi và Iniesta (hoặc Cesc) tạo thành hàng tiền vệ 4 người. Sơ đồ 3-4-3 đặc biệt này cho phép Barça gia tăng sức ép lên đối phương ở phạm vi rộng với cường độ cao.

Thời còn dẫn dắt Newell’s, Tata cũng đã sử dụng cơ chế thiết lập 3-4-3 từ 4-3-3 tương tự. Trong đó, vai trò của Mateo giống với Busquets hiện thời. Hai hậu vệ cánh là Caceres và Casco thường xuyên dâng cao giăng nên hàng tiền vệ với Bernardi và Cruzado.

Tata thường xuyên tiến hành xoay tua cầu thủ, nhất là ở hàng tiền vệ và tiền đạo. Đối với hàng thủ, ông thích sự ổn định, chỉ khi có sự cố như chấn thương, thẻ phạt, Tata mới buộc có sự thay đổi nhân sự cho vị trí này.

Tuy vậy, sử dụng sơ đồ 3-4-3 cũng đầy rủi ro. 3-4-3 của Tata đòi hỏi ở cầu thủ chơi thấp nhất trên hàng tiền vệ phải có sự cảnh giác cao độ và khả năng gắn kết với hai trung vệ nhằm giữ vững kim tự tháp. Trong trận đấu trước Valladolid (Barça thắng 4-1), người thay thế Busquets ở vị trí đỉnh kim tự tháp là Alex Song. Những đóng góp trong tấn công của cầu thủ người Cameroon là rất đáng ghi nhận, anh cũng không thực hiện bất cứ đường chuyền hỏng nào suốt cả trận. Nhưng khuynh hướng dâng cao khiến sự gắn kết giữa anh với hai trung vệ trở nên mong manh và nhiều lúc người xem chứng kiển cảnh Song phải rượt đuổi cầu thủ đối phương đang lao về hướng Valdes. Thời điểm đó, tỷ số phần nào đã giúp an bài trận đấu, HLV Tata tiến hành sửa lỗi hệ thống bằng cách hạn chế sự tham gia tấn công của hai hậu vệ biên, đồng thời Iniesta vào thay cho Fabregas để hạ nhiệt tấn công và đoạt lại quyền làm chủ quả bóng một cách thường xuyên.

Nguồn: MD
 

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
32
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
10 NĂM TRÔI QUA, TỪ FRANK ĐẾN TATA, 4-2-3-1 TÁI HIỆN

Barcelona-s-Alexandre-Song-fro_54392609362_54115221152_960_640.jpg

Tại Balaidos hôm thứ Hai qua, Tata Martino đã tái hiện lại sơ đồ 4-2-3-1 mà Frank Rijkaard từng sử dụng trong quãng thời gian đầu chiến lược gia người Hà Lan cầm cương ở Camp Nou.

Mùa giải 2003/04, Frank từng sử dụng cặp tiền vệ trụ trong sơ đồ chiến thuật của Barça: Xavi và Gerard, đôi khi là Motta, Cocu hoặc Marquez, thậm chí cả Iniesta; 3 tiền vệ ở phía trên là Ronaldinho ở giữa, cùng Quaresma, Luis Enrique, Overmars hay Luis Garcia đảm nhiệm các biên; hàng công một tiền đạo thường là Kluivert và thỉnh thoảng là Saviola. Tuy vậy, Barça thời kỳ đầu của Frank không hoạt động hiệu quả. Mãi đến khi Edgar Davids được mượn về vào tháng 01 năm 2004, Frank quyết định chuyển sang sơ đồ 4-3-3. Cỗ máy Barça bắt đầu vào guồng và gặt hái thành công danh hiệu. Sơ đồ 4-3-3 trở thành sơ đồ chủ đạo ở thời Guardiola và Tito Vilanova.

10 năm trôi qua kể từ khi Frank đến Camp Nou, Barça của Tata thời nay hồi sinh lại 4-2-3-1 trong trận đấu trước Celta Vigo tại Balaidos, đặc biệt là trong hiệp 2 khi Sergio Busquets và Song đảm nhiệm vai trò tiền vệ trụ. Bấy giờ, Alexis, Cesc và Pedro chơi như những tiền vệ tuyến trên và Messi hoạt động như một trung phong hơn là số 9 ảo. Sự thay đổi này giúp Barça giành lại quyền kiểm soát áp đảo thế trận ở hiệp 2 nhờ sự kết dính giữa Song và Busquets. Sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 rõ ràng là ý đồ đã được soạn sẵn của Tata bởi ngay từ đầu ông đã quyết định cất Xavi lẫn Iniesta trên băng ghế dự bị.

Nguồn: MD
 

Pooka'10

Phóng viên FCBVN, Thánh nữ FCBSG
Đầu quân
13/11/10
Bài viết
1,924
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
31
Nơi ở
Bến Tre
Barça đồng
0
Không có một tiki-taka nổi bật nhất​

jfpd.jpg

Từ đầu mùa giải đến nay cả Xavi, Iniesta và Messi chỉ thi đấu cùng nhau tổng cộng 32,3% số phút trên sân, rõ ràng đây là một con số không làm thỏa mãn cho lắm.

Những ngày nay, tất cả đang thảo luận về phong cách thi đấu của đội bóng. Đối với một số người thì không thể nhận ra một tiki-taka thành công trong mùa giải vừa qua, còn đối với một số khác thì họ đang thích nghi với một khoảng thời gian mới hoặc nên ưu tiên cho kết quả hơn bất cứ điều gì khác theo ý nghĩ một một số khác nữa hay những ý kiến khác... Có quá nhiều những tranh luận và tranh luận thì không bao giờ chấp dứt. Tuy nhiên thì để xác định một cách thức nào đó mà cả hệ thống đang mang lại kết quả tốt nhất ở mùa giải hiện tại thì đó chính là đơn giản hóa tiki-taka với sự xuất hiện của Xavi, Iniesta và Messi trong đội hình và phần còn lại của những chiến thuật là không có sự hiện diện của một trong những cầu thủ này. Và kết quả chính là: tốt hơn khi ba chàng trai này không cùng thi đấu trên sân.

Với Xavi, Iniesta và Messi cùng trên sân, Barça đã có 9 trận đấu (495 phút), 6 trận thắng và 3 trận hòa, 10 bàn thắng (trung bình 1,1 bàn/trận). Trong khi đó, nếu Barça thi đấu mà ba cầu thủ trên không thi đấu cùng nhau thì Barça đã có 16 trận đấu (tổng cộng 1.035 phút) với 13 trận thắng, 3 trận hòa, ghi được 31 bàn thắng, trung bình 1,9 bàn/trận.

Dường như là một sự "không tôn trọng", nhưng những con số thống kê của Barça dưới thời Martino đang cho thấy những kết quả tốt hơn nhiều khi không có sự hiện diện của bô ba này trên sân. Chỉ với 495 phút trên tổng số 1.530 phút trên sân, tức là cả ba chỉ "ở cùng nhau" 32,3% tổng thời gian. Vì vậy, đến một mức độ nào đó thì việc đó là bình thường khi những con số của ba cầu thủ này, khi chơi bên cạnh nhau là thấp hơn phần còn lại. Tuy nhiên, điều này cũng không thể chấm dứt mọi sự nghi ngờ mà với những tài năng không thể tranh cãi của họ thì có quá nhiều sự khác biệt.

Trong mọi trường hợp, những kết quả không đem lại một cách chính xác những vấn đề đặt ra đối với hiệu suất đối với đội bóng của Martino cho đến hiện tại: 13 chiến thắng và 4 trận hòa, 41 bàn thắng, bị thủng lưới 9 và một danh hiệu. Hơn nữa, đội bóng xứ Catalán đang dẫn đầu bảng xếp hạng La Liga và vòng bảng UCL. Hiện tại mặc dù mọi thứ có thể tốt hơn nhưng hiệu suất của đội bóng đang là tối ưu.

Theo SPORT
 

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
32
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
Chừng nào Messi và Neymar còn xa nhau, Barca còn chưa hoàn hảo

Thiếu Messi đã có Neymar hay ngược lại không phải là điều Barca hướng tới. Đội bóng này cần sự tỏa sáng đồng loạt của cả hai.

11-26-2013 3-42-56 PM.jpg

Ở tuồi 26, Leo Messi là vô giá. CLB nào trên thế giới cũng muốn sở hữu anh, họ cũng từng nghĩ về việc bỏ ra một số tiền khổng lồ để chiêu mộ Messi, nhưng làm vậy là quá rồ dại. Hiện tại và tương lai Messi là ở Barcelona, và đừng quan tâm đến những lời lẽ vô căn cứ của ‘Punto Pelota’. Neymar, ở tuổi 21, quá trẻ nhưng là một tài năng kiệt xuất và một ngôi sao đang sáng bừng với giới hạn chưa thể biết.

Không tồn tại cuộc đấu đá nào giữa Messi và Neymar, Johan Cruyff có lẽ đã nghĩ quá nhiều hoặc quá xa. Cùng với nhau, cả hai đang làm nên một Barca chiến thắng: bất bại và dẫn đầu tại Liga, bất bại và dẫn đầu tại bảng đấu Champions League,… Nhưng tiềm năng của sự kết hợp Messi-Neymar chỉ mới được khai thác rất hạn chế, thật khó để hình dung một khi biết cách phát huy tối đa sức mạnh của hai ngôi sao Nam Mỹ, Barca sẽ mạnh lên đến cỡ nào.

Chỉ 49,3% thời gian bên nhau

Trong sơ đồ chiến thuật của Tata, Messi là trung tâm và Neymar chơi dạt trái, cánh phải thường là những cái tên khác. Công tác xoay vòng cầu thủ luôn diễn ra và không từ một ai, cũng như sự đa dạng hóa chiến thuật luôn được Tata chú trọng với một trong những kết quả cuối cùng là Messi và Neymar lúc nào cũng ra sân cùng nhau.

Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, vì nhiều lý do, số 10 và số 11 chỉ mới ra sân cùng nhau 889 phút trên tổng số 1800 phút thi đấu của cả đội đến thời điểm này trong mùa giải. Nghĩa là họ chỉ mới bên nhau trên sân 49,3% thời lượng thi đấu. Thế là quá ít! Đơn cử như ở La Liga, Messi và Neymar chỉ mới thi đấu cùng nhau 561 phút, chưa tới 50% so với tổng lượng. Hai trận đấu duy nhất bộ đôi này cùng chơi trọn 90 phút là trước Sevilla (3-2) ở vòng đấu thứ 4 và trước Espanyol (1-0) ở vòng đấu thứ 11. Không thể phủ nhận với chấn thương của Messi, Barca đã và sẽ trải qua nhiều trận không thể đạt được mục tiêu chiến thuật mà Tata mong muốn, nhưng chỉ cần cả hai cùng nhau có mặt trên sân, nguồn cảm hứng với Barca là bất tận. Nếu những biến cố không còn xảy đến trong nửa mùa còn lại và Tata biết cách khai thác, Messi và Neymar chắc chắn sẽ là đầu tàu tại Barca.

2013-09-24_BARCELONA-R._SOCIEDAD_03.v1380104367.JPG

Sát nhau, không phải xa nhau

Bóng đá và những con số không biết nói dối. Theo một kết quả phân tích, thống kê các trận đấu của Barca ở Champions League, trong đó có 2 trận Messi và Neymar thi đấu cùng nhau (trước Ajax và trước Milan): mỗi cầu thủ này hiếm khi nào “giẫm chân” lên nhau trong các trận đấu, tức là mỗi người họ đều dành cho nhau sự tôn trọng không gian hoạt động một cách đáng kinh ngạc. Nói cách khác, người nào cũng hiểu và tin tưởng khả năng của người còn lại. Kết luận này cũng rất đúng với các trận đấu diễn ra ở La Liga.

Theo số liệu bàn thắng, Messi đã ghi được 14 bàn, trong khi Neymar chỉ 5 bàn. Kết quả này khá logic khi biết rằng Messi thi đấu gần khu vực cầu gôn đối phương hơn so với Neymar. Nhưng ở khía cạnh kiến thiết, mọi thứ gần như trái ngược khi Messi có 4 kiến tạo và Neymar đến 8. Đặc biệt, mọi bàn thắng của Neymar đều đến sau đường chuyền của Messi, trong khi chỉ 2 bàn Messi ghi được được kiến tạo từ Neymar.

Không giẫm chân lên nhau là tốt, nhưng quá xa nhau là chưa được, trừ khi yêu cầu của ban huấn luyện buộc cả hai phải tôn trọng tối đa vùng tác chiến của nhau. Trong trận đấu trước Real Madrid, Cesc vào vai tiền đạo và Messi chơi lệch sang cánh phải. Những nhận xét lạc quan cho rằng để Messi chơi lệch cánh phải với Neymar bên cánh trái sẽ giúp cân bằng các hướng tấn công của Barca. Tuy vậy, mọi vật đều có sự liên kết, nói gì trong bóng đá. Những lý lẽ phản biện khẳng định: nếu Messi và Neymar quá xa nhau, họ sẽ không thể thường xuyên phối hợp cùng nhau; và khi sự liên kết giữa hai nhân vật chủ chốt không tạo thành, kết quả tốt nhất sẽ không đạt được, hay Barca còn lâu mới đạt đến điểm 10. Vậy nên, càng gần càng tốt.

Chấn thương của Messi sẽ là dịp để Neymar trở nên nổi bật. Cũng bởi vì Messi và Neymar chưa có nhiều cơ hội thi đấu cạnh nhau, nên từ đây phát sinh một tranh luận: Liệu họ có chơi hay hơn nếu chỉ một trong hai người trên sân? Trong trận đấu trước Celtic, tiền đạo người Argentina không thi đấu và tiền đạo người Brazil được bầu chọn là cầu thủ hay nhất trận. Lấy kết quả này để biện giải câu hỏi trên xem ra chưa thuyết phục. Dù gì, mục đích cuối cùng của Tata hay Barca là đội bóng gặt hái kết quả tốt với lối chơi hiệu quả nhờ vào Messi lẫn Neymar chứ không phải riêng một ai. Do đó, một khi Messi trở lại và mùa giải bước vào giai đoạn quan trọng, những người chuộng hoàn hảo mong chờ chứng kiến sự tỏa sáng đồng loạt của cả Messi và Neymar.

Theo SPORT
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
526588_10153623683700601_593003766_n.jpg


BARÇA THUA 2 TRẬN LIÊN TIẾP: ĐƠN GIẢN VÀ DỄ HIỂU

Điều đầu tiên phải khẳng định, dù cho những sự thay đổi có diễn ra, Barça không còn là chính họ kể từ thời điểm Pep Guardiola rời chiếc ghế HLV. Tuy vậy, HLV không phải là vị trí duy nhất phải chịu trách nhiệm về sự đi xuống của đội bóng. Đồ thị hình sin là quy luật tất yếu trong cuộc sống và những gì Martino làm được trong khả năng là rất đáng khen ngợi. Những trận thua sẽ tiếp diễn hay trở lại vào một ngày xấu trời, không ai có thể biết trước, nhưng nó quả thật đơn giản và dễ hiểu, từ ngay chính bản thân đội bóng cho đến quan điểm chỉ đạo của Tata.

Có lẽ nên nói một chút về quan điểm của Tata để dẫn dắt ngược trở lại về việc tại sao Barça không còn là chính mình. Trong mọi trận đấu kể từ khi vị HLV người Argentina đảm nhận cương vị HLV trưởng, quan điểm duy nhất của ông để mang về chiến thắng có thể gói gọn trong 4 chữ: "PHẢI GHI BÀN TRƯỚC". Tata phân định rạch ròi quá trình để đi đến chiến thắng bao gồm 4 bước:

BƯỚC 1 - ỔN ĐỊNH THẾ TRẬN

Barça chơi chậm rãi và chắc chắn, không vội vàng tấn công phủ đầu. Đây là kết luận được rút ra kể từ những kết quả của Barcelona trong 5 năm vừa qua trong đó bao gồm 4 năm của Pep và 1 năm của Tito. Có một sự thật là dưới triều đại của Guardiola, Barça khá dễ dàng để thủng lưới trong 20' đầu tiên của trận đấu, kể cả khi đó có là một đội bóng cỡ bự như Real Madrid hay các đội bóng làng nhàng ở nửa cuối bảng xếp hạng La Liga. Thời điểm đó, thật sự khó có thể tìm thấy một đội bóng thứ hai trên thế giới có thể chấp đứt Los Blanco 1 bàn thắng mà hầu như luôn ra về với kết quả khả quan. Barça của Pep là như vậy đó, một sự tiệm cận hoàn hảo của những cầu thủ đạt độ chín trong sự nghiệp với nền tảng thể lực tuyệt vời. Sau 5 năm, một khoảng thời gian đủ dài của nghiệp cầu thủ, hầu hết đội hình chiến thắng của Guardiola ngày ấy đã bước sang sườn dốc bên kia của sự nghiệp, và đó là đội hình mà Tata đang nắm giữ ở thời điểm hiện tại. Lý giải cho sự thay đổi này thì cũng dễ hiểu thôi, Pep Guardiola yêu cầu ở các học trò một cơ chế pressing tuyệt đối cả trong tấn công lẫn phòng ngự, liên tục di chuyển tìm cơ hội ghi bàn bên cạnh gây sức ép để bóp chết mọi đường lên bóng của đối phương trong khoảng thời gian chưa tới 10 giây. Để làm được việc đó, các cầu thủ được yêu cầu phải chạy bứt tốc, cự ly ngắn trong toàn bộ thời gian có mặt trên sân. Nhưng Barcelona của Tata thì đã quá già để có thể làm được công việc tương tự, yêu cầu những cầu thủ như Xavi, Puyol, Alves... di chuyển liên tục quả là một sự khắt khe quá đáng đối với độ tuổi của họ. Một Barça không có khả năng duy trì pressing trong cả trận đấu, tất nhiên phải hạn chế bàn thua sớm để tránh một thất bại hiển hiện ngay từ khi trận đấu chưa bước qua nửa thời gian thi đấu của hiệp một.

BƯỚC 2 - TĂNG TỐC & TÌM KIẾM BÀN THẮNG

Đây chính là thời điểm mà Barça của Tata vận dụng toàn bộ sức lực và khả năng sáng tạo để tìm lấy cơ hội dứt điểm trận đấu kể từ khi hiệp 1 đang diễn ra. Lúc này, Barça sẽ tấn công dồn dập với hi vọng tìm kiếm bàn thắng dẫn trước, khoảng thời gian này chỉ kéo dài khoảng 20', tất nhiên bởi vì thể lực của đội bóng không cho phép. Mặc dù không phải trận đấu nào Xavi và Alves cũng ra sân, nhưng so với nền tảng thể lực mà Guardiola xây dưng thì có thể nói thể chất của hầu hết các cầu thủ Barça đều đi xuống trong khoảng 2 năm đổ lại đây. Bằng chứng là các chấn thương liên tục kể từ khi Tito lên nắm quyền cho đến bây giờ. Quay trở lại phân tích bước 2, đa số các trận đấu đã diễn ra, Barça đều tìm ra lời giải về bàn thắng trước. Nhìn chung sau khi có bàn thắng thì lối chơi của Barcelona sẽ trở nên linh động hơn và đội bóng sẽ lập tức chuyển sang số 3 và số 4 để kết thúc trận đấu với kết quả chiến thắng chung cuộc. Trong trường hợp đội bóng không thể ghi bàn thì 10' cuối hiệp 1 là khoảng thời gian giảm nhịp độ trận đấu, hiệp 2 sẽ là quá trình tương tự bắt đầu từ bước 1. Phương pháp của Tata, rút gọn một cách tối đa thời gian mà toàn bộ cầu thủ của Barça lên tham gia tấn công xuống còn 40' trong một trận đấu đồng nghĩa với việc các cơ hội phản công của đối thủ chỉ có thể xuất hiện trong 40' chứ không xuất hiện trong hầu hết trận đấu như trước đây. Bởi 50' còn lại, đội hình của Barça không dâng quá cao và thi đấu an toàn đồng thời rình rập chờ cơ hội.

BƯỚC 3 (Chỉ xuất hiện sau bàn thắng dẫn trước) - GIẢM NHỊP ĐỘ & TẬP TRUNG SỐ ĐÔNG BÊN PHẦN SÂN NHÀ

Đây là một giải pháp bắt buộc cũng đồng thời là một bước đi sáng tạo của Martino. Hãy nhớ rằng, Barça không đủ thể lực để duy trì pressing trong cả trận đấu, vì thế đa số cầu thủ tham gia tấn công cũng không đủ khả năng bóp chết các đường lên bóng của đối thủ. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng thủ của đội bóng đỏ-lam sẽ phải hứng chịu nhiều hơn các đợt tấn công và khả năng thủng lưới chắc chắn sẽ cao hơn thời kì Guardiola rất nhiều. Vì thế, cách tốt nhất là tập trung số đông cầu thủ bên phần sân nhà, giảm nhịp độ trận đấu để hạn chế thấp nhất khả năng bị gỡ hoà. Vì sao đây là một bước đi sáng tạo của Martino? Hãy nhớ rằng Tito đã không hề quan tâm đến việc khả năng pressing của Barça bị ảnh hưởng nặng nề vì lý do tuổi tác. Do đó, dù đoạt Liga, đội bóng của Tito vẫn bị đánh giá yếu về mặt phòng ngự, dễ bị thủng lưới trước và cũng dễ bị gỡ hoà. Martino đã gạt sang một bên cái gọi là truyền thống kiểm soát bóng của Barça vì ông hoàn toàn hiểu được cơ chế pressing dưới triều đại của Pep Guardiola đã không còn sử dụng được nữa. Barça có những chiến thắng an nhàn hơn, duy trì thể lực cho chặng đường phía trước.

BƯỚC 4 (BƯỚC PHỤ) - TĂNG TỐC CUỐI TRẬN & TÌM KIẾN BÀN THẮNG ẤN ĐỊNH TỈ SỐ

Đây chỉ là một bước phụ nhưng đối với các đối thủ lớn, có thể nói bước này quyết định cơ hội chiến thắng của đội bóng xứ Catalan. Trận El Clásico mới đây là một ví dụ điển hình. Bàn thắng thứ 2 của Alexis Sanchez đã nhấn chìm mọi cố gắng san bằng tỉ số của Real Madrid và kể cả khi họ tìm được bàn thắng rút ngắn tỉ số, thời gian không còn ủng hộ họ nữa rồi. Khoảng thời gian đột ngột chuyển từ phòng ngự sang tấn công sẽ làm bất ngờ toàn bộ các cầu thủ của đối phương. Đôi khi Barça không cần phải sử dụng đến bước 4 bởi vì, họ đã có bàn thắng ngay từ bước 3 với những đường phản công được tận dụng thành công rồi. Nhưng nhìn chung, chúng ta sẽ còn được thấy bước 4 nhiều hơn nữa khi Barcelona bước vào hành trình knock-out tại đấu trường Champions League.

Nếu nhìn vào cả một quá trình thi đấu vừa qua, không khó để nhận ra tầm quan trọng của việc ghi bàn thắng trước đóng góp vào chiến thắng của đội bóng. Trong tổng cộng 5 trận đấu mà Barça để thủng lưới trước, họ thua 2, hoà 2 và chỉ có duy nhất một lần lội ngược dòng thành công trước Valladolid. Và cũng không khó để nhận ra quan điểm củng cố hàng công của Tata trong khi hầu như toàn bộ nguyện vọng của các culé là đưa về một trung vệ đẳng cấp. Sự có mặt của một tiền đạo sẽ đa dạng hoá các miếng đánh nhằm thực hiện yêu cầu "PHẢI GHI BÀN TRƯỚC" của Martino. Bên cạnh đó, chắc chắn Martino hiểu rằng để nâng tầm đội bóng này, một trung vệ đẳng cấp không bao giờ là đủ, pressing mới là mục tiêu mà ông nhắm tới trong tương lai xa. Ở thời điểm hiện tại, một số 9 thuần có vẻ... quan trọng hơn.

Vì thế mà hai trận thua dưới đây, quả thật đơn giản và dễ hiểu. Barça không còn ở đẳng cấp như xưa và tất cả đã nằm trong dự liệu của Martino rồi: Thủng lưới trước đồng nghĩa với đánh mất chiến thắng. Một Barça không có khả năng duy trì pressing ngay cả khi có bàn thắng trước thì liệu sẽ tìm kiếm bàn thắng gỡ hoà và lật ngược thế cờ bằng phương pháp nào?
 

Pooka'10

Phóng viên FCBVN, Thánh nữ FCBSG
Đầu quân
13/11/10
Bài viết
1,924
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
31
Nơi ở
Bến Tre
Barça đồng
0
TATA MARTINO CHỦ YẾU THAY NGƯỜI Ở 20 PHÚT CUỐI

nfyo.jpg

Cho đến nay, Tata Martino đã chứng minh cho mọi người thấy mình là một huấn luyện viên bài bản và rất biết tính toán, nhất là trong cách mà các học trò của ông đã thể hiện trong các trận đấu. Trong suốt các trận đấu mà ông đã quyết định theo một cách khá thận trọng chủ yếu là do không cần thiết có thêm những rủi ro. Tổng cộng có đến 70% sự thay đổi của Tata đến từ phút 70 của trận đấu với mục đích giữ nguyên kết quả.

Trong số 23 trận đấu chính thức cho đến nay của Barça, Tata đã có 7 thay đổi vì chấn thương và Messi đã phải rời sân trong 3 trận đấu vì chấn thương, trong khi đó Adriano phải bỏ lỡ trận đấu 2 lần, Jordi Alba và Mascherano cũng đã một lần thay ra vì chấn thương.

Gác lại bảy sự thay thế này, trong 16 trận đấu chính thức của Barça, Martino thay người trước phút 70 chỉ là 5 trận đấu. Trong 5 trận đấu này, việc can thiệp của Tata vào đội hình thi đầu trên sân thuộc về nhiều lý do khác nhau. Trong trận mở màn La Liga trước Levante, Neymar vào thay cho Alexis Sánchez khoảng 30p cuối khi tỉ số đã là 6-0, Tata cho biết tiền đạo người Brasil cần những phút thoải mái trên sân để bắt đầu thích nghi cùng đội chủ sân Camp Nou.

Tại lượt về trận tranh Siêu cúp là một bối cảnh khác. Barça đang có lợi thế sau lượt đi, Martino cũng đặt cược ở phút thứ 64 với Alexis Sánchez (thay cho Pedro Rodríguez) và kết quả là Barça mang về danh hiệu này. Ít phức tạp hơn là trận đấu trước Valladolid và Tata cũng đã thay người ở phút 64, Cesc đã thay cho Iniesta, Alexis Sánchez ghi bàn nâng tỉ số lên 3-1 và đó là thời điểm "làm mới" đội bóng.

Hai tình huống khác với sự thay đổi chiến thuật đầu tiên là rất phức tạp. Barça đã phải hòa không bàn thắng tại Pamplona khi mà Messi rời sân vì chấn thương và Xavi là người vào thay, một sự thay thế không để tháo gỡ các vấn đề. Lần thứ năm là tại Champions League, trước Amsterdam, Barça đang để thua 1-2 và Puyol gặp bất lợi rất nhiều ở cánh phải, Tata đã mở ra cơ hội cho cầu thủ trẻ Patric nhưng kết quả thì không khả quan hơn.

Những thay đổi của HLV người Argentina đã không đạt hiệu quả trong những điều chỉnh tại Pamplona hoặc Amsterdam nhưng ở các trận còn lại thì khác. Vì dụ nhưng trong trận lượt đi Siêu cúp TBN, Neymar là sự thay đổi thứ hai trong trận đấu và anh đã ghi bàn cuối cùng của trận đấu. Tương tự trong trận El Clasico trước Real Madrid, Alexis Sánchez vào thay cho Fàbregas và anh đã ghi một bàn.

Theo thống kê thì Alexis chính là cầu thủ có số lần thay đội đầu tiên nhiều nhất (5), vượt qua Pedro (4) và Cesc (3).
 
Sửa lần cuối:

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
32
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
26 TRẬN, TATA SỬ DỤNG 13 HÀNG THỦ

Pique-y-Mascherano-abrazandose_54393937246_54115221154_600_396.jpg

Mùa giải hiện thời, Barça đến 6 cầu thủ của hàng phòng ngự (cả thủ môn) từng gặp phải chấn thương, một số phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài: Alba (16 trận), Alves (6), Adriano (2), Mascherano (3), Puyol (12) và Valdes (6).

Để ứng phó với hoàn cảnh ấy, HLV Tata Martino đã sử dụng đến 13 hàng phòng ngự (với bố trí nhân sự khác nhau) trong 26 trận đấu của cả 4 mặt trận. Kết quả, Barça chỉ để thủng lưới 17 bàn: 10 bàn tại Liga, 5 bàn tại Champions League, 2 bàn chia đều tại Siêu cúp TBN và Copa del Rey.

HLV người Argentina sử dụng 4 cầu thủ khác nhau bên hành lang cánh phải, 3 cầu thủ khác nhau bên hành lang cánh trái và 3 cặp trung vệ khác nhau.

Cách bố trí hàng thủ của Tata:

Alves-Pique-Mascherano-Adriano 6 lần
Alves-Pique-Mascherano-Alba 4 lần
Alves-Pique-Mascherano-Montoya 1 lần
Alves-Pique-Bartra-Adriano 3 lần
Alves-Puyol-Bartra-Adriano 1 lần
Alves-Puyol-Bartra-Montoya 2 lần
Adriano-Pique-Mascherano-Alba 1 lần
Adriano-Puyol-Bartra-Alba 1 lần
Montoya-Pique-Mascherano-Adriano 3 lần
Montoya-Puyol-Bartra-Adriano 1 lần
Montoya-Pique-Bartra-Adriano 1 lần
Montoya-Pique-Bartra-Alba 1 lần
Puyol-Pique-Mascherano-Montoya 1 lần

Theo MD
 

pan

Barça B
Đầu quân
18/2/12
Bài viết
553
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
30
Nơi ở
pleiku, bất tận phố núi
Barça đồng
0
Với những bản hợp đồng đã được kí kết, Barcelona đang cho thấy sự chịu chơi trên thị trường chuyển nhượng nhưng có phải nó là yếu tố tạo nên mùa giải thành công. Những con người mới với một HLV là cựu cầu thủ của CLB cùng với đó là một mùa giải trải qua đầy biến động; sẽ có cách thức riêng cho lối chơi của Barca ở mùa giải này?

Từ những bản hợp đồng mà CLB đem về cùng với những nhân tố cũ mùa trước người viết xin đưa ra suy nghĩ riêng về chiến thuật. Dù mùa giải chưa bắt đầu, chưa có một buổi tập chính tại CLB nhưng với khả năng của cá nhân cũng muốn trình bày một vài ý tưởng trong lối chơi chung của Barca.

Mùa vừa rồi tại Celta Vigo HLV Luis Enrique thường sử dụng chiến thuật không khác mấy tại Barca là 4-3-3. Vậy mùa giải này với một hàng công được đầu tư khá mạnh tay thì liệu 4-3-3 sẽ được nâng tầm.
Barca vẫn chưa có một bản hợp đồng nào cho vị trí trung vệ, thế nên tôi không đề cập về vấn đề phòng ngự ở sân nhà.
Hiện tại trong tay Luis Enrique ở tuyến tiền vệ gồm có: Iniesta, Rakitic, Busquets, Rafael Alcántara, Sergi Roberto và nhiều khả năng là Mascherano khi anh được trả lại vị trí sở trường; ngoài ra là Song khả năng cũng dễ ra đi mùa hè này. Trên hàng công là: Messi, Pedro, Suarez, Neymar, Deulofeu, và Afellay (dù rằng khả năng ra đi mùa hè này cũng khá cao).

Vấn đề đầu tiên: Nếu Barca vận hành theo 4-3-3 thì nhiều người nghĩ ngay đến hàng công là Neymar-Suarez-Messi, nhưng liệu nó sẽ ổn định và vận hành tốt trước tất cả đối thủ?

4_3_3.png

Với đội hình như trên thì sự vận hành của nó cũng không khác mấy so với mùa trước với hàng công Neymar-Messi-Sanchez. Nhưng vấn đề là sẽ trở nên phức tạp hơn và nhiều điều để bàn. Mùa trước hàng tiền vệ là Xavi, Iniesta và Busquets; họ có sự gắn kết khá hoàn hảo. Việc tấn công có sự kết hợp của số 8 và số 6 với hàng tiền đạo 3 người. Xavi đá thấp bao quát hơn, người tạo đột biến thường là Iniesta. Khi chuyển sang trạng thái phòng ngự thì Xavi hộ trợ nhiều hơn, Iniesta chỉ theo bắt kèm tự do và tầm hoạt động chủ yếu cánh trái. Bên cách phải, Sanchez chủ động theo người và anh rất năng nổ, giảm đi ít nhiều sức ép bên cánh của Alves đảm nhận. Neymar và Messi không có nhiều cách hộ trợ phòng ngự. Tổng quan thì sức ép mà Barca phải chịu đựng khi bị đối thủ tấn công thực sự là hai biên, ở giữa sân chúng ta dễ cướp bóng hơn và điều dễ nhận thấy là với một đối thủ chơi kĩ thuật tốt thì ta khó lấy bóng ngay phần sân đối phương do Barca không thể pressing toàn diện được khi mà những cầu thủ không đủ để theo bắt người.

Trở lại với đội hình dự đoán ở trên thì việc tấn công sẽ là ba mũi nhọn khá nguy hiểm nhưng tôi cũng không đề cập về yếu tố này mà tiếp tục với câu hỏi: Barca sẽ thủ ra sao nên đối phương tấn công? Tất nhiên là với hàng tiền vệ này thì cũng sẽ vận hành như cũ nhưng cánh phải của Barca sẽ bị sức ép lơn hơn bình thường. Một Alves dâng cao và không có hộ trợ bên biên đó thực sự là mối nguy lớn. Neymar và Messi là những cầu thủ chuyên tấn công, việc phòng ngự chỉ diễn "chút đỉnh" mà thôi, và thể lực là một vấn đề. Với Neymar thì một cầu thủ trẻ hơn khả năng lùi sâu bên biên cũng sẽ tốt hơn, dù sao việc anh lao về sân nhà bên cánh trái là một biện pháp cũng dễ tính đến. Còn Suarez anh sẽ chơi ra sao nếu được đặt như vị trí của Sanchez để lại. Cũng giống như bộ đôi Neymar-Messi vấn đề thể lực là yếu tố hàng đầu. Họ không theo người được ở bên biên. Suarez chơi cũng khá năng nổ nhưng vấn đề đó chỉ là ở trên hàng công thôi. Vậy là hàng công 3 người như trên sẽ khó có biện pháp phòng ngự từ xa.

Bài toán mà tôi ao ước nếu cả ba số 9-10-11 cùng ra sân mà vẫn đảm bảo được lối chơi cũng có thể giải đáp nhưng nó cũng sẽ có bất lợi.

4_3_1_2.png

Barca bây giờ giống với Argentina ở WC vừa rồi. Messi chơi thấp hộ công cho Neymar và Suarez. Hàng tiền vệ thấp hơn và sự giúp sức cho hàng công là không nhiều như 4-3-3. Vấn đề phòng ngự cũng dễ chấp nhận hơn. Nhưng ở Barca với chiến thuật này sẽ làm giảm khả năng sáng tạo lúc tấn công. Vì hàng tiền vệ 3 người sẽ di chuyển chủ yếu ở giữa sân ít xâm nhập vòng cấm, họ có vai trò đánh chặn nhiều hơn. Như chiến thuật này việc thay bộ ba tiền vệ cho phù hợp là Busquets-Mascherano-Rakitic.

Chiến thuật trên sẽ ít có khả thi vì Iniesta là yếu tố không thể thiếu của Barca. Nhưng nếu chơi với 2 trong 3 số cầu thủ Nam Mỹ trên hàng công thì ta cũng có thế áp dụng đội hình trên.

4_3_1_2(1).png

Cách vận hành như trên nhưng thay vì Messi chơi hộ công thì trám vào đó là Iniesta nhằm tận dụng khả năng tấn công của anh. Do đó tất nhiên ta chỉ có 2 cái tên Nam Mỹ cho vị trí tiền đạo. Hàng tiền vệ có khả năng thủ và điều phối bóng tốt. Sức ép phòng ngự dành cho hàng công là không nhiều.



Với đội hình 4-3-3 tôi xét nhiều vấn đề về khả năng phòng ngự, vậy làm sao để chúng ta vận hành tốt cả tấn công và đảm bảo cho việc phòng ngự một cách chắc chắn.
Đáp án là chúng ta chơi với 4-2-3-1 hoặc 4-4-2:

4_2_3_1.png

Không hẳn là một chiến thuật cứng nhắc thiên về phòng ngự khi dùng 4-2-3-1. Khi tấn công, Messi được hoạt động tự do phía sau Neymar (hoặc Suarez khi anh trở lại sau án treo của FIFA). Neymar sẽ đảm nhận trách nhiệm nhiều hơn và thu hút các trung vệ. Cũng có thể xét về mặt thể lực Neymar sẽ hoán đổi vị trí cho Messi và anh sẽ có nhiều đất diễn hơn. Iniesta sẽ vẫn đảm nhiệm cánh trái một cách thoải mái khi tấn công vì Busquet sẽ lắp chỗ của anh, chặn đánh khi bị mất bóng. Cánh phải Rakitic cũng sẽ là phương án tốt có thể cầm trịch và phối hợp với hộ công. Mascherano sẽ đánh chặn cuối cùng. Tất nhiên khả năng phòng ngự là ổn định hơn 4-3-3. Khi phòng ngự chúng ta dễ dàng chuyển sang 4-4-2 hoặc 4-3-1-2 với Busquets-Mascherano-Rakitic - Iniesta - Messi-Neymar. Rakitic có khả năng phòng ngự tốt hơn Iniesta rất nhiều, tầm hoạt động rộng hơn. Khả năng chuyền dài giữa sân của chúng ta cũng sẽ là phương án tấn công đột biến khi cần thiết với chân chuyền như Rakitic và Mascherano. Việc di chuyển ít của Messi và Neymar sẽ giúp cho họ tập trung ở tuyến trên.


Kết lại: yếu tố đặt ra trong bài là khả năng phòng ngự từ giữa sân khi đối chọi với một đối thủ mạnh, có khả năng phản công hoặc tấn công trực diện. Còn đối với các đối thủ dưới tầm thì để tận dụng tốt khả năng xuyên phá thì 4-3-3 là cách tốt nhất và Barca có thể chơi nhuần nhuyễn hơn hết. Nhưng để đảm bảo hơn cho khả năng cướp bóng chặn bóng từ sân đối phương thì khó để bộ ba Nam Mỹ cùng chơi trên sân. Yếu tố thể lực là khá quan trọng nếu Barca muốn cướp bóng nhanh từ sân đối phương. Do đó Rafinha là nhân tố phù hợp để đảm nhận một trong hai cánh trên hàng tiền đạo 3 người.
 
Sửa lần cuối:

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Mình nghĩ Barca vẫn chơi với đội hình 4-3-3 như mùa trước thôi. Rakitic thay Xavi, Suarez thay Sanchez. Messi đá giữa nhưng sẽ di chuyển rộng kéo trung vệ đối phương để Neymar và Suarez ập vào. 3 tiền đạo sẽ hoán đổi vị trí nhiều hơn. Hy vọng sau 1 mùa giải thì Messi và Neymar sẽ tìm được nhiều tiếng nói chung hơn và Suarez hoà nhập nhanh với lối chơi chung của đội. Quan trọng là vị trí trung vệ còn lại và việc Alves có ra đi hay không thôi.
 

pan

Barça B
Đầu quân
18/2/12
Bài viết
553
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
30
Nơi ở
pleiku, bất tận phố núi
Barça đồng
0
Barcelona cần sự cân bằng hơn nữa.

Alves trong lần trả lời phỏng vấn gần đây đã xác nhận sẽ sang Anh thi đấu vào năm sau. Với người hâm mộ đặc biệt là đa số các cule thì nó giống như một gánh nặng được gỡ bỏ (khi đọc các bài viết trên facebook và trong chính diễn đàn). Vậy Barcelona đã đúng nếu như để Alves rời CLB?

Tôi nghĩ chính CLB đã tính toán cho mỗi kế hoạch mua bán. Họ có thể thất bại từ các quyết định từ cách đây mấy tháng có thể là cả năm chứ không phải là sự vơ nắm lộn xộn các cái tên trên kì chuyển nhượng. Đó là kế hoạch, bán Alves sẽ là tất yếu. Dù thực tế để chứng kiến cảnh Alves chia tay CLB tại Camp Nou với những tràn pháo tay trên khán đài với một món quà kỉ niệm và Alves rơi nước mắt trong "ngày vui" của tất cả mọi người khi nó chưa diễn ra, nhưng ta có thể xét xem của việc đúng hay sai khi để anh rời CLB. Hay chính xác hơn là Barcelona đã chơi như thế nào với một nhân tố như Alves trong thời gian anh gắn bó CLB.

daniel-alves-and-lionel-messi-in-barca-2014.jpg


- Alves người kiến tạo cho Messi nhiều nhất trong số các bàn thắng của La Pulga.
- Anh là một trong những cầu thủ có nhiều kinh nghiệm nhất trên các mặt trận cho Barca là người có ảnh hưởng trong phòng thay đồ với tính cách vui vẻ.
- Tất nhiên tôi cũng không thể quên một yếu tố giờ đây ít khi HLV nào dám sử dụng vị trí mới cho Alves đó là tiền đạo cánh chơi cạnh Messi trong trận siêu kinh điển mùa 2009-2010 trên sân Bernabeu (Barca thắng 2-0).

Bao nhiêu điểm nhấn vừa kể trên và những gì chúng ta chứng kiến anh thi đầu hàng tuần cùng CLB đã cho thấy sức ảnh hưởng lớn thế nào của Alves. Bạn bỏ ra một số tiền hợp lý đưa chiếc xe hằng mong ước ấy vận hành theo ý mình và thực sự nó đã hoạt động tốt và hơn thế nữa, nó giống như vật tri kỉ của bạn vậy. Đi đâu bạn cũng muốn dùng nó thay vì một chiếc xe mới hơn. Alves như một của báu trong lịch sử Barcelona vậy. Chúng ta không thể phủ nhận nó.

Nhưng chính sự gắn bó bền chặt đó mà lối chơi của Barcelona đã gần như dựa trên sức mạnh với một cánh tấn công của Alves và thiếu đi sự cân bằng cần thiết. Khi Barcelona không còn quá hiệu quả với lối chơi cũ thì bóng vẫn theo biên phải với Alves và Messi. Alves là cầu thủ đa năng nhưng phong độ của anh đang xuống. Nhưng cũng chẳng có một cầu thủ đủ tố chất chơi cạnh Messi. Đó thực sự là điều trớ trêu. Chúng ta biết Alves chơi như thế nào trong hai mùa gần đây, nhưng bóng luôn hướng ra cánh tấn công của Alves. Dường như là sự bất biến, HLV nào cũng luôn tìm cách phát huy điểm sáng của Alves, tấn công bên biên phải. Tất nhiên cường độ ở cánh đối diện cũng tăng lên khá nhiều với sự xuất hiện của Alba nhưng khi bế tắc thì Alves vẫn sẽ gánh các đường chuyền từ giữa sân.
Không ai có thể thay thế Alves ngay lúc này, dù anh không còn hay như trước. Chính điểm ăn ý giữa Messi và Alves đã giữ cho Barcelona duy trì kiểu chơi đó từ rất lâu.

Daniel+Alves+Barcelona+v+Athletic+Bilbao+La+R8kXnDkq4MQl.jpg


Như vậy, chính Alves đã làm cho gã khổng lồ bị lệch một bên cánh. Nó như vòng luẩn quẩn vậy, Alves không ai thay thì anh được đá, khi có mặt trên sân thì Alves tấn công nhiều là điều tất yếu. Khi Alves ngồi dự bị thì Barcelona lại tấn công thiếu đi sức sống.
Vậy Barcelona nên giữ anh hay sẽ bán? Những người thành công thì luôn dám thay đổi, dám loại bỏ phương thức đã cũ để tìm ra một cách giải quyết mới. Vậy tại sao chúng ta phải ngầng ngại thay thế Alves. Nhưng thờ điểm thay thế anh sẽ là lúc nào mà thôi.

"Thời điểm" mà tôi muốn đề cập chính là khoảng thời gian Barcelona cần tìm cho mình sự cân bằng. Có hai ý tưởng mà tôi đề cập tới để xác định "thời điểm" đó là yếu tố con người và chiến thuật mới.

Nếu Alves chơi ăn ý với Messi tại sao chúng ta lại không tạo ra các cặp bài trùng khác khi họ chơi cùng cánh. Tôi đề cập tới Alba và Neymar, khoảng thời gian tuy không dài nhưng hiện giờ những đường lên bóng của cánh trái cũng trở nên ổn định hơn nhưng chúng ta phải chấp nhận khi dâng quá cao thì khoảng trống đằng sau là một điểm yếu. Khi Neymar di chuyển nhiều và tự do hơn thì Iniesta cũng là một đối tượng "ghép đôi" khá ăn ý với Alba. Như cái cách Alves chơi cùng Messi thì thời gian cũng cần để bộ đôi Neymar - Alba hợp ý hơn. Trong khoảng thời gian mà chúng ta tạo ra sức ép nhiều hơn từ cánh trái thì chính là lúc mà Lucho cần cho các cái tên mới ở vị trí hậu vệ phải được chinh chiến. Montoya và Douglas cần được chơi nhiều hơn, họ không phải là những ngôi sao đang sáng, vì thế hãy cho họ chơi bóng chấp nhận sự tiến bộ mà hai cầu thủ này đem lại là nhanh hay chậm. Họ càng ngồi lâu trên băng ghế dư bị thì Alves càng khó ra đi, điều tồi tệ hơn là khi Alves đi trước "thời điểm" thì gần như chúng ta chưa có một sự chuẩn bị tốt cho hậu vệ phải. Sự cân bằng càng khó thực hiện.

Cách trên chỉ là một biện pháp tương tự cho phong cách tấn công cũ, và nó cần quá nhiều thời gian và sự tăng trưởng của các cầu thủ khác. Bạn cũng chẳng thể ngồi đó phàn nàn về một Alba thủ kém, Pique chậm chạp hay ai đó đá tệ dưới mức. Chúng ta với những con người đó, họ có cho mình những khả năng tiềm ẩn cần được phát huy. Bạn không thể thay cả đội hình, chúng ta còn không được chuyển nhượng. Vậy còn cách nào khác ngoài việc tự thân vận động tự thay đổi. Lucho là HLV là người gần các cầu thủ nhất, tôi ngồi đây cũng chẳng hiểu được gì về các cầu thủ vậy nên tôi luôn tôn trọng các quyết định của người cầm nắm CLB này. Tôi cũng có cho mình cái ý tưởng về chiến thuật mới thay vì cần quá nhiều thời gian cho một bộ đôi ăn ý nào đó.

Barcelona sẽ chơi với Busquets và Mascherano ở giữa sân. Tất nhiên bộ đôi trung vệ sẽ là Pique và Mathieu.

310.png


Lúc tấn công, Busquets sẽ "đóng vai" như Xavi nhưng cầm trịch mở bóng nhanh và chủ yếu là thu hồi bóng lệch biên trái. Rakitic vẫn là yếu tố quan trọng khi Alves lên tham gia tấn công, đảm bảo sự ổn định hơn. Iniesta sẽ di chuyển tự do bên trái, có thể hoán đổi cho Neymar để cầu thủ Brazil tạo các pha bóng đột biến. Messi cũng sẽ tự do nhận bóng nhiều hơn, anh cũng có thể lùi sâu để Rakitic và Alves có thêm khoảng trống. Với đội hình này các hậu vệ biên không cần quá dâng cao như thường lệ, nhiệm vụ đơn giản hơn và Montoya hay Douglas sẽ dễ dàng chơi được.

Khi phòng ngự chính Mascherano sẽ chơi thay Busquets có thể tạo nên bộ ba trung vệ, Pique có thể di chuyển lệch phải bọc lót cho Alves khi anh đã dâng quá cao, chưa kể cánh này Rakitic sẽ lùi sâu đánh chặn ở khu vực này. Busquets được chia sẽ gánh nặng và bọc lót như cái cách mà Rakitic đảm nhận. Alba sẽ có thời gian rút về khi lên cao.


Trên đây là những gì mà ý tưởng cá nhân muốn đề cập, tôi muốn sự cân bằng và tốt hơn hết là sự thay đổi tích cực cho một kế hoạch dài lâu cho một cuộc sống không Alves tại Barcelona. Sự cân bằng ở cả hai biên, trong phòng ngự lẫn tấn công, điều mà người hâm mộ luôn muốn được chứng kiến ở Barcelona lúc này.
 

Sandro

Treo giò
Đầu quân
9/11/08
Bài viết
847
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
93
Barça đồng
0
Alves là một hậu vệ thích cầm bóng, khoái tổ chức tấn công. Một trận đấu của Barca thời gian bóng tập trung ở bên cánh của Alves rất nhiều, toàn là những pha bật nhả rất mất thời gian và phí bóng, đếch bao giờ tự dẫn quả bóng lên được. Và kết thúc chỉ là những quả tạt có tính chất ngoại giao. Càng đá càng đi vào lối mòn.
Nên loại đi, đến Xavi còn phải thay thế khi cần thiết thì Alves không phải là bài toán khó. Thay bằng Montoya cũng được, đằng nào cũng bị cấm chuyển nhượng 2 mùa, không còn lựa chọn nào khác ngoài đặt niềm tin.
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top